GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÍNH THANH KHOẢN NHÓM CÁC NGÂN

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết (Trang 55 - 58)

CÁC NGÂN HÀNG TMCP NIÊM YẾT

Thanh khoản là một đặc tính mang tính sống cịn đối với các NHTM. Một lỗ

hỏng trong thanh khoản tại một ngân hàng có thể gây ra những hệ lụy khó lường cho toàn bộ hệ thống ngân hàng. Mặc dù trên thế giới, việc tập trung quản trị rủi ro thanh khoản đã được thực hiện từ rất lâu thì tại Việt Nam vấn đề này vẫn còn rất mới và chỉ mới được để tâm kể từ sau căng thẳng thanh khoản năm 2008.

Kể từ năm 2009, rất nhiều cuộc hội thảo lớn về quản trị rủi ro thanh khoản và các vấn đề liên quan đã được tổ chức với sự tham gia của các nhà nghiên cứu và cán bộ liên quan. Đây là tín hiệu tốt cho thấy thanh khoản đang dần trở thành mối quan tâm lớn trong quản trị ngân hàng.

Muốn quản trị thanh khoản tốt, trước hết ta phải đặt ra mực tiêu rõ ràng từ ban đầu. Từ đó sử dụng kim chỉ nam này trong suốt quá trình sẽ giúp dễ dàng trong việc đánh giá, kiểm tra mức độ hiệu quả trong công tác quản trị.

4.2.1. Tăng cường năng lực tài chính

Nâng cao năng lực tài chính và khả năng quản trị theo các chuẩn mực quốc tế là giải pháp cơ bản để đảm bảo sự phát triển an toàn và bền vững.

Năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam nhìn chung là kém, tất cả các chỉ số

đều thấp so với trong khu vực. Mặc dù hệ số CAR đạt cả yêu cầu của NHNN và

chuẩn mực quốc tế Basel II, tuy nhiên do những bất cập về phân loại tài sản theo

Việt Nam và quốc tế cũng như hệ thống thông tin chưa được minh bạch, CAR

dường như không thể hiện đúng bản chất một chỉ số an toàn cho thị trường ngân

hàng tại Việt Nam.

Yếu kém trong tài chính thể hiện qua việc Chính phủ phải thực hiện dời thời hạn

đến 31/12/2011 để các ngân hàng có thêm thời gian thực hiện tăng vốn điều lệ lên

3.000 tỷ đồng (theo nghị định 141/2006). Do đó để nâng cao năng lực tài chính, mỗi ngân hàng nên khẩn trương tăng cường vốn điều lệ.

Lợi thế của những ngân hàng TMCP niêm yết là dễ dàng thu hút vốn từ các cổ

đơng khi có nhu cầu bằng cách phát hành thêm cổ phiếu. Ngồi ra, phương pháp tìm đối tác chiến lược nước ngoài như hiện nay là rất linh hoạt và mang đến hiệu quả

cao. Việc liên kết với các TCTD nước ngoài sẽ giúp ngân hàng nhận được sự hỗ trợ không chỉ về vốn mà cả về công nghệ, kinh nghiệm quản lý dày dạn tích lũy từ nhiều năm của đối tác mình.

Mặt khác, các ngân hàng TMCP có thể thực hiện tăng vốn thơng qua hình thức sáp nhập, hợp nhất như thương vụ SHB và HBB trong năm 2012.

Còn đối với các NHTM Nhà nước, cần đẩy nhanh q trình cổ phần hóa nhằm

thu hút thêm vốn, đổi mới hình thức sở hữu, phương thức quản lý như Đề án tái cơ cấu Hệ thống TCTD được ban hành vừa qua.

4.2.2. Thực thiện cân đối giữa tài sản nợ và tài sản có

Ở đây, vấn đề bao gồm cả cân đối về kỳ hạn và tỷ trọng tài sản sao cho phù hợp với

năng lực của TCTD.

_ Không nên chạy theo lợi nhuận tức thời mà bỏ rơi các quy tắc quản trị rủi ro. Hiện nay, do áp lực lợi nhuận trước cổ đông, một số ngân hàng không ngần ngại đầu tư

vào các tài sản có mang đến lợi nhuận cao thay vì nên dùng để dự trữ thanh khoản vào các hình thức như trái phiếu, tiền mặt, tiền gửi tại TCTD khác. Các loại tài sản có này tuy mang đến lợi tức khơng hấp dẫn nhưng lại là yếu tố cơ bản để đảm bảo thanh khoản tức thời của một ngân hàng.

_ Cân đối cơ cấu giữa tài sản nợ, tài sản có phù hợp với năng lực của chính ngân hàng. Việc làm này là cực kỳ quan trọng trong giữ vững thanh khoản của một ngân hàng. Không để trường hợp một ngân hàng có quy mơ nhỏ mà lại vung tay quá trớn trong cho vay, lúc này, mức vốn tự có của ngân hàng khơng thể đảm bảo cho khoản tín dụng kia và có thể dẫn đến nguy cơ đổ vỡ cao, ảnh hưởng đến hệ thống.

_ Đảm bảo cân đối kỳ hạn giữa vốn huy động được và tín dụng cấp ra. Trong điều kiện thị trường biến động nhanh, người có tiền gửi tiết kiệm thường chọn kỳ hạn

ngắn trong khi nhu cầu vốn vay thường dài hơn. Tỷ trọng huy động vốn ngắn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn thu được khiến ngân hàng buộc phải dùng vốn ngắn này để cấp cho tín dụng trung và dài hạn. Sự bất cập này có thể là mối rủi ro nguy hiểm đối với các TCTD một khi người gửi tiền muốn rút vốn trước hạn, đặc biệt khi tình trạng người dân đổ xô đến rút do một tin đồn nào đó (trường hợp ngân hàng Northern Rock 2007 hay ACB 2012). Vì nguồn vốn huy động được ngân hàng đã lên kế hoạch sử dụng cho các mục đích dài hạn khác nên lượng dự trữ tiền mặt hay các tài sản có thanh khoản khác khơng đủ để áp ứng nhu cầu rút tiền của dân cư.

Một hướng tiêu cực khác có thể xảy ra là các khoản tín dụng có chất lượng thấp có thể khơng được hoàn trả vào đúng hạn, trong khi ngân hàng lại không thu hút được nguồn vốn mới để bổ sung vào, lúc này đói thanh khoản diễn ra là đương nhiên. Trong chính ngân hàng nên chủ động đặt ra một tỷ lệ thích hợp về huy động ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn để dễ dàng theo dõi, giám sát tình hình quản lý dịng vốn ra và vào của mình. Nên ưu tiên nắm giữ hợp lý các tài sản thanh khoản, không

nên đầu tư nhiều vào các khoản vay dài hạn khi không đáp ứng được cân đối kỳ

hạn. Ngoài ra, thường xuyên đánh giá lại tình hình, khả năng chịu đựng thanh khoản của ngân hàng để có biện pháp xử lý kịp thời khi bất trắc xảy ra.

Bên cạnh đó, thực hiện dàn trải rủi ro của ngân bằng cách hạn chế cho vay tập trung vào một cố khách hàng lớn hay một ngành nghề cụ thể nào đó. Hạn chế đầu tư vào những lĩnh vực có độ rủi ro và tính đầu cơ cao như chứng khoán hay bất động sản.

Đồng thời nâng cao tinh thần tự giác của chính TCTD trong thực hiện theo các quy định về dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh khoản của NHNN.

4.2.3. Đẩy lùi nợ xấu

Trước tình hình nợ xấu diễn biến ngày càng khó khăn hơn với sự ra đời của Thơng tư 02/2013, các NHTMCP niêm yết cần gấp rút triển khai xử lý nợ liền và ngay. Cụ thể là:

+ Hoàn thiện cơ chế huy động và cho vay. Đưa ra các quy định, chuẩn mực cụ thể trong công tác thẩm định và luôn theo sát chặt chẽ các quy trình này, nhất là các

khoản vay có giá trị lớn và dài hạn. Thường xuyên theo dõi các khoản vay cả về

định tính lẫn định lượng, ngay cả khi vấn đề chưa phát sinh. Vì một khi nợ xấu xuất

hiện, rất nhiều công tác xử lý đi kèm phải thực hiện làm phát sinh chi phí cho ngân hàng. Ln đề cao tinh thần “phịng cháy hơn chữa cháy”.

+ Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu trong thời gian vừa qua, có kế hoạch tìm hiểu khách hàng và dự trù những tình huống xấu nhất. Thực hiện theo chỉ đạo phân loại nợ và trích lập dự phịng theo thơng tư 02/2013 của Chính phủ.

+ Phát triển các sản phẩm, dịch vụ phù hợp cho từng loại đối tượng khách hàng

nhằm giữ chân khách hàng cũ, hạn chế tối đa tình trạng rút tiền trước hạn gây khó khăn cho cân đối kỳ hạn huy động và cho vay.

+ Đưa ra tỷ lệ nhất định trong ngân hàng về mức sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Có thể điều chỉnh cho phù hợp với từng thời kỳ và ngân hàng cần chú ý tự giác tuân theo, tránh trường hợp mải mê chạy theo tăng trưởng tín dụng mà dẫn đến mất an toan thanh khoản.

4.2.4. Hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ

Cần xem rủi ro thanh khoản là một ưu tiên hàng đầu trong hoạt động kinh doanh

của Ngân hàng bằng cách nâng cao năng lực quản trị của ban điều hành, nâng cao năng lực hoạch định, dự báo để có kế hoạch chủ động đối phó kịp thời.

Hoạt động kinh doanh ngân hàng rất nhạy cảm, có liên quan đến nhiều lĩnh vực

nhân. Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro, người gửi tiền mang tâm lý lo sợ sẽ đổ xô

đến rút tiền về, làm cho khơng chỉ ngân hàng đó mà kéo theo cả hệ thống cũng gặp

khó khăn, kinh tế - xã hội mất ổn định. Vì lý do đó, hồn thiện tổ chức và hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ các NHTM là rất quan trọng, để tạo niềm tin trong khách hàng trong bối cảnh hiện nay.

Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng phân tích khách hàng, xếp hạn tín dụng khách hàng, hệ thống phê duyệt và kiểm sốt tín

dụng. Vận dụng một cách có hiệu quả các mơ hình lượng hóa rủi ro đã được áp

dụng trên thế giới để làm công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc ra các quyết định tín

dụng đúng đắn.

Tiếp tục cải tiến các mơ hình quản trị rủi ro thị trường theo hướng tiên tiến và hiện

đại. Làm cơ sở dữ liệu phục vụ tốt cho việc phân tích, quản trị rủi ro. Ngồi ra, ứng

dụng cơng nghệ, sử dụng các phương pháp đo lường rủi ro hiện đại để đảm bảo việc

đưa ra các quyết sách điều hành, phịng ngừa và hạn chế rủi ro thích hợp, nhanh

nhạy với chi phí thấp mà hiệu quả cao.

Đi liền với quản trị rủi ro là hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ. Hệ thống này

của ngân hàng phải đảm bảo mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả. Cơng tác này khơng nên chỉ dừng lại ở mức công tác hậu kiểm, phát hiện ra sai phạm đã phát sinh rồi mà cần nâng cao khả năng phát hiện, ngăn ngừa, quản trị rủi ro. Bên cạnh đó,

nâng cao vai trị của Bộ phận kiểm toán nội bộ, thực hiện đánh giá độc lập về hoạt

động của hệ thống kiểm sốt nội bộ, đưa ra những khuyến nghị nhằm hồn thiện hệ

thống kiểm tra tại nội bộ các ngân hàng.

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)