GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long (Trang 55 - 60)

2.3.3 .3Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn cho vay

3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU

DÙNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH VĨNH LONG

3.2.1 Cần có chính sách cụ thể về cho vay tiêu dùng

Khi Ngân hàng đã có định hướng phát triển về CVTD thì cần phải xây dựng một chính sách cụ thể, có hiệu quả, chính sách này phải sát với thực tế và phù hợp với điều kiện của chi nhánh.

Chi nhánh cần mở rộng hơn nữa đối tượng vay vốn, ngoài các đối tượng là CBCNV của các doanh nghiệp, cơng ty,… là những người có thu nhập ổn định, chi nhánh cũng nên hướng tới những khách hàng tiềm năng khác như những người hoạt động ở các cơ quan đồn thể, những người thuộc diện chính sách để khơng ngừng nâng cao đời sống cho người dân.

đầu tư thích hợp, loại bỏ những dự án kém hiệu quả thường có nợ quá hạn cao, mở rộng đầu tư các dự án nằm trong mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, phù hợp với quy chế cho vay của NH.

Đối với hình thức cho vay khơng có TSĐB thì rủi ro rất cao vì nếu khách hàng khơng trả được nợ thì Ngân hàng khơng có TSĐB để xử lý. Để giải quyết khó khăn này, chi nhánh nên xem xét phát triển cho vay qua người đại diện, giải pháp này được đưa ra trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi các bên (Ngân hàng - người đại diện – người vay), cũng như việc phối hợp chặt chẽ giữa các bên trong quá trình thẩm định, xét duyệt cho vay, giải ngân, thu nợ.

Chi nhánh cần đề ra mục tiêu cho mình cũng như dịng sản phẩm CVTD nào sẽ là chủ đạo để có thể tập trung triển khai một cách hiệu quả nhất.

Đa dạng hóa sự lựa chọn cho khách hàng bằng nhiều phương thức cho vay, nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng khác nhau. Đơn giản hóa thủ tục cho vay bằng cách giảm thiểu các thủ tục rườm rà, không cần thiết.

Áp dụng chính sách lãi suất phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội trong từng thời điểm nhất định. Đảm bảo quyền lợi chung cho cả ngân hàng và khách hàng. Đồng thời phù hợp với mặt bằng chung về lãi suất của các NHTM khác trên địa bàn. Hiện nay KH gặp nhiều khó khăn như cây trồng, vật ni bị chết, mất mùa làm ảnh hưởng đến nguồn thu nhập, từ đó mất khả năng trả nợ cho ngân hàng, Ngân hàng sẽ gặp khó khăn, địi hỏi đề ra những chính sách biện pháp cụ thể như: giảm lãi suất, kéo dài thêm thời gian trả nợ cho khách hàng,…

Phối hợp tích cực với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trong công tác thu hồi nợ, phát mãi tài sản khi khách hàng vay khơng cịn khả năng trả nợ

3.2.2 Hồn thiện quy trình cho vay

Quy trình CVTD là bản hướng dẫn về trình tự tổ chức thực hiện các nội dung cơ bản và tổng quát nhất, dựa trên kết quả nghiên cứu nhằm mục đích giúp cho quá trình vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng cho vay, góp phần đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của khách hàng.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, quy trình CVTD của chi nhánh Vĩnh Long chưa được tuân thủ một cách nghiêm túc, thận trọng. Chẳng hạn như một số khoản vay chưa được thu thập thông tin đầy đủ, xác thực nhưng vẫn được phê duyệt. Hay

như việc nhiều CVTD thẩm định, đánh giá TSĐB qua loa, đại khái, thiếu sự tham khảo giá cả thị trường......Bên cạnh đó, q trình giám sát, thu nợ sau khi giải ngân bị buông lỏng.

Bên cạnh đó, chi nhánh Vĩnh Long đã xây dựng được qui trình CVTD tương đối chặt chẽ và đầy đủ. Mọi cơng đoạn đều có sự phân quyền giữa các vị trí và sự hướng dẫn, quy định riêng nhằm tính nhất quán, hạn chế rủi ro. Do đó, các bộ phận liên quan cần duy trì thực hiện đúng vị trí được phân cơng nhằm đảm bảo tính độc lập, khơng bị trùng lẫn nhau.

3.2.3 Đa dạng hóa phương thức cho vay

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, Ngân hàng tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ vay tiêu dùng mới có tính năng, tiện ích cao đối với khách hàng như: Xây dựng nhà cửa, mua sắm trang thiết bị, chuyển nhượng giá trị quyền sử dụng đất,… Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình và chú trọng hơn cho các sản phẩm cho vay như: Sản phẩm cho vay du học, khám chữa bệnh, du lịch, thanh toán thuế thu nhập cá nhân vì các thị trường này rất rộng và có tiềm năng cần khai thác

3.2.4 Nâng cao hiệu quả của chính sách cho vay

Chính sách cho vay là văn bản ở cấp độ cao nhất trong hoạt động cho vay, trong đó quy định tất cả các vấn đề có liên quan đến hoạt động cho vay từ đối tượng khách hàng, phương pháp thẩm định, cách thức kiểm tra, kiểm sót,... cho đến giới hạn rủi ro trong hoạt động cho vay. Chính vì vậy, chính sách cho vay được coi như là kim chỉ nam định hướng các mục tiêu cơ bản trong hoạt động cho vay. Dựa trên những nguyên tắc đã được nghiên cứu kỹ càng, một chính sách hợp lí và hiệu quả sẽ giúp cho hoạt động cho vay phát triển theo hướng an tồn, hạn chế được nhiều rủi ro có thể xảy ra.

Với ý nghĩa quan trọng đó hệ thống chính sách CVTD của ngân hàng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long cần phải điều chỉnh sao cho phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện tại và dễ áp dụng. Đối với một số nguyên tắc đã cũ, khơng tương thích với những biến động thực tiễn của nghiệp vụ và các quy định, cần phải được sửa đổi, bổ sung. Sự thay đổi này được thực hiện trên dựa trên nguyên tắc đảm bảo cân

bằng giữa các mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, giữa khả năng tăng trưởng và sự an toàn cho ngân hàng.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh, bổ sung thường ban hành chậm hơn so với sự thay đổi của nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. Vì vậy, định kì, bộ phận chính sách cần lấy ý kiến tham khảo từ các bộ phận hoạt động trực tiếp để có những điều chỉnh thích hợp trong chính sách sao cho sát với thực tế và phù hợp với yêu cầu phục vụ khách hàng. Bên cạnh đó, chi nhánh cần thực hiện ban hành mới số qui chế mới duy nhất và hủy bỏ các quy định sửa đổi, bổ sung đi kèm để việc thực hiện được thống nhất, tránh những lỗi không tuân thủ do chưa cập nhật văn bản, dẫn đến những rủi ro trong hoạt động cho vay. Hệ thống hướng dẫn thực hiện các tác nghiệp đối với một sản phẩm cho vay cần chi tiết hơn, cụ thể hơn để làm cơ sở đánh giá, sửa đổi các sản phẩm cũng như quy định cho vay trong quá trình thực hiện, tạo điều kiện nghiên cứu, phát triển thêm các sản phẩm mới.

Ngoài ra, để đảm bảo chính sách được phổ biến rộng rãi, tuân thủ nghiêm túc, chi nhánh cần nâng cao việc tìm hiểu và nắm chắc các nội dung trong chính sách cho vay của CVTD và lãnh đạo các bộ phận liên quan đến nghiệp vụ bằng những bài kiểm tra kiến thức định kì

3.2.5 Đẩy mạnh hoạt động Makerting Ngân hàng

Trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay, hoạt động marketing với hàng loạt cơng việc như: Nghiên cứu, phân tích thị trường để phát hiện và thỏa mãn nhu cầu dân cư, dịch vụ, chăm sóc khách hàng,… là vơ cùng quan trọng trong việc khuếch trương tiện ích trong các dịch vụ của Ngân hàng.

Để hình ảnh của Ngân hàng và sản phẩm vay tiêu dùng cũng như các dịch vụ tiện ích hay chính sách ưu đãi của Ngân hàng được nhiều khách hàng biết đến, Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm dịch vụ Ngân hàng nói chung, cho vay tiêu dùng nói riêng đến với khách hàng nhiều hơn. Hình thức quảng cáo cần bắt mắt, ngắn gọn, dễ hiểu, nội dung đi sâu vào tiềm thức của mỗi người dân. Nội dung quảng cáo cần được thực hiện trên nhiều kênh thông tin khác nhau, phù hợp với phong tục tập quán của các vùng, miền và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau như trí thức, cơng nhân, nơng dân, doanh nhân; đa dạng hóa các kênh quảng cáo như: báo nói, báo hình, Internet, tờ rơi,

3.2.6 Tăng cường tính xác thực trong cơng tác thẩm định, đánh giá TSĐB

Hiện nay, hệ thống thông tin về khách hàng còn một vài hạn chế và chưa đủ độ tin cậy cao dẫn đến việc đánh giá chính xác năng lực tài chính của khách hàng chưa hiệu quả. Vì vậy, TSĐB được xem là một trong những biện pháp phòng ngừa rủi ro quan trọng trong trường hợp khách hàng khơng có khả năng trả nợ những khoản vay.

Hoạt động CVTD của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long chủ yếu là các khoản cho vay trung hạn có độ rủi ro cao vì giá trị lớn và thời gian vay vốn kéo dài do tình hình thu nhập của khách hàng trong dài hạn có nhiều rủi ro cho nên TSĐB càng đóng vai vai trị rất quan trọng.

3.2.7 Tăng cường giám sát công tác hoạt động sau cho vay

Kiểm sốt được quy trình cho vay tiêu dùng được giải ngân cho khách hàng hết sức quan trọng. Một mặt, nó giúp cho ngân hàng phát triển kịp thời những khoản vay sử dụng sai mục đích vay vốn. Từ đó thực hiện các biện pháp kiểm soát và điều chỉnh hoạt động sử dụng vốn vay của khách hàng, thậm chí có thể ngừng cung cấp dịch vụ và khởi kiện đòi lại vốn vốn vay nếu nghiêm trọng đảm bảo khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Mặt khác, hoạt động này cịn gíup ngân hàng xác định được việc các CVTD có tuân thủ nghiêm túc quy trình cho vay của khách hàng.

Bởi vậy cơng tác kiểm tra kiểm sốt sau khi CVTD cần được tiến hành thường xuyên để nắm bắt được hành vi của khách hàng, đảm bảo đồng vốn sẽ được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Việc giám sát thông qua xem xét các báo cáo cùng một số hóa đơn có liên quan sẽ rất khó phát hiện kịp thời các biến động xảy ra trong tình hình tài chính của khách hàng, đặc biệt là tính trung thực của các thông tin mà khách hàng nộp. Do đó, hoạt động giám sát khoản vay tiêu dùng trung và dài hạn cần được đẩy mạnh và thực hiện như sau:

Tổ chức q trình kiểm sốt cẩn thận, nghiêm túc để đảm bao tính khách quan chính sát trong việc đánh giá tất cả những đặt tính quan trong nhất của các khoản vay.

Tiến hành theo dõi định kỳ chất lượng và tình hình của TSĐB để đảm bảo nguồn thu nợ nếu khách hàng mất năng lực trả nợ

Thường xuyên đánh giá sự thay đổi trong tình hình tài chính của khách hàng, tăng cường cơng tác kiểm tra thực tế bên cạnh việc đói chiếu giấy tờ báo cáo.

Tiến hành kiểm soát theo dõi thường xuyên hơn với các khoản vay có vấn đề vì giá trị khoản vay tương đối lớn, rủi ro tìm ẩn trong những khoản vay này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, làm tổn thất đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp chặc chẽ giữa các bộ phận tính dụng , bộ phận quan hệ khách hàng và quản trị rủi ro để có thể kiểm tra sự biến động thực tế các nguồn thu nhập nắm bắt tình hình khách hàng kịp thời việc cập nhật bổ xung thơng tin diễn ra nhanh chóng, gia tăng tính chính sát trong theo dõi, đánh giá thơng tin...

Tất cả những hoạt động này phải được tiến hành thường xuyên dựa trên các quy định quy chế cho vay của chi nhánh và được báo cáo kịp thời với cấp lãnh đạo để có biện pháp quản lý trong trường hợp phát sinh rủi ro

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)