Qua bảng 2.7 ta thấy ở thời điểm 31/12/2018 hàng tồn kho chỉ chiếm 36,28% nhưng đến thời điểm 31/12/2020 thì tỷ lệ này càng tăng và chiếm tới 53,53% dù cho giá trị hàng tồn kho khơng có sự biến động nhiều. Nhìn vào bảng chi tiết hàng tồn kho thì ngun nhân chính làm cho hàng tồn kho tăng là do khoản mục nguyên vật liệu tồn kho và công cụ dụng cụ trong kho tăng nhiều hơn so với sự giảm của hàng hóa.
Nguyên vật liệu tồn kho cuối năm là 4.752.654.000 VNĐ chiếm 53,53% cơ cấu hàng tồn kho, tăng 1.700.966.620 VNĐ so với đầu năm với tỷ lệ tăng 55,74% đồng thời tỷ trọng nguyên vật liệu tồn kho trong cơ cấu hàng tồn kho cuối năm tăng. Đối với
những nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp là đất sét, củi khơ, đá,... thì tình hình nền kinh tế sẽ khơng có sự tác động lớn đến giá cả của chúng. Tuy nhiên đối với các nguyên liệu khí đốt như than thì lại khác. Thời gian qua, giá than có sự biến động lớn trong 9 tháng đầu năm 2019, liên tục có xu hướng tăng và đỉnh điểm lên tới 40%; dù cho vào những tháng cuối năm thì đã ổn định hơn nhưng chưa có tín hiệu chắc chắn là sẽ ổn định lâu dài. Nắm bắt được tình hình đó nên DN đã chủ động dự trữ một lượng lớn nguyên vật liệu; một mặt để phục vụ cho hoạt động sản xuất trong năm mặt khác phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của năm tới, đồng thời hạn chế sự biến động giá của nguyên vật liệu này. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần thường xuyên theo dõi mức độ dự trữ nguyên vật liệu, tránh dự trữ quá mức gây ứ đọng vốn, tăng chi phí lưu kho, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.
Hàng hóa cuối năm có xu hướng giảm hơn 1,2 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 24,47%. Đó là dấu hiệu khả quan trong công tác bán hàng, là nỗ lực của doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm. Và thực tế cũng cho thấy doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp năm 2019 tăng so với năm 2018.
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu về hàng tồn kho của doanh nghiệp năm 2017- 2019Chỉ tiêu ĐVT 2019 2018 2017 So sánh 2019/2017Số tiền Tỷ lệ