Các hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Phú Hưng trên thị trường Hà Nội (Trang 26)

(ĐVT: lần)

Chỉ tiêu 31/12/2019 31/12/2018 31/12/2017 Chênh lệch 2019/2017

1. HS thanh toán hiện thời 0,7554 1,2173 1,4187 -0,462

2. HS thanh toán nhanh 0,2597 0,7697 0,9754 -0,51

3. HS thanh toán tức thời 0,0066 0,0148 0,0198 -0,0082

Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018

4. HS thanh toán lãi vay 1,0571 1,1696 1,2765 -0,1124 Qua bảng 2.6 nhận thấy khả năng thanh toán của DN vẫn chưa được cải thiện. Tất cả các hệ số phản ánh khả năng thanh tốn đều <1 và có xu hướng giảm về cuối năm, duy chỉ có hệ số thanh tốn lãi vay là >1 nhưng vẫn ở mức thấp.

Khả năng thanh toán hiện thời ở thời điểm đầu năm là 1,2173 (>1) nhưng cuối năm là 0,7554 (<1), vốn lưu chuyển âm ở thời điểm cuối năm. Điều này cho thấy một phần tài sản ngắn hạn được tài trợ hoàn toàn từ nguồn vay nợ ngắn hạn. Tình hình tài trợ như vậy khá mạo hiểm. Nếu có sự cố bất thường dẫn đến khơng vay được ngắn hạn thì doanh nghiệp sẽ khơng có vốn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, gây gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt trong những năm gần đây, các ngân hàng đang chủ trương siết chặt tín dụng làm cho doanh nghiệp gặp vơ vàn khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn; thậm chí có vay được thì lại phải chịu 1 chi phí rất cao. Với kết cấu tài sản như vậy, doanh nghiệp đã không đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, rủi ro tài chính lớn.

Khả năng thanh tốn nhanh giảm 0,4620 lần từ 0,7696 đầu năm xuống còn 0,2597 vào cuối năm 2020. Các TSLĐ trước khi mang đi thanh toán cho chủ nợ đều phải chuyển đổi thành tiền mà trong TSLĐ gồm vật tư, hàng hóa tồn kho chưa thể chuyển đổi ngay thành tiền nên hệ số khả năng thanh tốn nhanh của cơng ty là thước đo khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn khơng tính đến việc bán vật tư hàng hóa. Do đặc thù kinh doanh của loại hình doanh nghiệp nên hệ số khả năng thanh tốn nhanh của cơng ty tương đối thấp nhưng xét cho cùng đó cũng là hợp lý vì lượng TSLĐ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của Cơng ty.

Khả năng thanh tốn tức thời của DN chỉ đạt 0,0066 và lại có xu hướng giảm. Khả năng đáp ứng nhu cầu chi tiêu của DN ở mức thấp. Việc dự trữ ít tiền và các khoản tương đương tiền sẽ ảnh hưởng rất lớn trong vấn đề thanh toán các khoản nợ đến hạn, làm tăng nguy cơ xuất hiện nợ quá hạn hay nó đồng nghĩa với vấn đề DN phải chịu một lãi suất phạt lớn hơn nhiều, kéo theo sự giảm sút uy tín trong kinh doanh; trên thương trường muốn tồn tại thì uy tín là điều tối quan trọng. Dù cho các khoản nợ của DN đều chưa đến hạn thanh toán tuy nhiên hệ số này thấp là lời cảnh báo tiềm ẩn rủi ro tài chính đối với DN. Vì vậy, trong thời gian tới DN cần phải chú ý để bổ sung thêm khoản mục này nhằm giúp cho cơng tác thanh tốn nghĩa vụ nợ được tốt hơn

So với năm 2018, hệ số khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp giảm (0,1124) nhưng vẫn >1, lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra trong kỳ có khả năng đảm bảo chi trả cho chi phí lãi vay phát sinh nghĩa là doanh nghiệp làm ăn có lãi nhưng ở mức độ thấp bởi hệ số này không lớn hơn 1 là bao nhiêu. Sự tác động của chính sách huy động nợ từ bên ngồi đã khiến cho hệ số thanh tốn lãi vay giảm, làm gia tăng gánh nặng nợ, đẩy chi phí sử dụng vốn lên cao. Doanh nghiệp cần xem xét lại mức độ sử dụng địn bẩy tài chính của mình, cân đối với hiệu quả hoạt động và mức sinh lời thấp hiện tại để có chính sách phù hợp.

Nhìn chung, khả năng thanh tốn của DN cịn thấp và vẫn chưa được đảm bảo.

2.2.1.2 Tình hình quản lý hàng tồn kho

Đối với hàng tồn kho dự trữ tài sản lưu động là nhu cầu thường xuyên đối với các đơn vị kinh doanh nhưng dự trữ ở mức nào là hợp lý đó mới là quan trọng . Nguồn dự trữ lớn sẽ làm cho vốn tăng lên, hàng hố ứ đọng, dư thừa ... gây khó khăn trong kinh doanh. Nếu dự trữ thấp sẽ gây thiếu hụt, tắc ngẽn trong khâu sản xuất. Vì vậy, dự trữ tài sản lưu động phải điều hoà sao cho vừa đảm bảo yêu cầu kinh doanh được tiến hành liên tục, vừa đảm bảo tính tiết kiệm vốn, tránh tình trạng dư thừa, ứ đọng lãng phí.

Bảng 2.7 Tình hình quản lý hàng tồn kho tại công ty ĐVT:VNĐ Chỉ tiêu 31/12/2019 31/12/2018 31/12/2017 Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2018/2017 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1.HM đang đi đường - - - - - - - 2. NVL tồn kho 4.752.654.000 3.051.687.380 2.876.927.387 1.700.966.620 55,74 174759993 6.07 3. CC-DC trong kho 265.000.000 252.312.311 241.928.612 12.687.689 5,03 10383699 4.29 4. CPSX KDDD - - - - - - - 5. TP tồn kho - - - - - - - - Hàng hóa 3.858.845.180 5.108.687.380 4863981630 -1.249.842.200 -24,47 244705750 5.03 - Hàng gửi đi bán - - - - TỔNG CỘNG 8.878.499.180 8.412.392.409 7.982.837.629 466.106.771 5,54 429554780 5.38

Sơ đồ 2.8: Tình hình quản lý hàng tồn kho

Qua bảng 2.7 ta thấy ở thời điểm 31/12/2018 hàng tồn kho chỉ chiếm 36,28% nhưng đến thời điểm 31/12/2020 thì tỷ lệ này càng tăng và chiếm tới 53,53% dù cho giá trị hàng tồn kho khơng có sự biến động nhiều. Nhìn vào bảng chi tiết hàng tồn kho thì ngun nhân chính làm cho hàng tồn kho tăng là do khoản mục nguyên vật liệu tồn kho và công cụ dụng cụ trong kho tăng nhiều hơn so với sự giảm của hàng hóa.

Nguyên vật liệu tồn kho cuối năm là 4.752.654.000 VNĐ chiếm 53,53% cơ cấu hàng tồn kho, tăng 1.700.966.620 VNĐ so với đầu năm với tỷ lệ tăng 55,74% đồng thời tỷ trọng nguyên vật liệu tồn kho trong cơ cấu hàng tồn kho cuối năm tăng. Đối với

những nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp là đất sét, củi khơ, đá,... thì tình hình nền kinh tế sẽ khơng có sự tác động lớn đến giá cả của chúng. Tuy nhiên đối với các nguyên liệu khí đốt như than thì lại khác. Thời gian qua, giá than có sự biến động lớn trong 9 tháng đầu năm 2019, liên tục có xu hướng tăng và đỉnh điểm lên tới 40%; dù cho vào những tháng cuối năm thì đã ổn định hơn nhưng chưa có tín hiệu chắc chắn là sẽ ổn định lâu dài. Nắm bắt được tình hình đó nên DN đã chủ động dự trữ một lượng lớn nguyên vật liệu; một mặt để phục vụ cho hoạt động sản xuất trong năm mặt khác phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của năm tới, đồng thời hạn chế sự biến động giá của nguyên vật liệu này. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần thường xuyên theo dõi mức độ dự trữ nguyên vật liệu, tránh dự trữ quá mức gây ứ đọng vốn, tăng chi phí lưu kho, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.

Hàng hóa cuối năm có xu hướng giảm hơn 1,2 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 24,47%. Đó là dấu hiệu khả quan trong công tác bán hàng, là nỗ lực của doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm. Và thực tế cũng cho thấy doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp năm 2019 tăng so với năm 2018.

Bảng 2.9: Các chỉ tiêu về hàng tồn kho của doanh nghiệp năm 2017- 2019Chỉ tiêu ĐVT 2019 2018 2017 So sánh 2019/2017Số tiền Tỷ lệ Chỉ tiêu ĐVT 2019 2018 2017 So sánh 2019/2017Số tiền Tỷ lệ 1. GVHB VNĐ 38.486.983.643 43.301.746.055 41.301.746.973 -4.814.762.412 -11,12 2. HTK bình quân VNĐ 8.644.445.795 8.510.314.205 8.310.314.766 134.131.590 1,58 3. Số vòng quay HTK Vòng 4,45 5,09 4,89 -0,64 -12,5 4. Số ngày một vòng quay HTK Ngày 80,86 70,75 70,66 10,11 14,28

Nguồn: Phịng tài chính- kế tốn cơng ty

Qua bảng 2.9 bảng số liệu tổng hợp các chỉ tiêu về hàng tồn kho trên ta có thể rút ra được một vài nhận xét như sau:

Thời điểm 31/12/2017 số vòng tồn kho là 4,89 vòng đến thời điểm 31/12/ 2019 số vòng quay hàng tồn kho là 4,45 vòng giảm 0,64 vòng so với năm 2018 tương ứng với tỷ lệ giảm 12,50%. Hàng tồn kho tăng (1,58%) bên cạnh giá vốn hàng bán giảm với tốc độ lớn hơn (11,12%) là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm của vòng quay hàng tồn kho.

Giá vốn hàng bán giảm một phần do doanh nghiệp kiểm sốt được chi phí đầu vào tốt hơn từ đó thúc đẩy tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, và thực tế doanh thu tiêu thụ năm 2019 đã tăng (6,09%) so với năm 2018.

Số vòng quay hàng tồn kho giảm từ 5,09 vòng xuống còn 4,45 vòng tương ứng với mức giảm 12,50% làm cho số ngày một vòng quay hàng tồn kho kéo dài hơn 10 ngày, cho thấy biểu hiện của việc quản lý hàng tồn kho năm nay kém hơn so với năm trước, một lượng vốn bị ứ đọng dưới dạng hàng tồn kho làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần rà sốt, theo dõi một cách chi tiết, bảo quản tốt lượng hàng tồn trong kho. Những nguyên vật liệu hay hàng hóa gần hết thời hạn sử dụng hoặc đã bị hao mịn thì doanh nghiệp nên thanh lý, nhượng bán nhằm giảm gánh nặng cho chi phí lưu kho, chi phí bảo quản kho, đồng thời có thể tăng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.2.1.3 Tình hình quản lý các khoản phải thu ngắn hạn

Bảng 2.10: Cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn của DN năm 2017- 2019

ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017 Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2018/2017 PT của KH 1.304.664.520 1.949.968.000 1873872947 -645303480 -33.09 4.060844 4.06 Phải thu NH khác 3.227.502.172 11.894.411.669 11070506722 -8.666.909.497 -72,87 823904947 7.44 Tổng 4.532.166.692 13.844.379.669 12944379669 -9312212977 -67.2635 900000000 6.95

Qua bảng 2.10 ta thấy các khoản phải thu ngắn hạn trong 2018 tăng nhẹ cụ thể năm 2018 chỉ tiêu PT khách hàng tăng 4.060844 đồng tương ứng 4.06% đến năm 2019 thì giảm mạnh từ 13.844.379.669 VNĐ xuống còn 4.532.166.692 VNĐ tương ứng với mức giảm 9.312.212.977 VNĐ (67,26%). Như vậy, cơ cấu vốn ngắn hạn dành cho các đối tượng khác chiếm dụng của doanh nghiệp giảm. Trong đó:

Phải thu của khách hàng giảm từ 1.949.968.000 VNĐ xuống còn 1.304.664.520 VNĐ với tỷ lệ giảm 33,09%. Đây là phần vốn DN bị chiếm dụng nên việc giảm phải thu của khách hàng là một tín hiệu tốt cho thấy chính sách thu hồi nợ của DN đang đem lại hiệu quả, bộ phận theo dõi thu hồi đôn đốc và quản lý nợ đã thực hiện sát sao nhiệm vụ, làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình. Hơn nữa với tình hình thị trường hiện nay thì việc giảm được nguồn vốn bị chiếm dụng sẽ giúp cho DN giảm được chi phí sử dụng vốn, đẩy nhanh vốn vào hoạt động sản xuất. Bên cạnh công tác thu hồi những khoản nợ bị chiếm dụng q lâu thì DN cũng tiến hành chính sách tín dụng thương mại đối với khách hàng có uy tín, tiềm lực tài chính tốt hoặc có sự tăng trưởng trong tương lai khả quan làm cho tỷ trọng khoản mục phải thu của khách hàng tăng. Điều đó là phù hợp đối với một doanh nghiệp sản xuất trong bối cảnh áp lực

cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt khi tình hình bất động sản hiện nay vẫn chưa thốt khỏi tình thế “đóng băng”, các công ty xây dựng bất động sản không hứng với các dự án xây dựng mới, nhiều cơng trình, hạng mục bị bỏ dở giữa chừng; dẫn đến viêc tiêu thụ sản phẩm ở các khu kinh tế trọng điểm như Hà Nội gặp nhiều khó khăn hơn. Tuy nhiên DN cũng cần tránh bị chiếm dụng vốn quá lâu gây ứ đọng vốn dẫn đến nguy cơ mất vốn trong khâu này, DN cần sát sao đẩy mạnh công tác theo dõi các khoản nợ và lập kế hoạch đôn đốc nợ chi tiết, cụ thể.

Nhận thấy, các khoản phải thu ngắn hạn khác dù giảm mạnh về cuối năm (giảm 8.666.909.497 VNĐ ứng với tỷ lệ giảm 72,87%) nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nợ phải thu ở cả hai thời điểm cuối năm (71,21%) và đầu năm (85,92%). Một số dự án khai thác nguyên vật liệu của DN để sản xuất gạch và một số khoản chi cho hoạt động sự nghiệp khơng được cấp có thẩm quyền phê duyệt nay phải thu hồi. DN cũng đã nỗ lực cố gắng thu hồi lại những khoản tạm ứng cho công nhân viên song khoản này vẫn bị chiếm dụng quá lớn. Có thể thấy, trong vài năm gần đây, các khoản phải thu khác luôn lớn hơn rất nhiều so với khoản mục phải thu của khách hàng cả về lượng lẫn tỷ trọng, làm cho vốn của DN bị chiếm dụng lớn và khơng hợp lý. DN cần phải có biện pháp cụ thể để thu hồi các khỏan nợ này đặc biệt là khoản tạm ứng của cơng nhân viên. Vì các khoản nợ phải thu này không sinh lời, làm giảm tốc độ quay vòng của vốn. Cơ cấu nợ phải thu như trên, doanh nghiệp cần phải cân nhắc lại và phân bổ cho hợp lý hơn.

Bảng 2.11: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý nợ phải thu giai đoạn 2017- 2019

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017

Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Các khoản PT bình quân VNĐ 9.188.273.181 11.906.489.946 10.906.763.74 6 -2.718.216.765 -22,83 2. DT bán hàng VNĐ 55.600.460.80 0 52.406.634.02 3 50.766.634.18 3 3.193.826.777 6,09 3.Vòng quay các khoản PT vòng 6,05 4,4 4,2 1,65 37,48

4. Kỳ thu tiền TB ngày 59,49 81,79 78,87 -22,3 -27,26

Qua bảng 2.11 ta thấy tính đến thời điểm 31/12/2017 vịng quay các khoản phải thu đạt 4,2 vòng và tại thời điểm 31/12/2019, vòng quay các khoản phải thu đạt 6,05 vòng; năm 2018 là 4,40 vòng. Như vậy so với năm 2018 thì vịng quay các khoản phải thu tăng 1,65 vòng tương ứng với tăng 37,48% dẫn đến kỳ thu tiền trung bình giảm khoảng 22 ngày (giảm 27,26%). Như vậy khả năng thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn có biến chuyển tích cực, khả năng thu hồi khoản vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp tăng so với năm trước. Nguyên nhân làm giảm kỳ thu tiền trung bình là do số

dư bình quân các khoản phải thu năm 2019 giảm 2.718.216.765 VNĐ (22,83%) trong khi doanh thu thuần bình quân lại lớn và có xu hướng tăng (tăng 3.193.826.777 VNĐ ). Nhờ có cơng tác bán hàng tốt và việc được lựa chọn là nhà cung cấp nguyên vật liệu đối với các dự án mở rộng khắp miền Bắc đã góp phần làm tăng doanh thu của doanh nghiệp trong năm vừa qua. Bất kỳ một doanh nghiệp nào, việc tồn tại các khoản phải thu là điều đương nhiên; đây là phần vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng. Do vậy việc giảm được kỳ thu tiền trung bình trong đã ghi nhận nỗ lực của doanh nghiệp trong quản lý vốn của mình, rút ngắn thời gian vốn bị chiếm dụng góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Thơng qua những phân tích trên, ta có thể đánh giá, tình hình quản lý nợ phải thu tại DN là khá tốt và hợp lý. DN nên cố gắng duy trì và phát huy.

2.2.1.4 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Bảng 2.12: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ

Chỉ tiêu ĐVT 31/12/ 2019 31/12/ 2018 31/12/2017 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ 1. VLĐ bình quân VNĐ 18.203.422.042 20.850.756.347 18.766.634.183 -2.647.334.305 -12,70 2. DTTBH và CCDV VNĐ 55.600.460.800 52.406.634.023 50.766.634.183 3.193.826.777 6,09 3. Số vòng quay VLĐ Vòng 3,05 2,51 2,12 0,54 21,52 4. Kỳ luân chuyển VLĐ Ngày 117,86 143,23 134,76 -25,37 -17,71 5. Hàm lượng VLĐ Lần 0,3274 0,3979 0,3127 -0,0705 -17,71

Qua bảng 2.12 ta thấy với năm 2018, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của DN đã được cải thiện đáng kể, giúp DN gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Số vòng quay vốn lưu động năm 2019 là 3,05 vòng tăng 0,54 vòng so với năm 2018. Nguyên nhân chính là do trong năm 2019 doanh thu thuần bán hàng và cung cấp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Phú Hưng trên thị trường Hà Nội (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w