làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Để các quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được thực thi và tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc trên thực tế thì rất cần tới các cơ chế đảm bảo không chỉ trên cơ sở lý thuyết trong lĩnh vực chính trị - tư tưởng; pháp lý và kinh tế xã hội mà cần phải có sự vào cuộc, tham gia của các bên chủ thể thẩm quyền có liên quan trong việc kiểm tra, giám soát đối với lĩnh vực thực hiện về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại các đơn vị, doanh nghiệp.
Đầu tiên bảo đảm về chính trị - tư tưởng: Bình đẳng, dân chủ khơng có sự phân biệt giữa người lao động và người sử dụng lao động luôn là một trong những đảm bảo quan trọng về chính trị của Nhà nước trong q trình ban hành các cơ chế chính sách về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Bên cạnh việc phát huy bình đẳng dân chủ các quy định của Nhà nước về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cần phải có xu hướng ngày càng bảo vệ quyền lợi của người lao động bởi thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là vấn đề rất quan trọng đối với người lao động. Các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là yếu tố căn cứ đề người lao động có thời gian tái tạo sức lao động và cũng là tiền đề cho quá trình lao động lâu dài giúp phần tạo lên sự phát triển của doanh nghiệp. Về mặt tư tưởng cần tập trung phát triển tư tưởng “lấy sự phát triển của con người làm gốc” từ đó xây dựng lực lực người lao động Việt Nam có tri thức vững vàng, thể chất khỏe mạnh và sẵn sàng xây dựng đất nước phát triển trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Thứ hai là đảm bảo về mặt pháp lý: các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi luôn là một chế định quan trọng của Bộ luật Lao động qua các thời kỳ, Nhà nước không ngừng ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghi ngơi nhằm tạo ra các cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực thi thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cho người lao động trong thực tế. Tuy nhiên bên cạnh đó Nhà nước nên xem xét, học hỏi các quy định tiến bộ của ILO và các nước trên thế giới để tiến tới áp dụng cho Việt Nam thay thế cho các quy định lạc hậu về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Thứ ba đảm bảo về mặt kinh tế - xã hội: Trong mối quan hệ kinh tế thị trường để nhằm tối đa hóa được lợi nhuận sản xuất kinh doanh người sử dụng lao động ln có xu hướng ép buộc người lao động làm việc quá thời gian làm việc bình thường mà pháp luật quy định, làm thêm vượt quá thời gian cho phép và cắt giảm thời giờ nghỉ ngơi của người lao động. Tuy nhiên do nhu cầu cuộc sống, với mức còn thấp và mức lương chưa cao nên đa số người lao động khơng phản đối việc làm thêm giờ q mức để có thể nhận thêm thu nhập trước mắt mà không quan tâm tâm tới tác hại và ảnh
hưởng lâu dài đối với sức khỏe của bản thân. Vậy nên về mặt kinh tế Nhà nước cần có chính sách nhằm đảm bảo mức sống của người lao động cũng như đảm bảo được mức thu nhập, bên cạnh đó Nhà nước cần có các biện pháp tuyên truyền cho người lao động và người sử dụng lao động để họ có thể hiểu biết và nhận thức được quy định cũng như các quyền lợi của bản thân về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cũng như những tác hại về việc làm thêm quá mức gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe và hiệu quả kinh tế - xã hội.
Thứ tư sự vào cuộc, tham gia của các bên chủ thể thẩm quyền có liên quan trong việc kiểm tra, giám sốt đối với lĩnh vực thực hiện về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại các đơn vị, doanh nghiệp cũng đóng vai trị rất quan trọng. Trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp chưa thực sự đưa ra các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thì các cơ bên chủ thể có thể quyền sẽ đưa ra các biện pháp để các doanh nghiệp đã áp dụng sai quy định pháp luật đưa ra các quy định mới phù hợp với người lao động cũng như quy định của pháp luật. Vậy nên để có thể đưa ra các biện pháp đúng đắn giúp các doanh nghiệp cải thiện được quy định của pháp luật thì các bên chủ thể có thẩm quyền cần tăng cường việc kiểm tra, giám sốt để giảm thiểu tình trạng áp dụng sai quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại các doanh nghiệp.
3.