Đối tượng tập hợp CPSX.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm quy, giới hạn mà chi phí sản xuất cần tập hợp theo đó. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là nơi phát sinh chi
phí như đội sản xuất xây lắp hoặc chịu chi phí như cơng trình hay hạng mục cơng trình xây lắp
Để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất xây lắp phù hợp với yêu cầu quản lí chi phí và cung cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm xây lắp cần phải căn cứ vào:
+ Công dụng của chi phí
+ Cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
+ Yêu cầu quản lí chi phí sản xuất trong từng doanh nghiệp + Đối tượng tính giá thành trong từng doanh nghiệp
+ Trình độ của các nhà quản lí doanh nghiệp và trình độ của các cán bộ kế tốn trong doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp xây lắp do đặc điểm của sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc, đặc trưng kỹ thuật thi công, tổ chức sản xuất phức tạp, quá trình thi cơng chia làm nhiều giai đoạn nên đối tượng kế tốn tập hợp chi phí sản xuất thường được xác định là từng cơng trình, hạng mục cơng trình hay theo từng đơn đặt hàng.
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là hệ thống các phương pháp sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch tốn chi phí.
Có hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất đó là:
Phương pháp tập hợp trực tiếp: Phương pháp này áp dụng đối với các chi
phí liên quan trực tiếp đến đối tượng kế tốn tập hợp chi phí đã xác định và cơng tác hạch tốn, ghi chép ban đầu cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí này vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có liên quan.
Phương pháp phân bổ gián tiếp: Phương pháp này áp dụng khi một loại
chi phí liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, khơng thể tập hợp cho từng đối tượng được. Trường hợp này phải được lựa chọn tiêu thực phân bổ thích hợp.
Thơng thường các doanh nghiệp xây lắp áp dụng theo phương pháp tập hợp trực tiếp, có nghĩa là chi phí phát sinh theo cơng trình, hạng mục cơng trình nào thì tập hợp cho cơng trình, hạng mục cơng trình đó.
2.2.2. Kế tốn chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT)
Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: chi phí nguyên vật liệu chính (xi măng,sắt,thép…),vật liệu phụ (que hàn,sơn,phụ gia bê tông…),các cấu kiện,các loại nhiên liệu (xăng,dầu…) và các loại vật liệu khác dùng trực tiếp cho thi cơng.Chi phí ngun vật liệu khơng bao gồm chi phí vật tư sử dụng cho máy thi cơng.
Phương pháp tập hợp :
Việc tập hợp chi phí nhân cơng trực tiếp có thể tiến hành theo phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp phân bổ gián tiếp
Do ngành xây dựng cơ bản và của sản phẩm xây dựng nên việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp trực tiếp chỉ là những chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến một cơng trình,hạng mục cơng trình hoặc liên quan đến từng đơn đặt hàng.
Trong quá trình thi công xây dựng,một số vật liệu luân chuyển được sử dụng như: vật liệu làm khuôn,đà giáo,cốp pha…giá trị vật liệu luân chuyển được phân bổ theo các tiêu thức hợp lý có thể là định mức chi phí ngun vật liệu trực tiếp.
Tài khoản sử dụng:
Trong phần hành kế toán này, để theo dõi các khoản chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, kế tốn sử dụng TK 621- Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp.
Sơ đồ 6: Sơ đồ hạch toán TK 621 2.2.3. Kế tốn chi phí nhân cơng trực tiếp.
Nội dung chi phí nhân cơng trực tiếp:
Chi phí nhân cơng trực tiếp là khoản chi phí phải trả,phải thanh tốn cho cơng nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm,trực tiếp thực hiện các lao vụ,dịch vụ bao gồm lương chính,lương phụ,các khoản phụ cấp (bao gồm tiền lương của công nhân trong danh sách và cả lao động thuê ngoài)
-Tiền lương và các khoản phụ cấp của nhân viên quản lý đội,nhân viên văn phòng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp
-Các khoản trích lập BHXH,BHYT,BHTN,KPCĐ trên tiền lương của cơng nhân trực tiếp sản xuất.
Phương pháp tập hợp:
Việc tập hợp chi phí nhân cơng trực tiếp có thể tiến hành theo phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp phân bổ gián tiếp.
Tất cả những chi phí nhân cơng trực tiếp mà liên quan đến một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (Từng cơng trình,hạng mục cơng trình và từng đơn đặt hàng…) thì được tập hợp theo phương pháp trực tiếp.Cịn những chi phí nhân cơng trực tiếp mà liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì được tập hợp theo phương pháp gián tiếp sau đó lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý.
Tài khoản sử dụng:
Để theo dõi khoản mục chi phí này, kế tốn sử dụng TK 622- Chi phí nhân cơng trực tiếp
2.2.4. Kế tốn chi phí sản xuất chung.
Nội dung :
Chi phí sản xuất chung phản ánh chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận, đội, công trường,...phục vụ sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, gồm: Chi phí lương nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, đội; khấu hao TSCĐ sử dụng trực tiếp để sản xuất, khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn, bảo hiểm thất nghiệp được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả của nhân viên phân xưởng, bộ phận, đội sản xuất và các chi phí có liên quan trực tiếp khác đên phân xưởng.
Riêng đối với hoạt động kinh doanh xây lắp, khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn, bảo hiểm thất nghiệp cịn tính trên cả lương của công nhân trực tiếp xây, lắp, nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội (thuộc danh sách lao động trong doanh nghiệp); khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng, bộ phận sản xuất; chi phí đi vay nếu được vốn hố tính vào giá trị tài sản đang trong q trình sản xuất dở dang; chi phí sửa chữa và bảo hành cơng trình xây lắp và những chi phí khác liên quan tới hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,...
Số liệu để ghi vào bảng phân bổ chi phí sản xuất chung được căn cứ sổ chi tiết chi phí sản xuất chung và bảng tính chi phí nhân cơng trực tiếp. Số liệu bảng chi phí sản xuất chung dùng để tính giá thành sản phẩm.
Phương pháp tập hợp:
Việc tập hợp chi phí nhân cơng trực tiếp có thể tiến hành theo phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp phân bổ gián tiếp.
Sơ đồ 8: Sơ đồ hạch tốn TK 627. 2.2.5.Kế tốn chi phí sử dụng máy thi cơng.
Nội dung:
Trong các doanh nghiệp xây lắp thì việc sản xuất,thi cơng xây lắp có thể được tiến hành theo hình thức thi cơng chuyên bằng máy như các doanh nghiệp làm nền móng,các doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng,xây dựng cơng trình ngầm.Hoặc sản xuất thi cơng hỗn hợp vừa thủ công,vừa bằng máy.Việc sử dụng máy thi công được tiến hành theo các hình thức khác nhau:
-Doanh nghiệp có máy thi cơng và tự tổ chức thi công bằng máy. -Doanh nghiệp đi th máy thi cơng
Chi phí máy thi cơng: là tồn bộ chi phí vật tư,lao động và chi phí bằng tiền trực tiếp cho q trình sử dụng máy thi cơng của đơn vị bao gồm:
-Chi phí ngun vật liệu cho máy thi cơng -Chi phí khấu hao máy thi cơng
-Chi phí tiền lương của cơng nhân phục vụ và điều khiển máy -Chi phí sửa chữa lớn và sửa chữa thường xun máy thi cơng -Chi phí bằng tiền khác.
Phương pháp tập hợp:
Phương pháp tập hợp chi phí sử dụng máy thi cơng cũng tương tự như kế tốn nguyên vật liệu trực tiếp và kế tốn nhân cơng trực tiếp là sử dụng phương pháp trực tiếp,phương pháp gián tiếp để tập hợp chi phí sử dụng máy thi cơng.
Tài khoản sử dụng :
Tài khoản được sử dụng trong phần hành kế toán này là: TK 623
TK 623 dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi cơng phục vụ trực tiếp cho xây lắp cơng trình. Tài khoản này chỉ sử dụng để hạch tốn chi phí sử dụng xe, máy thi công đối với doanh nghiệp xây lắp thực hiện xây lắp cơng trình theo phương thức thi công hỗn hợp, vừa thi công thủ công vừa kết hợp bằng máy.
2.2.6.Kế tốn tổng hợp chi phí sản xuất tồn doanh nghiệp.
Nội dung:
Chi phí sản xuất để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, dịch vụ ở doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho. Ở những doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ trong hạch toán hàng tồn kho, tài khoản 154 chỉ phản ánh giá trị thực tế của sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ.
Tài khoản 154 "Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh của khối lượng sản phẩm, dịch vụ hồn thành trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ, cuối kỳ của các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính, phụ và th ngồi gia cơng chế biến ở các doanh nghiệp sản xuất hoặc ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Và cũng phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh của các hoạt động sản xuất, gia công chế biến, hoặc cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp thương mại, nếu có tổ chức các loại hình hoạt động này.
Chi phí sản xuất, kinh doanh phản ánh trên tài khoản 154 gồm những chi phí sau:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; - Chi phí nhân cơng trực tiếp;
- Chi phí sử dụng máy thi công (đối với hoạt động xây lắp); - Chi phí sản xuất chung.
Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân cơng vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định khơng phân bổ khơng được tính vào giá trị hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế tốn.
Cuối kì kế tốn, tất cả các chi phí về vật liệu trực tiếp, nhân cơng trực tiếp, chi phí máy thi cơng và chi phí sản xuất chung đều được tập hợp vào bên Nợ TK 154(1541)- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của sản phẩm xây lắp
2.3.Đánh giá sản phẩm làm dở.
Sản phẩm làm dở là sản phẩm,cơng việc cịn đang dở dang trong q trình sản xuất,chế biến trên các giai đoạn của quy trình cơng nghệ,hoặc đã hồn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn phải gia cơng chế biến mới trở thành sản phẩm.
Đánh giá sản phẩm làm dở là tính tốn,xác định phần CPSX mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Tùy thuộc vào đặc điểm,tình hình cụ thể của từng DN mà có thể lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ phù hợp.
Các phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở:
• Đánh giá SP làm dở theo CP NVL chính TT hoặc chi phí NVL TT •Phương pháp đánh giá theo chi phí thực tế
• Đánh giá SP làm dở theo khối lượng sản phẩm hồn thành tương đương • Đánh giá sản phẩm dở dang theo CPSX định mức
2.4. Giá thành sản phẩm.
2.4.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Dựa vào đặc điểm quy trình cơng nghệ sản xuất.
Với sản xuất đơn chiếc đối tượng tính giá thành ở đây là sản phẩm cuối cùng. Cịn với sản xuất phức tạp đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở các bước chế tạo cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo.
Dựa vào loại hình sản xuất.
Với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Còn đối với sản xuất hàng loạt lớn phụ thuộc vào quy trình cơng nghệ sản xuất mà đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng hay bán thành phẩm.
Dựa vào yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh.
Cũng giống như khi xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Việc xác định đối tượng tính giá thành cịn cần phải dựa vào yêu cầu trình độ và tổ chức quản lý. Với trình độ cao có thể chi tiết đối tượng tính giá thành ở các góc độ khác nhau, ngược lại nếu trình độ thấp thì đối tượng đó có thể bị hạn chế và thu hẹp lại.
2.4.2.Phương pháp tính giá thành.
Tính giá thành sản phẩm là việc xác định chi phí sản xuất cho đối tượng tính giá thành theo từng khoản mục chi phí. Có nhiều phương pháp để tính giá thành sản
phẩm, tuy nhiên dựa vào đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành mà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp cho phù hợp
Các phương pháp tính giá thành:
-Tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương pháp giản đơn: -Tính giá thành theo giá thành định mức:
CHƯƠNG III.THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GTSP TẠI CƠNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI PNT
3.1. Phân loại CPSX và GTSP tại cơng ty.3.1.1. Phân loại chi phí sản xuất.3.1.1. Phân loại chi phí sản xuất. 3.1.1. Phân loại chi phí sản xuất.
Để tạo điều kiện cho việc lập kế hoạch sản xuất, giá thành dự tốn, tính giá thành sản phẩm, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch dự tốn, cơng ty phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí, bao gồm:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ các loại nguyên vật
liệu cần thiết : ngun vật liệu chính (xi măng, bê tơng, sắt, thép, gạch đá, sỏi...), các loại vật liệu phụ (dây thép buộc, đinh, que hàn điện...), các loại vật tư chế sẵn (lưới thép, bê tông đúc sẵn...) và các loại vật tư hồn thiện cơng trình (bồn tắm, máy điều hồ...).
Chi phí nhân cơng trực tiếp: bao gồm các khoản lương chính, lương phụ
và các khoản phụ cấp lương của công nhân tham gia vào việc thi công gồm công nhân trực tiếp thi công, tổ trưởng các tổ thi công và công nhân chuẩn bị, thu dọn công trường.
Chi phí sử dụng máy thi cơng:
- Đối với máy thi cơng của cơng ty : chi phí sử dụng máy thi cơng bao gồm chi phí khấu hao máy thi cơng, nhiên liệu chạy máy (xăng, dầu, mỡ), tiền lương cho công nhân lái và phụ máy và các khoản chi phí khác như sửa chữa, bảo dưỡng…
- Đối với máy thi công do cơng ty th: chi phí bao gồm tồn bộ các khoản chi phí liên quan đến việc th máy (th trọn gói).
Chi phí sản xuất chung:
Bao gồm tồn bộ các chi phí khác như: chi phí quản lý, lán trại, điện nước… và dịch vụ thuê ngoài.
3.1.2.Phân loại giá thành sản phẩm.
Phân loại theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành.
Theo đó, giá thành chia làm 3 loại:
- Giá thành kế hoạch: được tính tốn trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và số lượng kế hoạch. Việc tính tốn giá thành kế hoạch được tiến hành trước khi thực
hiện sản xuất, chế tạo sản phẩm. Chỉ tiêu này được xem là mục tiêu phấn đấu, là cơ sở để đánh giá, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp.
- Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức được tiến hành trước khi sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là thước đo chính xác kết quả kinh doanh các loại tài sản, vật tư, tiền vốn trong doanh nghiệp. Đó là căn cứ quản lý quan trọng, tạo cơ sở cho việc đánh giá tính hợp lý, hiệu quả của giải pháp kinh tế kỹ thuật đã áp dụng.
- Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm tính trên cơ sở số liệu chi phí sản