Khả năng ra rễ của cây hồ tiêu in vitro trên các môi trường nuôi cấy

Một phần của tài liệu VI NHÂN GIỐNG cây CÔNG NGHIỆP (Trang 48 - 54)

(a)MS + IAA (0,2 mg/l); (b): MS + IAA (0,4 mg/l); (c): MS + IAA (0,6 mg/l); (d): MS + IAA (0,2 mg/l + 1 g/l than hoạt tính); (e): MS + IAA (0,4 mg/l + 1 g/l than hoạt tính); (f): MS + IAA (0,6 mg/l + 1 g/l than hoạt tính).

2.2.3.4 Kết luận

Sự kết hợp giữa chất khử trùng Nano bạc (0,3%, thời gian khử trùng 30 phút) và HgCl2 (0,2%, thời gian khử trùng 10 phút) cho tỷ lệ tạo mẫu sạch và sống cao nhất (68,40%).

Tỷ lệ mẫu bật chồi đạt cao nhất (86,67%) sau 3 tháng nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung chất kích thích sinh trưởng BA (2 mg/l) kết hợp với IBA (0,2 mg/l).

Môi trường MS bổ sung BA (0,5 mg/l) kết hợp với nước dừa non (150 ml/l) hoặc BA (1mg/l) kết hợp với nước dừa non (100 ml/l) cho khả năng tạo cụm chồi tốt nhất và số chồi/cụm đạt trung bình 6 - 7 chồi.

100% chồi hình thành rễ và tái sinh cây hồn chỉnh, có bộ rễ khỏe trên mơi trường MS bổ sung chất kích thích sinh trưởng IAA (0,4 mg/l) kết hợp với than hoạt tính (1 g/l).

44

2.2.4 Cây keo lai 2.2.4.1 Giới thiệu 2.2.4.1 Giới thiệu

Cây Keo lai (Acacia hybrid) được tạo ra bởi phép lai giữa giống Keo tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) (Lê Đình Khả, 2003). Có thời gian sinh trưởng nhanh, thân thẳng, ít cành nhánh, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, khép tán nhanh, phủ nhanh đất trống. Chất lượng gỗ của giống BV32 được đánh giá là rất phù hợp cho sản xuất giấy, ván dăm, ván sợi, ván MDF và làm gỗ xẻ sản xuất đồ mộc gia dụng phục vụ tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu.

Cây keo lai nhân giống bằng cơng nghệ ni cấy mơ có những ưu điểm: - Các cây con đồng nhất về mặt di truyền, mang đây đủ những ưu thế lai của cây mẹ.

- Hệ số nhân cao, rút ngắn thời gian đưa giống vào sản xuất.

- Nhân được một số lượng cây lớn trong một diện tích nhỏ. Trong 1m2 nền có thể để được tới 18.000 cây.

- Cây được làm sạch bệnh và khơng tiếp xúc với các nguồn bệnh vì vậy bảo đảm các cây giống sạch bệnh, khoẻ mạnh.

- Cây keo lai cấy mơ sau khi trồng có tốc độ sinh trưởng nhanh và đồng đều, thân lên thẳng, ít phân nhánh, khơng chẻ thân, có rễ cọc chắc chắn, thân khơng giịn, chịu được gió mạnh, ít đổ ngã nên có thể trồng thành cây lâu năm lấy gỗ, nâng cao giá trị kinh tế.

2.2.4.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu a. Vật liệu nghiên cứu a. Vật liệu nghiên cứu

- Chọn mẫu là những cành bánh tẻ từ những cây có chồi và lá phát triển đều, cân đối.

b. Phương pháp nghiên cứu

Khử trùng mẫu:

- Mẫu được chọn rửa kỹ bằng nước xà phịng lỗng, sau đó rửa lại dưới vịi nước chảy, cho mẫu vào bình tam giác tráng qua cồn, rửa lại bằng nước cất vô trùng rồi tiến hành khử trùng mẫu.

- Khử trùng mẫu bằng bằng dung dịch nước Javel (nồng độ 50%), sau đó đổ bỏ dung dịch khử trùng và rửa lại mẫu bằng nước vô trùng.

- Dùng dao cấy cắt mẫu khoảng 1,5 cm có mang một đốt lá, sau đó cấy vào mơi trường vào mẫu.

45

Môi trường:

- Môi trường vào mẫu là mơi trường MS (Murashige and skoog) có bổ sung đường 30 g/l; agar 7 g/l; BA; NAA.

Quy trình tạo chồi con in-vitro:

- Chọn những mẫu sống khỏe, không bị nhiễm nấm, khuẩn được sử dụng làm nguyên liệu để tạo chồi.

- Dùng dao cấy cắt bỏ hai đầu của mẫu cấy, chỉ giữ lại đoạn mang chồi và cấy vào môi trường tạo chồi.

- Môi trường tạo chồi là mơi trường MS có bổ sung đường 30g/l, agar 7 g/l, BA, NAA

Quy trình tạo cụm chồi và nhân nhanh cụm chồi:

- Mẫu cấy là các chồi con in-vitro được 3 – 4 tuần tuổi, phát triển tốt, không nhiễm nấm, khuẩn. Dùng dao cấy tách cắt lấy chồi và để nguyên ngọn chồi cấy vào môi trường tạo cụm chồi.

- Môi trường tạo cụm chồi là mơi trường MS có bổ sung đường 30 g/l, agar 7g/l, BA, NAA, kinetin.

Quy trình ra vườn ươm (thuộc quy trình ni cấy mơ): Tiêu chuẩn cây giống

Cây con trong bình ni cấy đã qua huấn luyện, cây khơng bị nhiễm nấm, vi khuẩn, không cong queo, không cụt ngọn, chiều cao từ: 3-5 cm, số rễ: 3 - 4 rễ.

Hỗn hợp bầu đất ươm cây

Chuẩn bị ruột bầu đất ươm cây: trộn đất tầng B và cám dừa theo tỉ lệ 7:3. Sau đó đóng ruột bầu vào túi PE có kích thước 7 x 12cm, xếp đứng bầu đất theo luống để tiện việc chăm sóc cây sau này.

Xử lý cây mầm và bầu đất trước khi ươm cây

- Trước khi cấy cây vào bầu đất, phải xử lí bầu bằng cách tưới đẫm bằng dung dich Viben C nồng độ 0,3% trước 24 giờ.

- Cây mầm sau khi được rửa sạch, cắt bớt rễ và cấy vào bầu đất. Cây cấy thường vào lúc chiều tối để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào luống cây mới cấy.

Điều kiện nuôi ươm

- Che luống cây mới cấy bằng một lớp nilon trong để duy trì độ ẩm và phủ bên ngồi lớp nilon bằng lưới đen để giảm cường độ ánh sáng cho cây.

- Hai ngày sau khi cấy phun dung dịch Viben-C nồng độ 0,3% để diệt nấm. - Nhiệt độ 30 – 35oC, ánh sáng che phủ 50%, độ ẩm 80-85%.

46

- Tuỳ theo nhiệt độ khơng khí tại thời điểm ươm cây, dùng hệ thống tưới phun tự động để duy trì độ ẩm cho cây. Trong suốt thời gian cây chưa bén rễ không được tháo dỡ màn che phủ cho cây.

- Sau khi cấy cây vào bầu đất được 14 ngày, cây đã bén rễ, bắt đầu tiến hành tháo dỡ màn che phủ cho cây. 5. Kỹ thuật chăm sóc cây con ngoài vườn ươm

- Sau khi tháo màng che phủ, tiếp tục phun sương cho cây, tùy theo thời tiết mà có chế độ phun hợp lý, tiến hành tưới phân cho cây như sau: sử dụng phân NPK 16 – 16 – 8 - 13S, thời gian giữ 2 lần bón 5 ngày /lần, sau khi tưới phân xong phải tưới rửa lá bằng nước sạch.

- Khi cây được 1,5 tháng tuổi ngoài vườn ươm, đạt chiều cao 10-15cm tiến hành đảo bầu lần 1. Trước khi đem đi trồng rừng 2 - 3 tuần tiến hành đảo bầu lần 2 để phân loại cây. Chú ý mỗi lần đảo bầu hạn chế ánh nắng chiếu trực tiếp vào cây, tưới đẫm nước và không tưới phân. Khi cây được từ 2,5 - 3 tháng tuổi, chiều cao đạt từ 20-40cm, đường kính cổ rễ 3 mm thì đủ tiêu chuẩn trồng rừng.

47

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN

Nuôi cấy mô và tế bào thực vật đã được tiến hành ở Việt Nam từ giữa những năm bảy mươi. Hiện nay, trong cả nước đã có rất nhiều các phịng thí nghiệm ni cấy mơ và tế bào. Phần lớn các phịng thí nghiệm đang tiến hành những nghiên cứu ứng dụng: chủ yếu là vi nhân giống trong ống nghiệm. Nuôi cấy mơ và tế bào thực vật cịn có những khả năng đóng góp cho những nghiên cứu và ứng dụng xa hơn thế nữa, đặc biệt là trong cải biến di truyền (chọn dòng tế bào, đột biến tế bào, nuôi cấy bao/hạt phấn, lai tế bào, chuyển gen) và trong công nghệ thu nhận các chất có hoạt tính sinh học.

Vi nhân giống một số lồi cây như: mía, cà phê, tiêu, keo lai đã góp phần tạo ra nguồn lớn giống cây trồng, cung cấp đầy đủ cho ngành trồng trọt, đảm bảo duy trì được năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế.

48

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bùi Văn Sỹ, Nguyễn Từ Hải, Lương Đức Loan, Nguyễn Hùng và Nguyễn Thị Hoa, 2005. Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bảo quản cà phê chè. Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trang 3-13.

Etienne, H., B. Bertrand, A. Ribas, P. Lashermes, E. Malo, C. Montagnon, E. Alpizar, R. Bobadilla, J. Simpson, E. Dechamp, I. Jourdan and F. Georget, 2011. Current applications of coffee (Coffea arabica) somatic embryogenesis for industrial propagation of elite heterozygous materials in central America and Mexico. Proceeding of the IUFRO Working Party 2.09.02 Conference. 59-67 pp.

Hà Thị Thuý, Lê Huy Hàm, Đỗ Năng Vịnh, 2000. Nghiên cứu nhân nhanh một số giống mía mới bằng ni cấy mơ callus lá non. Tạp chí Nơng nghiệp và Cơng nghệ thực phẩm,số 10.456.

Hà Thị Thúy, Trần Thị Hạnh, Vũ Anh Tuấn, Đỗ Năng Vịnh, 2013. Nghiên cứu xây dựng và phát triển quy trình sản xuất giống mía sạch bệnh theo quy mơ công nghiệp bằng công nghệ tế bào. Hội thảo quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ nhất. Viện Khoa học Nơng nghiệp Việt Nam, 2013.

Hồng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch và Vũ Quang Sáng, 2006. Giáo trình sinh lý thực vật.NXB Đại học Nơng nghiệp Hà Nội.

Lê Phi Long và Phan Thị Thu Hiền, 2013. Đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống mía VN84-4137 bằng cơng nghệ ni cấy mơ tế bào thực vật”. Tạp chí KH&CN Nghệ An, số 4/2014, tr. 1-5.

Mai Hải Châu và Nguyễn Thị Mai., 2019. Nhân nhanh chồi và tạo cây hồn chỉnh dịng Keo lai (Acacia hybrid) bv32 bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro.

Mai Thị Tân, Vũ Thị Hoài và Lê Thị Thu Hằng, 2019. Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây mía tím kim tân. Tạp chí Khoa học Cơng nghệ Nơng nghiệp Việt Nam - Số 1(98)/2019.

Mulugeta Hailu, Meseret Chimdessa and Manikandan Muthswamy, 2018. In vitropropagation of selected sugarcane (Saccharum officinarumL.) varieties (C86-165 and C86-12) through shoot Apical Meristem. Hort Agric. 3(1): 1-7.

Nguyễn Thị Lan Hương và Nguyễn Kim Ngân, 2011. Vi nhân giống mía Saccharum officinarum L. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thị Thúy Ngọc, Trần Thị Hoàng Anh, Trương Văn Tân1, Chu Thị Phương Loan và Nguyễn Thị Thu Thủy, 2019. Xây dựng quy trình nhân giống cây hồ tiêu sạch bệnh bằng kỹ thuật nuối cấy mơ tế bào. Tạp chí Khoa học Cơng Nghệ Nông Nghiệp Việt Nam – Số 3 (112/2020).

Nguyễn Thúy Hương, 2006. Giáo trình mơn trà, cà phê, ca cao lên men. Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh.

Nguyễn Văn Tạng, 2010. Giáo trình Cơng nghệ sản xuất chè, cà phê, ca cao. Khoa Chế biến, trường Đại học Nha Trang. Nha Trang.

Nguyễn Văn Vượng, Nghiêm Xuân Hội, Vũ Thị Tâm và Trần Minh Cảnh, 2010. Giáo trình vi nhân giống và đặc điểm của một số loài cây lâm nghiệp quan trọng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn. Hà Nội. 317 trang.

49

Trần Thị Hồng Anh, Nguyễn Thị Mai, Trương Văn Tân, Chu Thị Phương Loan, Nguyễn Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Thúy Ngọc, 2019. Kết quả nhân giống cà phê vối bằng phương pháp nuôi cấy mô. Tạp chí khoa học cơng nghệ nơng nghiệp Việt Nam, 1(98): 17-20.

Trần Xuân Ngạch, 2007. Giáo trình nguyên liệu sản xuất thực phẩm. Trường Đại học Đà Nẵng. Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu VI NHÂN GIỐNG cây CÔNG NGHIỆP (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)