Với tư cách là một trong những quy định quan trọng của pháp luật lao động, pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã đóng góp phần không nhỏ vào sự phát triển của xã hội qua từng giai đoạn lịch sử. Xã hội chủ nghĩa, một nền kinh tế năng động thì các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sẽ càng trở lên quan
trọng hơn bao giờ hết bởi lẽ nó khơng chỉ là một lĩnh vực có tính thời sự cao có liên quan mật thiết tới đời sống của người lao dộng mà nó cịn là một chiếc lược của Nhà nước nhằm phát triển kinh tế xã hội trên con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhìn chung Bộ luật Lao động 2019 đã góp phần hồn thiện khung pháp lý điều chỉnh các vấn đề về quan hệ lao động và tiêu chuẩn liên quan tới thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Bộ luật Lao động 2019 cũng đã đáp ứng yêu cầu phát triển về thị trường lao động và các quan hệ lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta. Tuy nhiên các quy định của Bộ luật Lao động cũng mới chỉ đáp ứng một phần yêu cầu của thực tiễn về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi địi hỏi cần có thêm nhiều nghiên cứu góp phần vào xây dựng Bộ luật Lao động ngày càng hoàn thiện hơn chẳng hạn như các vấn đề về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi giữa đối với người lao động làm việc có tính chất đặc biệt tại Điều 116 Bộ luật Lao động 2019 có quy định chi tiết về các cơng việc có tính chất đặc biệt nhưng một thực tế cho thấy rằng nếu đưa ra các ngành nghề có tính chất đặc biệt dưới dạng liệt kê thì rất khó đề bao qt được hết tất cả điều này sẽ dẫn đến sự không cơng bằng với các ngành nghề có tính chất đặc biệt nhưng không được liệt kê vào trong điều luật.
KẾT LUẬN
Đối với mỗi quốc gia trên thế giới quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ln chiếm vị trí quan trọng, nó khơng chỉ đem lại sự bình đẳng cho người lao động khi tham gia các quan hệ lao động mà còn là căn cứ để người sử dụng lao động có được các phương án tổ chức sản xuất một cách hợp lý và hiệu quả nhất bên cạnh đó cũng giúp Nhà nước điều tiết, quản lý lao động nhằm phát triển nền kinh tế - xã hội. Mặc dù có lịch sử phát triển và hình thành chưa lâu nhưng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi nước ta đã rất tiến bộ và khơng ngừng hồn thiện qua từng năm. Tuy nhiên về mặt thực tiễn áp dụng quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại các doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế cần được cải thiện như việc không thực thi, tuân thủ các quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tăng số thời giờ làm việc quá thời giờ làm việc tiêu chuẩn; rút ngắn thời giờ nghỉ ngơi của người lao động ít hơn số thời gian nghỉ ngơi tối thiểu hay là về việc tăng ca quá thời gian làm thêm được cho phép...Những tồn tại trong quá trình thực thi các quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi làm cho hiệu quả của các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi chưa được cao.