Chỉ số trạng thái tiền mặt H3

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết (Trang 39 - 40)

3.2. THỰC TRẠNG THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG NIÊM YẾT

3.2.5.Chỉ số trạng thái tiền mặt H3

Một tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi cao, nghĩa là giá trị H3 cao, đảm bảo cho ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời.

Dựa vào bảng phân tích 3.7 về cơ cấu tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD, có thể thấy các ngân hàng có những chiến lược về phịng bị thanh khoản cho ngân hàng mình dưới nhiều hình thức khác nhau. Hầu hết các ngân hàng đều chọn gửi tiền tại các ngân hàng khác hoặc các TCTD, điển hình là trường hợp ngân hàng SHB với 85,7% trong năm 2012. Cách làm như vậy giúp ngân hàng vẫn đảm bảo thanh khoản bằng cách rút tiền về trong thời gian ngắn khi có nhu cầu, mà vẫn đảm bảo vốn vẫn sinh lợi mặc dù lợi nhuận không cao.

Bảng 3.2 – Cơ cấu tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD năm 2012

Tổng TM và Tiền

gửi tại các TCTD Tiền mặt

Tiền gửi tại NHNN

Tiền gửi tại các TCTD CTG  36.242.967 7,0% 33,8% 59,2%  VCB  81.868.486 6,9% 19,2% 73,91%  EIB  51.821.304 25,5% 4,4% 70,1%  STB  17.333.443 55,1% 25,5% 19,3%  MBB  25.449.652 3,4% 24,5% 72,1%  ACB  32.979.586 21,5% 16,8% 61,6%  SHB  24.513.364 2,0% 12,4% 85,7%  NVB  1.535.270 13,1% 84,0% 2,9% 

Nguồn: tự tổng hợp từ Báo cáo Thường niên của các ngân hàng

Đối với ngân hàng STB, do có sự giảm sút khá lớn trong tiền gửi tại các TCTD

khác (giảm hơn 17.733 tỷ đồng – tương ứng 84%) trong giai đoạn 2010-2012 nên

trong 2012, tiền mặt trở thành khoản mục chiếm vị trí lớn trong cơ cấu (chiếm 55,1%). Tuy nhiên khi xét về giá trị tuyệt đối, tiền mặt chỉ giữ ở mức xấp xỉ 9.500

tỷ đồng – không chênh lệch nhiều so với các năm trước đó.

Trong nhóm các ngân hàng nhỏ, ngoại trừ SHB có dự trữ thanh khoản khá tốt, NVB có tổng tiền mặt và tương đương tiền không dồi dào lắm. Hệ số H3 cũng giảm dần

qua các năm từ 2008-2011 cho thấy ngân hàng đã đầu tư vào tài sản với tốc độ cao so với tiền mặt nắm giữ. Trong trường hợp xảy ra khủng hoảng thanh khoản như

2008, đây là ngân hàng sẽ gặp khó khăn đầu tiên trong nhóm, thậm chí phải vay

mượn trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất khó chịu 40% như ghi nhận trong quá khứ.

Nguồn: tự tổng hợp từ Báo cáo Thường niên của các ngân hàng

Tuy nhiên, việc hệ số H3 quá cao có thể mang đến bất lợi song song với đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng. Đó là việc sử dụng không hiệu quả nguồn vốn. Vốn huy

động khơng được tham gia vào các quy trình tạo tiền hoặc cung cấp dịch vụ khác

nhằm mang đến lợi nhuận cao hơn, mà bị dồn lại trong hình thức “tiền mặt” – tiền để sẵn, chỉ phục vụ cho mục đích thanh khoản; hoặc trong trạng thái tiền gửi thanh tốn tại các tổ chức tín dụng khác với lãi suất rất thấp, thậm chí lãi suất bằng 0.

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết (Trang 39 - 40)