Giai đoạn nhân chồi mía in vitro

Một phần của tài liệu VI NHÂN GIỐNG cây CÔNG NGHIỆP (Trang 32 - 38)

CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG

b. Giai đoạn nhân chồi mía in vitro

Nghiên cứu ảnh hưởng của BA đến khả năng nhân nhanh chồi mía in vitro

BA là chất điều tiết sinh trưởng có tác dụng tích cực trong việc kích thích phân chia tế bào, kéo dài thời gian sinh trưởng của mô phân sinh và làm hạn chế sự già hóa của tế bào. Trong nhân giống in vitro, BA có vai trị đặc biệt quan

trọng trong việc kích thích sự hình thành chồi non, quyết định hệ số nhân và chất lượng chồi (Hoàng Minh Tấn et al., 2006).

28

Bảng 2.5: Ảnh hưởng của BA đến khả năng nhân nhanh chồi mía in vitro sau 4

tuần

Ghi chú: Nền môi trường: MS + 30 g/l succrose + 500 mg/l THT+ 7 g/l agar, pH = 5,8; +: cụm chồi nhỏ, thấp, lá xanh nhạt; ++: cụm chồi có chiều cao thấp hoặc trung bình, hệ số nhân chồi trung bình; +++: cụm chồi có chiều cao trung bình, các chồi khá mập, hệ số nhân chồi cao.

Qua kết quả thu được ở bảng 1 cho thấy: BA có tác dụng tích cực trong việc nhân nhanh mía tím Kim Tân trong ni cấy in vitro. Các công thức có bổ sung BA đều cho hệ số nhân đạt trên 2,3 cụm chồi/mẫu, cao hơn so với công thức đối chứng không bổ sung BA (2,0 cụm chồi/mẫu). Trong các cơng thức có bổ sung BA, hệ số nhân đạt cao nhất ở cơng thức có bổ sung 0,5 mg/l BA (4,3 cụm chồi/mẫu), sau đó giảm dần xuống ở cơng thức có bổ sung 0,75 - 1,0 mg/l BA tương ứng là 3,0 và 2,3 cụm chồi/mẫu. Các cụm chồi phát triển tốt, trong cụm chồi lại có những chồi đơn sinh trưởng mạnh, nhưng do phát triển thành cụm nên chiều cao trung bình khá thấp dao động từ 1,12 - 1,64 cm. Kết quả thu được có sự khác biệt đối với một số kết quả công bố trước đây cho rằng nồng độ BA cao thích hợp đối với nhân nhanh mía. Điển hình như cơng bố của nhóm tác giả Hà Thị Thúy et al. (2013) đã chỉ ra môi trường nhân nhanh tốt nhất của cây mía đó là MS bổ sung 1,5 mg/l BA cho hệ số nhân chồi là hơn 4 lần.

Như vậy, công thức cho hệ số nhân chồi cao nhất là công thức 3: MS + 0,5 mg/l BA + 30 g/l succrose + 500 mg/l THT + 7 g/l agar với hệ số nhân đạt 4,30 cụm chồi/mẫu, chiều cao trung bình cụm chồi là 1,64 cm.

Nghiên cứu ảnh hưởng của Kinetin đến khả năng nhân nhanh chồi mía in vitro

Bên cạnh BA, Kinetin cũng có ảnh hưởng tích cực đến khả năng nhân nhanh chồi của một số cây trồng. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của Kinetin đến sinh trưởng và hệ số nhân chồi lại có những đặc trưng riêng. Các cụm chồi được cấy

29

trên mơi trường có bổ sung Kinetin với nồng độ thay đổi từ 0 -1,0 mg/l. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 2.6.

Bảng 2.6: Ảnh hưởng của Kinetin đến khả năng nhân nhanh chồi mía in vitro sau 4 tuần

Ghi chú: Nền môi trường: MS + 30 g/l succrose +500 mg/l THT+ 7 g/l agar, pH = 5,8; +: cụm chồi nhỏ, thấp, lá xanh nhạt; ++: cụm chồi có chiều cao thấp hoặc trung bình, hệ số nhân chồi trung bình; +++: cụm chồi có chiều cao trung bình, các chồi khá mập, hệ số nhân chồi cao.

Qua kết quả thu được ở bảng 2 cho thấy: Tương tự như BA, Kinetin có tác dụng trong việc nhân nhanh mía ni cấy in vitro. Tuy nhiên, hệ số nhân khá

thấp, các chồi đơn lẻ trong cụm chồi có xu hướng phát triển mạnh về chiều cao và số lá. Trong các cơng thức thí nghiệm có bổ sung Kinetin, hệ số nhân đạt cao nhất (3,20 cụm chồi/mẫu) trên mơi trường có bổ sung 0,5 mg/l Kinetin. Khi nồng độ Kinetin tăng lên hệ số nhân của chồi và chiều cao chồi có xu hướng giảm. Như vậy, Kinetin có tác dụng nhân chồi mía Kim Tân ở nồng độ thấp (0,5 mg/l Kinetin).

Nghiên cứu ảnh hưởng của BA, Kinetin và nước dừa đến khả năng nhân nhanh chồi mía in vitro

Một số kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự kết hợp giữa BA, Kinetin và nước dừa rất thích hợp cho sự nhân nhanh chồi mía (Hà Thị Thúy et al., 2000).

Hơn nữa, BA và Kinetin ở nồng độ 0,5 mg/l thích hợp hơn đối với việc nhân nhanh giống mía tím Kim Tân. Trên cơ sở đó, các thí nghiệm về nước dừa được sử dụng trên nền mơi trường có bổ sung BA, Kinetin ở nồng độ 0,5 mg/l kết hợp với việc bổ sung nước dừa ở các nồng độ 0%; 5%; 10%; 15% nhằm xác định nồng độ nước dừa có hiệu quả nhất trong việc tăng hệ số nhân chồi, chất lượng chồi cũng như sự sinh trưởng cây mía in vitro. Thí nghiệm sau 4 tuần ni cấy được thể hiện ở bảng 2.7.

30

Bảng 2.7: Ảnh hưởng của nước dừa đến khả năng nhân nhanh chồi mía in vitro

sau 4 tuần

Ghi chú: Nền môi trường: MS + 30 g/l succrose + 500 mg/l THT + 7 g/l agar, pH = 5,8; +: cụm chồi nhỏ, thấp, lá xanh nhạt; ++: cụm chồi có chiều cao thấp hoặc trung bình, hệ số nhân chồi trung bình; +++: cụm chồi có chiều cao trung bình, các chồi khá mập, hệ số nhân chồi cao.

Kết quả cho thấy rằng sự kết hợp giữa BA, Kinetin và nước dừa có ảnh hưởng đến sự nhân nhanh của chồi mía tím Kim Tân. Hệ số nhân chồi cũng như chiều cao và chất lượng chồi tăng lên đáng kể khi kết hợp giữa BA, Kinetin và nước dừa. Ở tất cả các cơng thức có bổ sung nước dừa hệ số nhân chồi và chiều cao chồi đều cao hơn so với đối chứng. Hệ số nhân chồi đạt cao nhất 6,30 cụm chồi/mẫu ở nồng độ nước dừa 10%. Tại nồng độ nước dừa này các cụm chồi có chiều cao trung bình xanh, mập, chất lượng chồi tốt. Ở nồng độ nước dừa 15% hệ số nhân chồi, chiều cao chồi đều giảm. Điều này chứng tỏ việc nồng độ nước dừa cao bổ sung vào môi trường ni cấy khơng thích hợp cho việc nhân chồi ở mía tím Kim Tân.

Hình 2.6: Chồi mía in vitro trên mơi trường có bổ sung nước dừa sau 4 tuần Như vậy, công thức nhân cụm chồi tốt nhất là: MS + 0,5 mg/l BA + 0,5 mg/l Như vậy, công thức nhân cụm chồi tốt nhất là: MS + 0,5 mg/l BA + 0,5 mg/l Kinetin + 10% nước dừa + 500 mg/l THT + 30 g/l đường + 7 g/l agar.

31

Nghiên cứu ảnh hưởng của BA và IBA đến khả năng nhân nhanh chồi mía in vitro

Trong giai đoạn nhân cụm chồi, hệ số nhân thu được ở các thí nghiệm khá cao, tuy nhiên các chồi chỉ có chiều cao trung bình dao động trong khoảng 2 cm. Với chiều cao chồi thấp không đáp ứng được tiêu chuẩn của cây khi bố trí thí nghiệm ra rễ tạo cây hồn chỉnh. Trên cơ sở đó, các cụm chồi này tiếp tục được sử dụng để bố trí thí nghiệm nhằm tăng hệ số nhân và chất lượng chồi.

Trong thí nghiệm này, các cụm chồi gồm 2 - 3 chồi đơn, chiều cao trung bình từ 2 - 3 cm được sử dụng để bố trí thí nghiệm tăng hệ số nhân và chất lượng chồi. Trong thí nghiệm này nồng độ BA từ 0,25 - 0,75 mg/l kết hợp với nồng độ IBA từ 0,1 - 0,3 mg/l đã được sử dụng. Kết quả sau 4 tuần nuôi cấy được thể hiện ở bảng 4.

Bảng 2.8: Ảnh hưởng của BA và IBA đến khả năng nhân nhanh chồi mía in vitro

Ghi chú: Nền môi trường: MS + 30 g/l succrose + 500 mg/l THT + 10% nước dừa + 7 g/l agar, pH = 5,8; +: cụm chồi nhỏ, thấp, lá xanh nhạt; ++: cụm chồi có chiều cao thấp hoặc trung bình, hệ số nhân chồi trung bình; +++: cụm chồi có chiều cao trung bình, các chồi khá mập, hệ số nhân chồi cao.

32

Qua bảng 2.8 cho thấy việc bổ sung BA và IBA có ảnh hưởng tốt đến khả năng nhân nhanh chồi mía in vitro, hệ số nhân chồi cũng như chiều cao chồi tăng lên đáng kể, cụ thể là:

Khi kết hợp BA với IBA (ở nồng độ 0,1 mg/l) thì HSN chồi tăng khi tăng nồng độ BA. Nồng độ BA ở mức 0,25 - 0,5 mg/l cho HSN chồi thấp hơn công thức đối chứng là 6,19 chồi/mẫu, tuy nhiên mức độ chênh lệch không lớn. Khi tang nồng độ BA lên 0,75 mg/l thì HSN chồi đạt giá trị cao nhất 8,56 chồi/mẫu, chiều cao chồi đạt 7,33 cm, các chồi mập, cao, lá xanh tốt. Khi kết hợp BA với tăng nồng độ IBA lên 0,2 mg/l thì HSN chồi giảm, dao động từ 4,89 - 6,89 chồi/mẫu. Khi kết hợp BA với 0,3 mg/l IBA thì HSN chồi ở tất cả các công thức đã giảm đi đáng kể. Điều này chứng tỏ nồng độ IBA càng cao thì càng ức chế khả năng nhân nhanh chồi mía tím in vitro.

Vậy việc kết hợp giữa BA và IBA là có tác động tới khả năng nhân nhanh chồi mía in vitro. Mơi trường nhân nhanh tối ưu nhất là: MS + 0,75 mg/l BA +

0,1 mg/l IBA + 10% nước dừa + 500 mg/l THT + 30 g/l đường + 7 g/l agar cho HSN chồi 8,56 chồi/mẫu, chiều cao chồi đạt 7,33 cm chồi/mẫu, chất lượng chồi tốt, bộ lá xanh tốt (Hình 2.7).

33

Một phần của tài liệu VI NHÂN GIỐNG cây CÔNG NGHIỆP (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)