Giai đoạn thích nghi cây ngoài vườn ươm

Một phần của tài liệu VI NHÂN GIỐNG cây CÔNG NGHIỆP (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG

d.Giai đoạn thích nghi cây ngoài vườn ươm

Trước khi đưa cây vào sản xuất việc thích nghi cây trong vườn ươm để đảm bảo tỷ lệ sống cao, cây sinh trưởng và phát triển tốt là một khâu quan trọng. Nhằm hạn chế số lượng cây chết do môi trường thay đổi đột ngột, thời gian cho cây thích ứng thích hợp nhất là 2 - 3 ngày.

Trong thí nghiệm này cây mía in vitro có chiều cao từ 6 - 7 cm, có bộ lá xanh sinh trưởng tốt, được trồng trực tiếp trên các giá thể khác nhau, đặt trong nhà lưới có che và được che bớt 50% ánh sáng.

Qua bảng 2.10 cho thấy, các giá thể khác nhau thì tỷ lệ sống và trạng thái của cây là khác nhau. Trên giá thể đất cho tỷ lệ cây mía sống cao nhất đạt 83,3%. Trên giá thể đất + cát với tỷ lệ 1 : 1 và giá thể cát tỷ lệ sống đạt 70% - 73,3%, tuy nhiên cây sinh trưởng kém hơn, lá nhanh bị úa vàng. Do vậy giá thể tốt nhất để thích ứng cây ngồi vườm ươm là giá thể đất, cho tỷ lệ cây sống sót cao nhất, cây sinh trưởng khỏe mạnh.

Bảng 2.10: Ảnh hưởng của các loại giá thể đến tỉ lệ sống và sự sinh trưởng của cây mía tím Kim Tân ngồi vườn ươm

Ghi chú: +: Lá úa vàng nhanh, sinh trưởng kém; ++: lá có hiện tượng úa vàng; +++: lá xanh tốt, cây sinh trưởng khỏe.

2.2.2.4 Kết luận

Vật liệu khởi đầu phù hợp nhất cho nhân giống in vitro mía tím Kim Tân là mắt mầm.

Mơi trường thích hợp cho tái sinh chồi từ mắt mầm và đỉnh sinh trưởng là MS + 2 mg/l BA + 500 mg/l THT + 10% nước dừa + 30 g/l đường + 7 g/l agar. Môi trường này được sử dụng để tạo vật liệu khởi đầu trên hai loại vật liệu là mắt ngủ và đỉnh sinh trưởng của cây mía.

35

Mơi trường thích hợp cho nhân nhanh cụm chồi mía tím Kim Tân là MS + 0,5 mg/l BA + 30 g/l đường + 500 mg/l THT + 7,0 g/l agar cho hệ số nhân cụm chồi là 4,30 cụm chồi/mẫu/4 tuần và chiều cao trung bình chồi đạt 2,0 cm.

Mơi trường thích hợp cho nhân nhanh cụm chồi mía tím Kim Tân là MS + 0,5 mg/l BA + 0,5 mg/l Kinetin + 10% nước dừa + 500 mg/l THT + 30 g/l đường + 7,0 g/l agar. Môi trường này cho hệ số nhân chồi là 6,30 cụm chồi/mẫu/4 tuần và chiều cao trung bình chồi đạt 2,0 cm.

Trên nền mơi trường MS + 10% nước dừa + 30 g/l đường + 7,0 g/l agar + 500 mg/l THT bổ sung 0,75 mg/l BA và 0,5 mg/l IBA cho hệ số nhân chồi đạt cao nhất 8,56 chồi/mẫu, chiều cao trung bình chồi đạt 7,33 cm sau 4 tuần ni cấy.

Mơi trường thích hợp để tạo rễ cho chồi in vitro là nền môi trường MS + 500 mg/l THT + 30 g/l đường + 7 g/l agar có bổ sung 0,5 mg/l α-NAA cho tỷ lệ chồi tạo rễ đạt 100%, số rễ trung bình đạt 11,36 rễ/chồi, chiều dài rễ trung bình đạt 1,21 cm sau 4 tuần nuôi cấy.

Giá thể tiếp nhận cây mía in vitro là đất cho tỷ lệ sống sót của cây là 83,3% sau 2 tuần, cây sinh trưởng khỏe mạnh, bộ lá phát triển tốt.

36

2.2.3 Cây hồ tiêu

Tham khảo theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai và ctv (2019), đề tài “Xây dựng quy trình nhân giống cây hồ tiêu sạch bệnh bằng kỹ thuật nuối cấy mơ tế bào”. Tạp chí Khoa học Công Nghệ Nông Nghiệp Việt Nam – Số 3 (112/2020).

2.2.3.1 Vấn đề

Hiện nay, cây hồ tiêu được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp giâm hom từ cành thân hoặc cành lươn. Tuy nhiên, thực tế sản xuất cho thấy, việc nhân giống hồ tiêu bằng phương pháp truyền thống đã bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là khi có dịch bệnh bùng phát thì khả năng khống chế nguồn bệnh từ cây mẹ là rất khó, ảnh hưởng đến chất lượng cây giống. Do đó, để góp phần sản xuất hồ tiêu bền vững, năm 2018 - 2020, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây hồ tiêu nhằm xây dựng quy trình nhân giống cây hồ tiêu sạch bệnh đáp ứng yêu cầu sản xuất.

2.2.3.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu a. Vật liệu nghiên cứu a. Vật liệu nghiên cứu

Giống hồ tiêu Vĩnh Linh do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây hồ tiêu thuộc Viện khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên cung cấp.

Môi trường MS, chất điều hòa sinh trưởng (BA, IBA, IAA), nước dừa non, than hoạt tính.

b. Phương pháp nghiên cứu

Ảnh hưởng của Clorua thủy ngân và Nano bạc đến khả năng tạo mẫu sạch

Chồi ngọn của giống tiêu Vĩnh Linh được khử trùng bằng dung dịch thủy ngân clorua (HgCl2) và nanao bạc với các nồng độ khác nhau. Thời gian khử trùng: 10 phút đối với HgCl2 và 30 phút đối với Nano bạc. Thí nghiệm được bố trí hồn tồn ngẫu nhiên (CRD), 2 yếu tố, yếu tố 1 là clorua thủy ngân (0,1%; 0,2%) và yếu tố 2 là nano bạc (0%; 0,1%; 0,3%; 0,5%); gồm 8 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp 15 bình, mỗi bình cấy 1 mẫu. Mẫu chồi ngọn sau khi khử trùng được rửa lại bằng nước cất vô trùng, dùng dao mổ tách lấy đỉnh sinh trưởng và cấy lên môi trường MS (MuraShige and Skoog, 1962), agar 10 g/l, đường sacharose 30 g/l. Thời gian theo dõi: 60 ngày. Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ mẫu nhiễm (nhiễm nấm và nhiễm khuẩn) (%); Tỷ lệ mẫu sạch (%); Tỷ lệ mẫu sạch và sống (%).

37

Ảnh hưởng của BA và IBA đến khả năng bật chồi và phát sinh hình thái chồi của đỉnh sinh trưởng

Các đỉnh sinh trưởng sạch và sống (không bị nhiễm nấm và khuẩn, mẫu xanh) được cấy lên môi trường MS, bổ sung BA và IBA với các nồng độ khác nhau. Thí nghiệm được bố trí hồn tồn ngẫu nhiên (CRD), 2 yếu tố, yếu tố 1 là BA (1 mg/l; 2 mg/l) và yếu tố 2 là IBA (0 mg/l; 0,2 mg/l; 0,4 mg/l; 0,6 mg/l); gồm 8 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 15 bình, 3 lần lặp lại, mỗi bình cấy 1 mẫu. Thời gian theo dõi: 90 ngày. Chỉ tiêu theo dõi: Thời gian đỉnh sinh rưởng bật chồi (ngày); Tỷ lệ mẫu bật chồi (%); Chiều dài chồi (cm).

Ảnh hưởng của BA và nước dừa non đến khả năng nhân chồi của cây hồ tiêu trong điều kiện in vitro

Đốt thân và đốt ngọn của cây hồ tiêu in vitro được cấy lên môi trường MS bổ sung BA và nước dừa non với các nồng độ khác nhau. Thí nghiệm được bố trí hồn toàn ngẫu nhiên (CRD), 2 yếu tố, yếu tố 1 là BA (0,5 mg/l; 1,0 mg/l) và yếu tố 2 là nước dừa non (0 ml/l; 100 ml/l; 150 ml/l; 200 ml/l); gồm 8 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 5 bình, 3 lần lặp lại, mỗi bình cấy 5 mẫu. Thời gian theo dõi: 90 ngày. Chỉ tiêu theo dõi: Số chồi/mẫu (chồi); chiều dài chồi (cm); Số đốt/ chồi (đốt).

Ảnh hưởng của IAA và than hoạt tính đến khả năng ra rễ của cây hồ tiêu trong điều kiện in vitro (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chồi ngọn có 2 - 3 đốt tương đương với 2 - 3 lá của cây hồ tiêu in vitro được cấy lên môi trường MS bổ sung IAA với các nồng độ khác nhau kết hợp hoặc khơng kết hợp với than hoạt tính.Thí nghiệm được bố trí hồn tồn ngẫu nhiên (CRD), 2 yếu tố, yếu tố 1 là IAA có 3 nồng độ (0,2 mg/l; 0,4 mg/l; 0,6 mg/l) và yếu tố 2 là than hoạt tính có 2 nồng độ (0 g/l; 1 g/l); gồm 6 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 5 bình, 3 lần lặp lại, mỗi bình cấy 5 mẫu. Thời gian theo dõi: 60 ngày. Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ chồi ra rễ (%); Số rễ/chồi (rễ); Chiều dài rễ (cm).

c. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 12 năm 2019 tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.

38

2.2.3.3 Kết quả và thảo luận

Một phần của tài liệu VI NHÂN GIỐNG cây CÔNG NGHIỆP (Trang 39 - 43)