Thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Phú Hưng trên thị trường Hà Nội (Trang 33 - 39)

5. Kết cấu Khóa luận tốt nghiệp

2.2 Thực trạng và hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư

2.2.2. Thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty

2.2.2.1. Thực trạng sử dụng vốn cố định

Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, do vậy ta có thể xem xét, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của DN thông qua xem xét, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định.

Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xây dựng, năm 2019, VCĐ của DN đạt 49.353.974.632 VNĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng NV (78,49%). So sánh với năm 2018 thì VCĐ đã tăng 15.340.308.140 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 45,10% . Nguyên nhân dẫn đến sự biến động của VCĐ trong năm vừa qua là bởi doanh nghiệp đã chú trọng gia tăng đầu tư vào tài sản cố định hữu hình, đồng thời giảm các khoản đầu tư vào tài sản dài hạn khác và giảm chi phí xây dựng cơ bản.

Để biết được cơ cấu VCĐ như trên có được đánh giá là hiệu quả hay khơng, trước hết ta đi phân tích tình hình sử dụng VCĐ của doanh nghiệp.

Bảng 2.13: Tình hình sử dụng VCĐ của DN giai đoạn 2017- 2019

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017 Chênh lệch 2019/2017 B. TSDH 49.353.974.632 34.013.666.492 32.013.678.873 15.340.308.140 45,10 I. TSCĐ HH 48.609.911.632 33.244.395.492 30.983.873.011 15.365.516.140 46,22 1. Nguyên giá 56.210.737.643 31.035.000.793 29.938.937.763 25.175.736.850 81,12 2. Giá trị HMLK -7.600.826.011 -4.691.366.520 500.768.836 -2.909.459.491 62,02 3. CPXD CB - 6.900.761.219 544166412 -6.900.761.219 100 IV.TSDH khác 744.063.000 769.271.000 1029805862 -25.208.000 -3,28 1. Phải thu DH 744.063.000 769.271.000 1029805862 -25.208.000 -3,28 Qua bảng 2.13 ta thấy TSCĐ hữu hình năm 2017 đạt 32.013.678.873 đồng và đến năm 2019 đạt 49.353.974.632VNĐ chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong cơ cấu TSDH (98,49%) và có xu hướng tăng so với năm 2018 (tăng 15.365.516.140 tương ứng với tỷ lệ tăng 45,10%). Trong năm 2018, doanh nghiệp đã hoàn thành đầu tư dự án lị nung gạch mới theo quy trình cơng nghệ của Trung Quốc EVA500 (cơng suất lịng xi lanh 500) nhằm tăng hiệu quả sản xuất, đồng thời xây dựng thêm 1 số văn phịng làm việc cho cơng nhân viên. Chính điều này đã đẩy chi phí xây dựng cơ bản cuối năm giảm hoàn toàn so với đầu năm.

Chỉ tiêu TSDH khác năm 2019 đạt 744.063.000 VNĐ . Khi so sánh với thời điểm năm 2018, khoản mục này đã giảm 25.208.000 VNĐ tương ứng với tỷ lệ giảm 3,28%. Trong đó TSDH khác của DN đều là các khoản phải thu dài hạn khác. Mặc dù khoản mục này chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu TSDH (1,51%) nhưng cũng không thể chủ quan mà bỏ qua. Việc giảm các khoản phải thu dài hạn đã giúp cho doanh nghiệp giảm được số vốn bị chiếm dụng trong khoảng thời gian dài, từ đó làm gia tăng vốn cho hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý để có cơng tác thu hồi nợ tốt, tránh mất vốn, thất thoát vốn. Một vấn đề nữa doanh nghiệp cũng cần phải chú ý đó là nguy cơ lớn xuất hiện khoản nợ phải thu khó địi trong khi hầu hết các năm vừa qua, doanh nghiệp khơng hề trích lập khoản mục này để phịng ngừa rủi ro. Xem xét

chi tiết có rất nhiều khoản nợ doanh nghiệp chưa thu được từ năm 2019 trở lại đây đặc biệt là từ các dự án cung cấp gạch cho khu vực Hà Nội. Bởi cú sốc của nền kinh tế, các cơng trình dự án trong lĩnh vực bất động sản hầu như bị chững lại, việc bán sản phẩm từ lĩnh vực này trở nên khó khăn hơn, do vậy các nhà thầu cũng khó khăn trong vấn đề trả nợ cho DN.

Như vậy, việc doanh nghiệp tăng đầu tư cho tài sản cố định mà đặc biệt là máy móc thiết bị, cơng trình nhà xưởng cho thấy quy mơ sản xuất kinh doanh tăng, năng lực sản xuất kinh doanh được cải thiện. Tài sản dài hạn được đầu tư chiếm tỷ trọng lớn phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên trong những năm tới, doanh nghiệp nên quan tâm đến giảm hơn nữa các khoản phải thu dài hạn. Công tác quản trị công nợ, thu hồi nợ luôn đảm bảo, tránh rủi ro mất vốn trong các khâu, đẩy nhanh vòng quay vốn cho hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có biện pháp trích lập dự phịng tránh bị động khi xảy ra tình huống xấu.

Với đặc thù ngành nghề kinh doanh là sản xuất gạch đặc nên DN không chú trọng đầu tư vào các loại tài sản cố định vơ hình, đây là lý do chỉ tiêu này hồn tồn khơng có trong đầu tư tài sản dài hạn của doanh nghiệp.

Hiểu rõ hơn về thực trạng quản lý và sử dụng vốn cố định tại doanh nghiệp, ta sẽ đi sâu tìm hiểu về tình hình trang bị, mua sắm tài sản cố định và tình hình khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp trong năm qua.

Tình hình trang bị, mua sắm TSCĐ:

Bảng 2.14: Tình hình trang bị TSCĐ của doanh nghiệp

ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu 31/12/2019 31/12/2018 31/12/ 2017 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. TSCĐHH 48.609.911.632 100 33.244.395.49 2 100 32.365.516.14 0 100 * Nhà cửa, vật kiến trúc 24.863.446.25 5 51,15 15.828.068.93 4 47,61 14.035.377.32 1 57,08 - Nguyên giá 27.324.715.89 3 109,9 0 17.412.067.43 7 110,01 16.912.648.45 6 56,93 - Giá trị hao mòn lũy kế -2.641.269.683 -10,62 -1.583.998.503 -10,01 -1.457.271.180 66,75

* Máy móc thiết bị 7.902.772.058 16,26 4.043.710.503 12,16 3.859.061.555 95,43 - Nguyên giá 8.815.610.167 111,55 4.486.353.592 110,95 3.329.256.575 96,50 -Giá trị hao mòn lũy kế -912.838.109 -11,55 -442.643.089 -10,95 -470.195.020 106,22

*Phương tiện vận tải truyền

dẫn 2.439.016.238 5,02 1.166.812.487 3,51 1.172.203.751 109,03

-Nguyên giá 3.065.186.145 125,6

7 1.693.080.690

145,1

0 1.572.105.455 81,04 -Giá trị hao mòn lũy kế -626.169.907 -25,67 -526.268.203 -45,10 -99.901.704 18,98

*TSCĐHH khác 13.404.677.08 1 27,58 11.299.949.761 33,99 2.104.727.320 18,63 -Nguyên giá 17.005.225.43 8 126,86 13.443.499.07 4 118,97 3.561.726.364 26,49 - Giá trị hao mòn lũy kế -3.600.548.357 -26,86 -2.143.549.313 -18,97 -1.456.999.044 67,97

Nguồn: Phòng tài chính- kế tốn cơng ty

Qua bảng 2.14 ta thấy tất cả các chỉ tiêu thuộc TSCĐ hữu hình đều có xu hướng tăng từ năm 2017- 2019 nhưng tăng mạnh trong năm 2019 cả về nguyên giá và giá trị còn lại. Cụ thể như sau:

Đầu tư xây dựng nhà cửa, vật kiến trúc trong năm tăng 9.912.648.456 VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 56,93%. Hao mòn lũy kế cũng tăng trong năm nhưng với số tiền nhỏ hơn nhiều do vậy làm cho giá trị còn lại của nhà xưởng, vật kiến trúc tăng mạnh về cuối năm (đạt 24.863.446.255 VNĐ , tăng 9.035.377.321 VNĐ hay tăng 57,08%). Chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu TSCĐ hữu hình (51,15%). Với mục đích khích lệ tinh thần của cơng nhân viên đồng thời giảm sự căng thẳng trong quá trình làm việc, ban lãnh đạo của doanh nghiệp đã quyết định xây dựng 1 số dự án về khu giải trí cho người lao động, bên cạnh việc hồn thành xây kho bãi và văn phịng làm việc. Từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả trong công việc, thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiêp.

Ngoài ra, doanh nghiệp chủ động đầu tư thêm một số máy móc thiết bị mới với trị giá mua là 5.642.498.575 VNĐ đồng thời thanh lý thiết bị cũ đã hen gỉ với trị giá

313.242.000 VNĐ làm cho tổng nguyên giá ở thời điểm cuối năm lên đến 8.815.610.167 VNĐ ; tăng 96,50% so với đầu năm. Sự hao mịn là điều khơng thể tránh khỏi và điều này làm giảm giá trị của TSCĐ, khiến cho cuối năm máy móc thiết bị có giá trị còn lại khoảng gần 8 tỷ đồng, vẫn lớn hơn nhiều so với đầu năm (4.329.256.575 VNĐ tương ứng với mức tăng 95,43%). Hơn nữa, doanh nghiệp đã mua thêm 2 xe tải cỡ lớn với tổng giá trị 1.594.545.455 VNĐ để phục vụ cho cơng tác bán hàng, vận chuyển hàng hóa làm cho nguyên giá khoản mục phương tiện vận tải truyền dẫn có xu hướng tăng trong năm (81,04%). Nhờ vậy giá trị còn lại của các phương tiện này vẫn khá lớn.

Doanh nghiệp gia tăng đầu tư mua sắm mới một số thiết bị phục vụ cho công tác quản lý, đặc biệt là nâng cấp hệ thống máy tính, trang bị máy tính cá nhân cho ban lãnh đạo và mua thêm một số máy in cho phịng kế tốn và phịng kinh doanh, đồng thời tiến hành thanh lý các thiết bị, dụng cụ đã lỗi thời, hết thời gian khấu hao và khơng cịn giá trị sử dụng nữa giúp doanh nghiệp thu hồi được một phần số vốn tồn đọng để tái đầu tư TSCĐ, tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Như vậy, có thể nói cơ cấu TSCĐ của doanh nghiệp đang dùng cho sản xuất kinh doanh là khá hợp lý. DN cần có biện pháp để bảo dưỡng, duy trì các tài sản này nhằm gia tăng thời gian sử dụng hữu ích và khai thác triệt để năng suất hoạt động của chúng.

Tình hình khấu hao TSCĐ:

Khấu hao tài sản cố định là một yếu tố có liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn cố định. Việc trích đúng, đủ mức khấu hao theo Quy định về công tác khấu hao sẽ góp phần phản ánh đúng thực chất hiệu quả sử dụng vốn cố định.

- Về phương pháp tính và trích khấu hao TSCĐ:

Hiện nay DN đang áp dụng phương pháp khấu hao nhanh. - Về thời gian khấu hao:

Thời gian khấu hao được doanh nghiệp xác định dựa trên thông tư 45/2013/TT- BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính, cụ thể là:

Loại tài sản Thời gian KH (năm)

 Nhà cửa, vật kiến trúc 25-50

 Máy móc thiết bị 7-15

 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 6- 10

 Tài sản cố định khác 4-8

Để phản ánh đầy đủ hơn năng lực hoạt động của tài sản cố định, ta đi xem xét mức độ hao mòn và giá trị còn lại của các loại tài sản cố định hữu hình.

Tổng giá trị cịn lại của tài sản cố định là 48.609.911.632 VNĐ chiếm 86,48% tổng nguyên giá của tài sản cố định. Như vậy, xét về mặt bình quân, phần lớn TSCĐ của doanh nghiệp vẫn cịn tốt, có thể sử dụng được % giá trị cịn lại lớn. Vì vậy, DN cần chú ý theo dõi, kiểm tra thường xuyên các tài sản cố định, tránh gấy thất thốt, ứ đọng vốn. Đồng thời có các biện pháp duy tu, bảo dưỡng nhằm gia tăng thời gian sử dụng hữu ích của chúng.

2.2.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Bảng 2.15: Đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ

Chỉ tiêu ĐVT 31/12/ 20219 31/12/2018 31/12/2017

1. Doanh thu thuần VNĐ 55.600.460.800 52.406.634.023 51.193.826.777 2.VCĐ bình quân VNĐ 41.683.820.562 33.393.814.892 28.290.005.670 3. NG TSCĐ bình quân VNĐ 43.622.869.218 31.064.238.944 32.558.630.275

4.Hiệu suất sử dụng VCĐ lần 1,3339 1,5694 1,45

5.Hiệu suất sử dụng TSCĐ lần 1,2746 1,6870 1,5

6. Hàm lượng VCĐ lần 0,7497 0,6372 0,11

Qua bảng số liệu trên nhận thấy, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp năm 2018 cao hơn so với năm 2017 tuy nhiên năm 2019 chỉ tiêu này thấp hơn hẳn so với năm 2018. Cụ thể như sau

Hiệu suất sử dụng VCĐ giảm 0,2355 tức là so với năm 2018 thì cứ một đồng VCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra ít hơn 0,2355 đồng doanh thu thuần so với năm 2019. Dẫn đến hệ số hàm lượng vốn cố định tăng lên 0,7497 (17,65%). Hiệu suất sử dụng tài sản cố định cũng giảm 0,4125 lần tương ứng với tỷ lệ giảm 24,45%. Hệ số này cho biết 1 đồng tài sản cố định trong kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Như vậy so với năm 2018 thì tài sản cố định đưa vào sản xuất đã không phát huy được hiệu quả kinh doanh, doanh thu tạo ra từ tài sản này giảm.

Nguyên nhân khiến các hệ số đo lường hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm là do doanh thu thuần và vốn cố định bình quân đều tăng ở năm 2019 nhưng doanh thu thuần có tốc độ tăng (6,09%) nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn cố định bình quân (24,82%). Như đã đề cập ở những phần trước, vốn cố định của doanh nghiệp tăng xuất phát từ việc doanh nghiệp đã tăng cường huy động vốn lớn thậm chí là dùng cả nguồn vay ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn đặc biệt là đầu tư vào nhà xưởng, văn phịng làm việc, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất. Tuy nhiên có thể thấy việc gia tăng đầu tư vào tài sản này chưa thật sự đem lại hiệu quả mong muốn. Đánh giá một

cách khách quan thì đây đang là giai đoạn đầu của việc đầu tư mới do vậy, các tài sản chưa phát huy được cơng dụng của nó cũng là điều dễ hiểu và có thể chấp nhận được. Về lâu dài, doanh nghiệp có thể có những biện pháp tích cực để khai thác hiệu năng hoạt động từ tài sản cố định này, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần gia tăng lợi nhuận sau thuế.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Phú Hưng trên thị trường Hà Nội (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w