ngơi ở Việt Nam với các văn bản ph áp luật Quốc tế
Trong điều kiện hội nhập kinh tế và tồn cầu hóa, hệ thống pháp luật lao động của Việt Nam nói chung và pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi nói riêng cần tiếp cận rông rãi hơn nữa với các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Khi đưa c ác tiêu chuẩn quốc tế vào pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của Việt Nam sẽ làm cho người sử dụng lao động buộc phải thực hiện chúng và điều đó sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập tốt hơn việc thực hiện các tiêu chuẩn lao động quốc tế về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Bên cạnh việc tiếp tục phê chuẩn các Công ước của ILO về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi khác và tiến hành triển khai trên thực tế đối với các công ước của Ilo về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mà Việt Nam đã phê chuẩn để các cơng ước này có thể thực thi trên thực tế chúng ta cần phải không ngừng học hỏi các quy định tiến bộ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của các nước trên thế giới đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á và các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới như Indonesia, Liên Bang Nga,... Qua đó có thể học hỏi những kinh nghiệp từ quy định quốc tế cho việc hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam trong thời gian tới và đưa ra các đề xuất đề sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ngày càng tiến bộ hơn.
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thờigiờ nghỉ ngơi giờ nghỉ ngơi
Để đảm bảo các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ngày càng hoàn thiện và đáp ứng được các yêu cầu của thực tế, một số quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cần được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế để cho phù hợp hơn.
Thứ nhất là về thời giờ làm việc bình thường, cần quy định chặt chẽ hơn về thời giờ làm việc bình thường người lao động khơng được làm quá 08 giờ/ngày và 48 giờ/ tuần đối với các cơng việc bình thường trong điều kiện bình thường. Trong trường hợp một người lao động làm việc ký kết và thực hiện ai hợp đồng lao động cùng một thời điểm với một hoặc nhiều người sử dụng lao động thì tổng thời gian làm việc của người đó cùng sẽ không được quá 08 giờ/ ngày hoặc 48 giờ/ tuần. Bên cạnh đó Bộ luật Lao động 2019 cũng cần quy định rõ ràng hơn về việc quy định thời giờ nghỉ ngơi giữa ca làm việc bình thường từ 30-45 phút có nên tính vào thời giờ làm thêm hay khơng, nếu mỗi ngày người lao động được tính tối thiểu 30 phút thời giờ nghỉ ngơi giữa ca vào thời giờ làm thêm thì doanh nghiệp sẽ mất một lượng thời gian lớn khoảng 150 giờ mỗi năm việc này sẽ ảnh hưởng nhiều tới các doanh nghiệp bởi nếu tính thời gian nghỉ
giữa ca vào thời giờ làm thêm các doanh nghiệp sẽ bị hạn chế hơn về việc cho người lao động làm thêm giờ để tăng sản lượng sản xuất, không chỉ vậy vì nhiều doanh nghiệp khơng đồng ý với quy định này nên cũng sẽ tìm cách để tổ chức lao động theo phương án khác nhau để biện minh rằng ca làm việc không phải là ca liên tục.
Thứ hai là về thời giờ làm thêm việc quy định mức tối đa ở thời giờ làm thêm là một vấn đề quan trọng và hết sức cần thiết trong việc bảo vệ sức khỏe của người lao động tuy nhiên hiện nay Bộ luật Lao động 2019 cho phép mức thời gian làm thêm trong ngày khơng q 50% số giờ làm việc bình thường tức là khơng q 04 giờ là quá nhiều bởi nếu người sử dụng lao động huy động người lao động làm thêm ở mức tối đa thì khi đó người lao động sẽ phải làm việc 12 tiếng liên tục trong 01 ngày, đây là mức thời gian quá dài và có thể ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề sức khỏe của người lao động. Bên cạnh đó pháp luật cũng nên quy định mức thời gian làm thêm tối đa trong tuần, trong tháng, trong quý bởi theo quy định hiện hành thì người sử dụng lao động có thể yêu cầu người lao động làm việc liên tục trong nhiều tháng liên tiếp vào những mùa vụ cao điểm, điều này sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe đặc biệt là lao động nữ.
Thứ ba về thời giờ nghỉ ngơi có hưởng lương: đầu tiên là thời giờ nghỉ giữa ca, hiện nay pháp luật về lao động quy định người lao động làm việc liên tục 08 hoặc 06 giờ sẽ được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc. Hầu hết các doanh nghiệp vì muốn tiết kiệm thời gian nên chỉ cho phép người lao động nghỉ ngơi trong khoảng thời gian ở mức tối thiểu, đây là khoảng thời gian quá ngắn để người lao động có thể tái sản xuất sức lao động của mình đặc biệt là đối với người lao động cao tuổi họ cần nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi sau một khoảng thời gian làm việc. Vậy nên pháp luật lao động Việt Nam cần xem xét và tăng mức thời gian tối thiểu lên từ 45-60 phút để tạo điều kiện đảm bảo sức khỏe cho người lao động ở mức tốt nhất. Tiếp theo là các quy định về thời gian nghỉ việc riêng đã được quy định rất chi tiết về các ngày nghỉ cho người lao động tuy nhiên trong một số trường hợp người lao động làm việc ở xa nhà họ sẽ mất một khoảng thời gian từ 01-02 ngày đi lại vào những ngày nghỉ nếu muốn về q thăm gia đình thì họ cũng có ít cơ hội hơn những người lao động ở gần nhà vậy nên để tạo điều kiện cho người lao động thì pháp luật cần quy định cộng thêm thời gian đi lại vào ngày nghỉ cho những người lao động làm việc xa nhà. Bên cạnh đó pháp luật lao động cũng cần thay đổi thời gian nghỉ kết hơn thay vì 03 ngày lên thành 04 - 05 ngày, tại Việt Nam kết hôn là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người, bởi vậy thời gian chuẩn bị cũng cần nhiều hơn nếu chỉ được cho phép nghỉ 03 ngày sẽ là quá ngắn so với đời sông xã hội hiện nay.
Thứ tư về thời giờ nghỉ ngơi không hưởng lương: tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 đã quy định rõ ràng về quyền lợi thời giờ được nghỉ theo tuần, theo tháng của
người lao động tuy nhiên có một vấn đề vẫn cịn bất cập trong việc áp dụng luật của người sử dụng lao động đó là pháp luật quy định mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động khơng thể nghỉ hàng tuần, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đảm bảo cho người lao động được nghỉ tính bình qn 01 tháng ít nhất 04 ngày. Như ta thấy rằng có sự mẫu thuẫn trong quy định này đó là nếu một doanh nghiệp cho phép người lao động nghỉ 24 giờ liên tục trong 01 tháng thì cũng khơng trái pháp luật nhưng có đảm bảo được quy định 01 tháng nghỉ ít nhất 04 ngày không. Vậy nên pháp luật cần quy định rõ hơn về việc người lao động được phép nghỉ 04 ngày/01 tháng để người sử dụng lao động không thể thông qua quy định để lách luật và chỉ cho phép người lao động nghỉ việc với số ngày ít hơn pháp luật quy định. Tiếp theo là về việc nghỉ không hưởng lương theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Các quy định về nghỉ việc không hưởng lương theo thỏa thuận đã thể hiện sự tôn trọng giữa các bên trong quan hệ lao động bởi trong cuộc sống người lao động khơng chỉ có cơng việc họ cịn có những quan hệ xã hội, những cơng việc gia đình vậy nên những quy định này được đưa ra đã đáp ứng được nhu cầu của người lao động, tuy nhiên pháp luật cần quy định thêm thời gian tối đa mà người lao động có thể được nghỉ đối với từng loại cơng việc cá nhân bởi nếu khơng áp dụng thời gian nghỉ việc tối đa thì người sử dụng lao động sẽ rất khó để kiểm sốt tình hình hoạt động kinh doanh nếu người lao động xin nghỉ trong thời gian quá dài.