Qua kết quả khảo sát cũng cho thấy học sinh lớp đối chứng rất thích thú, hăng hái thảo luận, xây dựng ý kiến và tham gia với các hoạt động học tập tích cực, với đóng vai vịa các nhân vật để xử lý tinh huống. Chứng tỏ rằng học sinh rất thích được hoạt động, được tham gia ý kiến vào giờ học và đặc biệt là các em rất ham hiểu biết. Cho nên, những biện pháp phát triển kỹ năng
sống cho học sinh THPT khơng chỉ có ý nghĩa là nâng cao kết quả học tập cho HS mà còn là giải pháp để tập cho các em có thói quen độc lập, năng động trong học tập cũng như trong cuộc sống sau này.
Hiệu quả học tập khi thực hiện mơ hình lớp học đảo ngược tăng lên đáng kể. Mơ hình này đã góp phần khắc phục những hạn chế mà hình thức lớp học truyền thống đang gặp phải. Qua quá trình học tập ở nhà, học sinh phát triển năng lực tự học, tìm kiếm, xử lí thơng tin, khả năng ngơn ngữ và phát triển tư duy, qua đó góp phần củng cố, đào sâu, mở rộng kiến thức. Điều đó kích thích khả năng học tập của các em, làm các em sôi nổi trong giờ học, hứng thú với môn Giáo dục công dân hơn.
Xây dựng bài học mơn GDCD theo mơ hình lớp học đảo ngược là một hướng đi khả thi, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy ở trường THPT.
Về phía giáo viên, những giáo viên dự giờ thực nghiệm đều cho rằng, giờ học, cả giáo viên dạy và HS đều rất nhẹ nhàng trong việc truyền thụ và tiếp nhận tri thức. Học sinh nắm bắt tri thức rất nhanh và đặc biệt là rất hào hứng tham gia giờ học. Như vậy nếu như chúng ta chỉ dạy theo phương pháp và kiến thức cũ, truyền thống ,xem nhẹ việc giáo dục kỹ năng sống sẽ làm cho học sinh sống thụ động, thiếu tự tin trong cuộc sống và hiệu quả công việc không cao.
Giáo dục kỹ năng sống, hình thành đạo đức và phát triển nhân cách cho học sinh THPT thông qua giảng dạy phần công dân với đạo đức môn DGCD lớp 10, tác giả đã tuân theo nguyên tắc “Lấy người học làm chủ thể”, hướng dẫn, khơi gợi để HS tìm đến với kiến thức và phát triển kiến thức, biết đánh giá kiến thức và vận dụng được kiến thức trong thực tế cuộc sống. Biết cách xử lý và chế biến kiến thức là một năng lực rất quan trọng thể hiện kỹ năng phát triển của học sinh. Giáo viên dạy GDCD không chỉ thực hiện việc cung cấp kiến thức cho HS trong giờ học, mà người giáo viên luôn cố gắng tạo cho HS kỹ năng tiếp cận, cũng cố, phát triển kiến thức trước và sau giờ học. Bằng cách này, qua bài học, giáo viên có thể hình thành cho HS một số kỹ năng vẫn dụng kiến thức vào thực tiễn để xử lý các tình huống trong gặp cuộc sống.