Thời gian, địa điểm, đối tượng của thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm giáo dục công dân thpt (Trang 26 - 35)

- Thời gian: Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong học kỳ II của năm học 2020 – 2021, các tiết thực nghiệm được tiến hành vào các buổi dạy theo phân phối chương trình.

- Địa điểm: Trường THPT Hồng Văn Thụ.

- Đối tượng thực nghiệm sư phạm: 2 lớp ban tự nhiên (10A2 và 10 A3) và 2 lớp ban xã hội (10A5 và 10A6) - Trường THPT Hoàng Văn Thụ . Qua điểm thi đầu vào và nhận xét của giáo viên trực tiếp giảng dạy ở 2 lớp cho thấy trình độ học tập mơn Giáo dục cơng dân của 2 lớp là tương đương nhau.

+ Nhóm 1: Đây là hai lớp ban tự nhiên. Lớp thực nghiệm là học sinh lớp 10A2 - lớp có sĩ số 39 học sinh. Lớp đối chứng là lớp 10A3 cùng trường với sĩ số 44 học sinh.

+ Nhóm 2: Đây là hai lớp ban xã hội. Lớp thực nghiệm là học sinh lớp 10A5 - lớp có sĩ số 40 học sinh. Lớp đối chứng là lớp 10A6 cùng trường với sĩ số 41 học sinh.

II.2.5.4. Quy trình vận dụng mơ hình lớp học đảo ngược trong dạy học bài 14 “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” môn GDCD lớp 10

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và các kiến thức trọng tâm của bài. Mục tiêu bài học “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

A - Mục tiêu về kiến thức.

- Nêu được khái niệm lịng u nước

- Trình bày được truyền thống u nước của dân tộc ta, kể ra được những biểu hiện của lòng yêu nước

- Liệt kê được những việc thanh niên học sinh cần làm để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

- Phân tích và đánh giá được trách nhiệm của bản thân và người khác trong việc thể hiện trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc

B - Mục tiêu về kỹ năng.

- Thực hiện được các hành động, việc làm phù hợp thể hiện tình yêu quê hương đất nước.

- Tham gia tích cực các hoạt động xây dựng, bảo vệ quê hương đất nước phù hợp với khả năng của bản thân.

C - Mục tiêu về thái độ.

- Có ý học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

- Phê phán, lên án những hành vi sai lệch ảnh hưởng đến lợi ích quê hương, đất nước.

Kiến thức trọng tâm của bài “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc” bao gồm 3 phần chính:

- Phần 1: Lịng yêu nước + Lịng u nước là gì?

+ Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. + Những biểu hiện của lòng yêu nước.

- Phần 2: Trách nhiệm xây dựng Tổ quốc. + Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động. + Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong.

+ Quan tâm đến đời sống chính trị, xã hội của địa phương, của đất nước. + Tích cực tham gia góp phần bảo vệ q hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với khả năng.

+ Phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.

- Phần 3: Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.

+ Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa.

+ Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe. + Tham gia đăng ký nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

+ Tích cực tham gia hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương. + Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

Sau khi xác định được mục tiêu bài học, giáo viên cần lựa chọn phần mềm để thiết kế nội dung bài học.

Giáo viên có thể thiết kế bài giảng E-learning dưới sự hỗ trợ của phần mềm Adobe Presenter 10, Quick time Player, Camtasatudion 8, Flash Player…

Một số cơng cụ trình chiếu có thể sử dụng như: Zoho Show, 280 Slides, PowerPoint, Wondershare PPT2Flash Professional… Một số công cụ hỗ trợ mô phỏng: Screen Toaster, Camstudio, DemoCreator, Adobe Captivate… Để thiết kế bài học tốt nhất, giáo viên cần tìm hiểu kĩ các tính năng và cơng dụng của các phần mềm này.

Hình 2 - Một số cơng cụ hỗ trợ xây dựng bài giảng E-learning

Ngoài ra, giáo viên cũng có thể quay lại tiết học mà mình đã giảng trước đó thì khơng cần sử dụng các phần mềm trình chiếu nhưng cần lựa chọn các công cụ hỗ trợ như máy ảnh, smartphone…

Khi chọn được phần mềm phù hợp, giáo viên kết hợp với mục tiêu bài học để lên ý tưởng thiết kế bài học. Đó có thể là bài học gồm mấy hoạt động chính, nội dung từng hoạt động là gì, dẫn dắt từ nội dung kiến thức bài cũ sang bài mới như thế nào cho phù hợp và tạo hứng thú cho HS…

Ví dụ, với bài “Cơng dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” có thể lên ý tưởng như sau: Chia nội dung bài thành 3 phần chính tương ứng với 3 phần kiến thức trọng tâm cần giảng giải cho học sinh.

Trước khi giảng giải, bắt đầu bài học nên dẫn dắt, trò chuyện gần gũi để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Chẳng hạn như: Chào mừng tất cả các em đến với bài học ngày hôm nay! Giáo viên mở bài hát, video cho HS nghe,- xem, bài hát – video liên quan đến “tình yêu quê hương đất nước” để làm cơ sở dẫn nhập vào bài học. Các bạn cùng chú ý lắng nghe và đoán xem đây là tên bài hát gì nhé!

Sau khi dẫn dắt, giáo viên nên chọn hình thức phù hợp để kết nối vào bài học, ví dụ: Chắc hẳn nghe đến đây thì chúng ta đều đốn ra đây là tên bài hát gì đúng khơng nào? Đây chính là bài hát - video… có nội dung … Ngồi ra, cũng có rất nhiều nhà thơ, nhạc sĩ lấy chủ đề quê hương, đất nước làm chủ đề bất tận cho sáng tác của mình. Trong mỗi tác giả, chắc hẳn phải chan chứa tình cảm, gắn bó với q hương đất nước lắm thì mới thốt ra được những lời thơ ý nhạc hay đến như vậy. Vậy theo em hiểu, lòng yêu nước là gì?

Lần lượt giáo viên lên ý tưởng và nội dung lời dẫn, câu thoại, lời giảng cho những nội dung kiến thức tiếp theo.

Sau khi có mục tiêu, ý tưởng sơ khai, phần mềm và công cụ hỗ trợ, giáo viên tiến hành quay video bài giảng để HS có thể học tập tại nhà. Ở bước này, phụ thuộc vào kinh nghiệm, năng lực của giáo viên mà có thể xây dựng video theo nhiều hình thức khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu của bài học và tạo sự hấp dẫn, mới mẻ cho HS.

việc của học sinh ở trên lớp.

Sau khi đã có video bài giảng, giáo viên sẽ chia sẻ bài học đó qua internet để HS dễ dàng tìm kiếm. Mỗi lớp nên có một địa chỉ học tập riêng như website, gmail, fanpage… để tất cả giáo viên và HS đều có thể truy cập phục vụ cho việc dạy và học.

Song song với việc xây dựng và gửi video bài giảng, giáo viên cần tiến hành biên soạn phiếu nhiệm vụ học tập phù hợp với video và chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài học để HS tiến hành làm trong khi học tập qua video. Phiếu nhiệm vụ học tập giúp giáo viên kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của HS trong quá trình tự học, từ đó, đưa ra biện pháp cụ thể để giúp đỡ những HS yếu kém khi chúng không thể tiếp nhận tri thức bằng việc tự học được. Đồng thời giúp HS khá, giỏi nâng cao kiến thức, kỹ năng đã học qua việc làm bài tập vận dụng, giúp các em phát triển năng lực.

Bước 4: Xây dựng hình thức kiểm tra đánh giá.

Việc dạy và học theo mơ hình lớp học đảo ngược đang chuyển dần từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Chính vì vậy, việc kiểm tra đánh giá cũng cần có những thay đổi nhất định để phù hợp với việc dạy và học. Đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá mà cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống thực tiễn. Hay nói cách khác là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa.

Tuỳ thuộc vào đối tượng đánh giá, cấp độ và phạm vi đánh giá mà mỗi loại hình đánh giá sẽ được tiến hành theo những bước khác nhau. Các bước này không phải là bất biến, tùy đối tượng, mục đích đánh giá một bước nào đó có thể chia nhỏ hơn... Chẳng hạn dưới đây là một quy trình 9 bước được áp dụng cho đánh giá trên lớp học:

Quy trình đánh giá trên lớp học

Các bước lựa chọn cho một kế hoạch đánh giá trên lớp phù hợp Bước 1: Xác định mục tiêu, loại hình, cấp độ/ phạm vi đánh giá Mục tiêu:

Đánh giá chẩn đoán, thường xuyên hoặc tổng kết Đánh giá để phát triển học tập hoặc đánh giá để giải trình

Đánh giá khơng chính thức hoặc chính thức Cấp độ/phạm vi: Đánh giá trên lớp

Bước 2: Xác định

thời điểm đánh giá

Thời điểm: Đầu khóa học,

Trong q trình dạy học, hoặc Cuối một quá trình dạy học

Bước 3: Xác định

nội dung cần đánh giá, cấu trúc/ thành tố nào cần đánh giá

Nội dung:

Đánh giá kiến thức môn học, kỹ năng mơn học, thành tích học tập, sự tiến bộ.

Đánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ

Đánh giá các năng lực nhân thức: năng lực suy luận lô gic, tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề… Đánh giá các năng lực phi nhận thức: năng lực vượt khó (AQ); chỉ số đam mê (PQ); chỉ số đạo đức (MQ)…;

Đánh giá các nét nhân cách: thái độ lạc quan, giá trị sống, hạnh kiểm…

Bước 4: Xác định

phương pháp đánh giá, loại thơng tin cần có

Phương pháp:

Đánh giá bằng quan sát

Đánh giá bằng phỏng vấn/vấn đáp, thảo luận nhóm, hội thảo

Bài kiểm tra viết do giáo viên soạn hoặc bài kiểm tra chuẩn hóa

Đánh giá bằng cách thực hiện bài tập, dự án hoặc trả lời câu hỏi

Đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan, bài tự luận, hoặc đánh giá thực hành

Phương pháp truyền thống hoặc không truyền thống/xác thực

Loại thông tin: điểm số, thứ bậc hoặc nhận xét về năng lực trong từng môn học hoặc về năng lực chung

Bước 5: Xác định

loại công cụ đánh giá

Công cụ:

Bản ghi các ý kiến tranh luận, phản biện, trò chuyện /đối thoại với học sinh

Bản ghi các quan sát (phiếu quan sát) Bản tự nhận xét/trả lời các câu hỏi Bản ghi tần suất hành vi học tập Nhật ký học tập/hồ sơ học tập Bảng kiểm, bản liệt kê, phiếu hỏi Trắc nghiệm khách quan, tự luận

Thang đánh giá năng lực nhận thức (theo miêu tả mức độ tư duy khi thực hiện hành động, v.v)

Thang đánh giá các năng lực phi nhận thức (đặc điểm, thuộc tính nhân cách, thái độ, giá trị…)

Bước 6: Xác định

người thực hiện đánh giá

Ai đánh giá:

Giáo viên đánh giá Tự đánh giá

Bước 7: Xác định

phương thức xử lý phân tích dữ liệu thu thập, đảm bảo chất lượng đánh giá

Phương pháp xử lý phân tích dữ liệu: Theo lý thuyết đo lường truyền thống Theo lý thuyết đánh giá hiện đại

Phương pháp định tính và/hoặc định lượng

Áp dụng các mơ hình (mơ hình Rasch…), phương pháp thống kê

Sử dụng các phần mềm xử lý thống kê (SPSS, Conquest, Quest, IATA…)

Bước 8: Tổng hợp kết quả viết thành báo cáo và xác định phương thức giải thích kết quả đánh giá

Viết báo cáo kết quả đánh giá và đưa ra:

Nhận định dựa theo chuẩn lứa tuổi/chuẩn lớp học Nhận định dựa theo tiêu chí và bậc phát triển Nhận định dựa theo mục tiêu, tiêu chuẩn đầu ra Nhận định dựa theo ưu tiên của cá nhân học sinh

Bước 9: Xác định

phương thức công bố và phản hồi kết quả cho các đối tượng khác nhau.

Điểm số

Nhận định, nhận xét

Miêu tả mức năng lực đạt được.

Bảng 6 - Các bước thực hiện kiểm tra đánh giá

Đối với bài 14 “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, các hình thức đánh giá mà GV có thể sử dụng là:

- Đánh giá qua phiếu tiêu chí (Phụ lục 3)

- Đánh giá thông qua hệ thống các câu hỏi, bài kiểm tra (Phụ lục 4) - Đánh giá thông qua quan sát thái độ, hành vi trong giờ học có sự hỗ trợ của giáo viên, qua kết quả làm bài cá nhân, bài nhóm.

- Đánh giá thơng qua sản phẩm học tập của HS. - Đánh giá quá trình.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm giáo dục công dân thpt (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)