Cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn của DN năm 2017 2019

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Phú Hưng trên thị trường Hà Nội (Trang 30 - 32)

ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017 Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2018/2017 PT của KH 1.304.664.520 1.949.968.000 1873872947 -645303480 -33.09 4.060844 4.06 Phải thu NH khác 3.227.502.172 11.894.411.669 11070506722 -8.666.909.497 -72,87 823904947 7.44 Tổng 4.532.166.692 13.844.379.669 12944379669 -9312212977 -67.2635 900000000 6.95

Qua bảng 2.10 ta thấy các khoản phải thu ngắn hạn trong 2018 tăng nhẹ cụ thể năm 2018 chỉ tiêu PT khách hàng tăng 4.060844 đồng tương ứng 4.06% đến năm 2019 thì giảm mạnh từ 13.844.379.669 VNĐ xuống còn 4.532.166.692 VNĐ tương ứng với mức giảm 9.312.212.977 VNĐ (67,26%). Như vậy, cơ cấu vốn ngắn hạn dành cho các đối tượng khác chiếm dụng của doanh nghiệp giảm. Trong đó:

Phải thu của khách hàng giảm từ 1.949.968.000 VNĐ xuống còn 1.304.664.520 VNĐ với tỷ lệ giảm 33,09%. Đây là phần vốn DN bị chiếm dụng nên việc giảm phải thu của khách hàng là một tín hiệu tốt cho thấy chính sách thu hồi nợ của DN đang đem lại hiệu quả, bộ phận theo dõi thu hồi đôn đốc và quản lý nợ đã thực hiện sát sao nhiệm vụ, làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình. Hơn nữa với tình hình thị trường hiện nay thì việc giảm được nguồn vốn bị chiếm dụng sẽ giúp cho DN giảm được chi phí sử dụng vốn, đẩy nhanh vốn vào hoạt động sản xuất. Bên cạnh công tác thu hồi những khoản nợ bị chiếm dụng q lâu thì DN cũng tiến hành chính sách tín dụng thương mại đối với khách hàng có uy tín, tiềm lực tài chính tốt hoặc có sự tăng trưởng trong tương lai khả quan làm cho tỷ trọng khoản mục phải thu của khách hàng tăng. Điều đó là phù hợp đối với một doanh nghiệp sản xuất trong bối cảnh áp lực

cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt khi tình hình bất động sản hiện nay vẫn chưa thốt khỏi tình thế “đóng băng”, các cơng ty xây dựng bất động sản không hứng với các dự án xây dựng mới, nhiều cơng trình, hạng mục bị bỏ dở giữa chừng; dẫn đến viêc tiêu thụ sản phẩm ở các khu kinh tế trọng điểm như Hà Nội gặp nhiều khó khăn hơn. Tuy nhiên DN cũng cần tránh bị chiếm dụng vốn quá lâu gây ứ đọng vốn dẫn đến nguy cơ mất vốn trong khâu này, DN cần sát sao đẩy mạnh công tác theo dõi các khoản nợ và lập kế hoạch đôn đốc nợ chi tiết, cụ thể.

Nhận thấy, các khoản phải thu ngắn hạn khác dù giảm mạnh về cuối năm (giảm 8.666.909.497 VNĐ ứng với tỷ lệ giảm 72,87%) nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nợ phải thu ở cả hai thời điểm cuối năm (71,21%) và đầu năm (85,92%). Một số dự án khai thác nguyên vật liệu của DN để sản xuất gạch và một số khoản chi cho hoạt động sự nghiệp khơng được cấp có thẩm quyền phê duyệt nay phải thu hồi. DN cũng đã nỗ lực cố gắng thu hồi lại những khoản tạm ứng cho công nhân viên song khoản này vẫn bị chiếm dụng quá lớn. Có thể thấy, trong vài năm gần đây, các khoản phải thu khác luôn lớn hơn rất nhiều so với khoản mục phải thu của khách hàng cả về lượng lẫn tỷ trọng, làm cho vốn của DN bị chiếm dụng lớn và không hợp lý. DN cần phải có biện pháp cụ thể để thu hồi các khỏan nợ này đặc biệt là khoản tạm ứng của cơng nhân viên. Vì các khoản nợ phải thu này khơng sinh lời, làm giảm tốc độ quay vịng của vốn. Cơ cấu nợ phải thu như trên, doanh nghiệp cần phải cân nhắc lại và phân bổ cho hợp lý hơn.

Bảng 2.11: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý nợ phải thu giai đoạn 2017- 2019

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017

Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Các khoản PT bình quân VNĐ 9.188.273.181 11.906.489.946 10.906.763.74 6 -2.718.216.765 -22,83 2. DT bán hàng VNĐ 55.600.460.80 0 52.406.634.02 3 50.766.634.18 3 3.193.826.777 6,09 3.Vòng quay các khoản PT vòng 6,05 4,4 4,2 1,65 37,48

4. Kỳ thu tiền TB ngày 59,49 81,79 78,87 -22,3 -27,26

Qua bảng 2.11 ta thấy tính đến thời điểm 31/12/2017 vịng quay các khoản phải thu đạt 4,2 vòng và tại thời điểm 31/12/2019, vòng quay các khoản phải thu đạt 6,05 vòng; năm 2018 là 4,40 vòng. Như vậy so với năm 2018 thì vịng quay các khoản phải thu tăng 1,65 vịng tương ứng với tăng 37,48% dẫn đến kỳ thu tiền trung bình giảm khoảng 22 ngày (giảm 27,26%). Như vậy khả năng thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn có biến chuyển tích cực, khả năng thu hồi khoản vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp tăng so với năm trước. Nguyên nhân làm giảm kỳ thu tiền trung bình là do số

dư bình quân các khoản phải thu năm 2019 giảm 2.718.216.765 VNĐ (22,83%) trong khi doanh thu thuần bình quân lại lớn và có xu hướng tăng (tăng 3.193.826.777 VNĐ ). Nhờ có cơng tác bán hàng tốt và việc được lựa chọn là nhà cung cấp nguyên vật liệu đối với các dự án mở rộng khắp miền Bắc đã góp phần làm tăng doanh thu của doanh nghiệp trong năm vừa qua. Bất kỳ một doanh nghiệp nào, việc tồn tại các khoản phải thu là điều đương nhiên; đây là phần vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng. Do vậy việc giảm được kỳ thu tiền trung bình trong đã ghi nhận nỗ lực của doanh nghiệp trong quản lý vốn của mình, rút ngắn thời gian vốn bị chiếm dụng góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Thơng qua những phân tích trên, ta có thể đánh giá, tình hình quản lý nợ phải thu tại DN là khá tốt và hợp lý. DN nên cố gắng duy trì và phát huy.

2.2.1.4 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Phú Hưng trên thị trường Hà Nội (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w