2.1
.1. Một số điểm mới trong BLLĐ 2019 về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của BLLĐ năm 2019 được quy định tại Chương VII gồm 12 Điều, giảm 2 điều so với BLLĐ 2012. Ngoài ra vấn đề thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của một số lao động đặc thù còn được rải rác ở một số chương, điều khác của BLLĐ 2019.
2.1
.1.1. Về thời giờ làm việc bình thường
Thời giờ làm việc bình thường là loại giờ làm việc áp dụng cho đại bộ phận những người lao động làm việc trong điều kiện lao động, môi trường lao động bình thường. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Lao động 2012 thì “Thời giờ làm
việc bình thường khơng q 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần” Quy định
này chính là cơ sở pháp lý vững chắc bảo vệ quyền lợi cho người lao động và đảm bảo tái sản xuất sức lao động ngăn chặn các hậu quả có thể xảy ra đồng thời đảm bảo được lợi ích lâu dài cho người sử dụng lao động. Dựa vào quy định này khi các bên thỏa thuận thời gian làm việc trong hợp đồng lao động hay thỏa ước lao động tập thể sẽ không được cao hơn mức thời gian định. Với cách quy định này sẽ khuyến khích cả hai bên đưa ra những thỏa thuận có lợi cho người lao động đồng thời khuyến khích các đơn vị sử dụng lao động cạnh tranh giảm giờ làm cho người lao động. Theo Khoản 2 Điều 104 Bộ luật Lao động 2012 thì “Người sử dụng lao động có quyền quy định làm
việc theo giờ ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường khơng q 10 giờ trong 01 ngày, nhưng khơng q 48 giờ trong 01 tuần. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ” Trong nhiều
trường hợp mà người sử dụng lao động quy định làm việc theo tuần thì có quyền yêu cầu người lao động làm việc quá 8 giờ trong 01 ngày nhưng vẫn được coi là thời giờ làm việc bình thường. Tuy nhiên để bảo vệ sức khỏe cho người lao động pháp luật đã giới hạn số giờ làm việc trong tuần. Quy định này sẽ phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của các cơng việc có khâu sản xuất chu kỳ dài một ngày có thể làm nhiều hơn 8 tiếng như các công việc vận tải đường hàng không, vận tải đường bộ bù lại người lao động sẽ được nghỉ nhiều ngày hơn trong tuần và vẫn đảm bảo được sức khỏe và các quyền lợi khác. Bên cạnh đó để phù hợp với Cơng ước 47 năm 1935 của ILO về tuần làm
việc 40 giờ thì tại Khoản 2 Điều 104 Bộ luật Lao động 2012 cũng đã quy định “Nhà
nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ”. Như vậy, thời giờ làm việc bình thường trong tuần được quy định linh hoạt, việc lựa chọn khoảng thời gian nào hoàn toàn do người sử dụng lao động quyết định và không mang tính bắt buộc như thời giờ làm việc trong các cơ quan, tổ chức đơn vị sự nghiệp. Bên cạnh những điểm tích cực của quy định về thời giờ làm việc bình thường thì vẫn cịn những điểm bất cập như: Khi tổ chức làm việc theo ca đủ 08 giờ thì người lao động sẽ được nghỉ giữa giờ ít nhất 30-45 phút và thời gian 30-45 phút sẽ được tính vào thời giờ làm việc (theo quy định về Nghỉ trong giờ làm việc tại Điều 108 Bộ luật Lao động); áp dụng cách tính về làm thêm giờ được quy định tại Điều 106 Bộ luật Lao động 2012 thì 30 phút nghỉ giữa giờ đó sẽ được tính vào thời giờ làm thêm (số thời gian vượt quá 08 giờ). Như vậy rõ ràng thực tiễn chỉ làm việc 08 giờ nhưng do tính 30-45 phút nghỉ ngơi vào thời giờ làm việc mà đã mất gần 150 giờ làm thêm mỗi năm, có thể nói đây là một bất cập lớn và người sử dụng lao động đã tìm cách để tổ chức lao động theo các phương án để biện minh rằng ca làm việc không phải là ca liên tục hay không phải làm liên tục 08 giờ. Không chỉ vậy việc pháp luật đưa ra quy định về thời giờ làm việc bình thường tuy nhiên người lao động và người sử dụng lao động vẫn có thể được thỏa thuận về việc làm thêm giờ theo quy định tại Điều 106 Bộ luật Lao động 2012 vẫn còn nhiều bất cập, trong nhiều trường hợp các bên thỏa thuận làm thêm quá nhiều giờ dẫn đến tình trạng người lao động khơng có thời gian dành cho nghỉ ngơi, thư giãn từ đó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người lao động và hoạt động sản xuât kinh doanh.
Đến BLLĐ 2019, các quy định về thời giờ làm việc bình thường khơng có q nhiều thay đổi, tuy nhiên có bổ sung thêm một vài quy định để làm rõ hơn các quy định có sẵn trong BLLĐ 2012. Trước tiên, tại khoản 2 Điều 105 BLLĐ 2019 có bổ sung thêm quy định về việc Người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải thông báo cho người lao động (NLĐ) biết về thời giờ làm việc, cụ thể hơn là NSDLĐ có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho NLĐ biết. Thứ hai, về việc quy định thời gian làm việc của những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 105 BLLĐ 2019 thì NSDLĐ có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan. Khác với quy định quy định cố định thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ LĐ-TB&XH chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành của BLLĐ năm 2012.
2.1
.1.2. Về thời giờ làm việc rút ngắn
Thời giờ làm việc rút ngắn là loại thời giờ làm việc có độ dài ngắn hơn thời giờ làm việc tuy nhiên vẫn được hưởng đủ lương và được áp dụng đối với một số lao động đặc biệt như người lao động làm các công việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động khuyết tật, lao động cao tuổi.
Theo Khoản 2 Điều 155 BLLĐ 2012 cũng quy định “Lao động nữ làm công việc
nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày mà vẫn được hưởng đủ lương”. So với quy
định này, tại tại khoản 2 Điều 137 BLLĐ 2019 quy định theo hướng có lợi hơn cho người lao động. Cụ thể lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, cơng việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và ni con khi mang thai và có thơng báo cho NSDLĐ biết thì được NSDLĐ chuyển sang làm cơng việc nhẹ hơn, an tồn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Bên cạnh đó theo Khoản 2 Điều 163 Bộ luật Lao động 2012 cũng quy định “Thời
giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần” hay Khoản 2 Điều 166 Bộ luật Lao động 2012 “Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hàng
ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian”. Tuy nhiên, BLLĐ
2019 ra đời đã đưa ra thêm quy định để bổ sung, làm rõ hơn quy định về thời giờ làm việc của NLĐ cao tuổi. Cụ thể tại điều 149 BLLĐ 2018 cũng đã có quy định về việc NLĐ cao tuổi có quyền thỏa thuận với NSDLĐ về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. Khác với quy định của BLLĐ 2012 là NLĐ cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian nhưng việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian sẽ do NSDLĐ quyết định. Đồng thời BLLĐ 2012 cũng không quy định nội dung "Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, NLĐ được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc khơng trọn thời gian."
Có thể thấy rằng các quy định về thời giờ làm việc rút ngắn đều nhằm bảo vệ sức khỏe cho người lao động trong những hoàn cảnh đặc biệt đồng thời cũng là những biện pháp cần thiết để ngăn chặn sức bóc lột sức lao động từ người sử dụng lao động. Tuy nhiên ta cũng thấy rằng Bộ luật Lao động hay pháp luật lao động chưa có quy định rõ ràng về thời gian làm việc rút ngắn và cũng chưa quy định về việc bắt buộc trả lương
đối với thời gian làm việc rút ngắn này, liệu rằng nếu đến thời gian nghỉ ngơi nhưng người lao động kéo dài công tác và tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp thì người đó cịn được coi là một người lao động đến tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn tiếp tục công tác không, đây là những vấn đề quan trọng cần được pháp luật lao động bổ sung thêm để tránh gây nhầm lẫn cho cả người lao động và người sử dụng lao động.
2.1
.1.3. Về thời giờ làm thêm
Thời giờ làm thêm là thời giờ làm việc của người lao động ngoài phạm vi thời giờ làm việc tiêu chuẩn khi đó người lao động sẽ được hưởng thêm tiền lương theo yêu cầu của người sử dụng lao động trong những trường hợp cần thiết được pháp luật quy định. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 106 Bộ luật Lao động 2012 thì “Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngồi thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động” Có hai trường hợp
làm thêm giờ đó là làm thêm giờ trong ngày làm việc bình thường và làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, ngày tết hoặc nghỉ hàng tuần. Theo Điểm b Khoản 2 Điều 106 thì người sử dụng lao động cần “Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động khơng q 50%
số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm”. So với Bộ luật Lao động 2012 thì Bộ luật Lao động 2019
đã thay đổi số quy định về thời giờ làm thêm.
Thứ nhất, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 107 BLLĐ, NSDLĐ được sử dụng NLĐ làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định trong đó, bao gồm việc phải bảo đảm số giờ làm thêm của NLĐ không quá 40 giờ trong 01 tháng thời giờ làm thêm. Như vậy, thời giờ làm thêm tối đa đã được tăng từ 30 giờ (theo BLLĐ 2012) lên 40 giờ.
Thứ hai, BLLĐ 2019 đã có thêm những quy định về các trường hợp được làm thêm tới 300 giờ/năm theo quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 107. Cụ thể như sản xuất, gia công xuất khẩu là hàng dệt, may, da, giày, linh kiện, điện tử, chế biến nông, lâm, thủy sản, cung cấp điện, viễn thơng...
Thứ ba, BLLĐ 2019 đã có bổ sung một quy định về khơng giới hạn số giờ làm thêm trong trường hợp đặc biệt (Điều 108) mà BLLĐ 2012 chưa có quy định cụ thể.Theo đó, NSDLĐ có quyền yêu cầu NLĐ làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 BLLĐ 2019 và NLĐ không được từ chối trong trường hợp sau đây: Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật; Thực hiện các công
việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Việc quy định về thời giờ làm thêm tối đa là hết sức cần thiết trong việc bảo vệ sức khỏe của người lao động đặc biệt là đối với các lao động thuộc ngành nghề đặc thù. Tuy nhiên phần lớn người lao động thường chưa biết hoặc chưa có điều kiện sử dụng các quy định để bảo vệ quyền lợi của mình một cách hiệu quả. Thực tế theo khảo sát của Ban Nữ cơng Tổng Liên đồn lao động Việt nam vẫn cịn nhiều doanh nghiệp vi phạm quy định về thời giờ làm thêm cụ thể nhiều doanh nghiệp thuộc ngành nghề may mặc, thủy sản, da giày có thời giờ làm thêm lên tới 600 – 1000 giờ/năm vượt xa nhiều so với quy định của luật bởi những ngành nghề như may mặc có tính thời vụ vì vậy các doanh nghiệp cần bố trí đảm bảo thời gian giao hàng đúng hạn nếu không sẽ bị phá hợp đồng hoặc phải giao hàng theo máy bay gây ra chi phí tốn kém vậy nên người lao động sẽ cần phải làm thêm để hoàn thành đúng chỉ tiêu doanh số mà người sử dụng lao động đưa ra.
2.1
.1.4. V ề thời giờ làm việc ban đêm
Căn cứ theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2012 thì “Giờ làm việc ban đêm được
tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau”. Việc quy định về thời giờ làm việc vào ban
đêm phụ thuộc vào vùng khí hậu bởi yếu tố khí hậu có ảnh hưởng tới độ dài về đêm vì vậy hầu hết các nước có quy định về thời giờ làm đêm rất linh hoạt dựa vào khu vực địa lý, mùa trong năm hay thậm chí là độ tuổi, giới tính của người lao động... Trên thế giới có những quốc gia quy định một độ dài chung cho các vùng miền từ 10 giờ tối tới 5 hoặc 6 giờ sáng hôm sau như Liên Bang Nga và Philippines. Như ta thấy rằng làm việc vào ban đêm sẽ có những ảnh hưởng, biến đổi nhất định đến tâm lý của người lao động làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể và tạo điều kiện cho sự phát triển đề kháng của các tình trạng bệnh lý.. nên sẽ dẫn đến nhu cầu được bảo vệ và bù đắp hao phí sức lao động cao hơn so với làm việc vào thời gian ban ngày. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 97 Bộ luật Lao động 2012 “Người lao động làm việc vào ban đêm, thì
được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo cơng việc của ngày làm việc bình thường” Việc quy định trả thêm tiền cơng làm việc bằng hai cách đó là trả ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hay ít nhất bằng 30% tiền lương theo cơng việc của ngày làm việc bình thường sẽ gây ra nhiều tranh cãi và bất đồng quan điểm giữa người lao động và người sử dụng lao động trong việc lựa chọn cách trả lương trong trường hợp mức tiền lương theo hai căn cứ tính lương này là khác nhau, người lao động sẽ luôn muốn chọn cách
tính để có thể nhận mức lương cao cịn người sử dụng lao động sẽ có xu hướng chọn cách tính để có thể giảm bớt chi phí tiền lương. Bên cạnh tiền lương thì khi làm việc vào ban đêm người lao động cũng được nghỉ ngơi nhiều hơn so với làm việc vào ban