Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD H7

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết (Trang 45 - 46)

3.2. THỰC TRẠNG THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG NIÊM YẾT

3.2.9. Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD H7

Chỉ số H7 đo lường mối tương quan giữa ngân hàng với các TCTD khác thông qua hai lại tài sản: tài sản có (tiền gửi tại và cho vay TCTD), tài sản nợ (tiền gửi và vay

từ các TCTD). Với hệ số H7, ta có thể đánh giá mức độ chủ động của ngân hàng

trong giải quyết các vấn đề thanh khoản.

Hệ số H7 > 1 nghĩa là tài sản có của ngân hàng mình tại ngân hàng khác cao hơn tài sản nợ của ngân hàng khác tại ngân hàng mình. Số liệu năm 2012 cho thấy 6/7 các ngân hàng được khảo sát đều có chỉ số H7 lớn hơn 1, cho thấy các ngân hàng nhận gửi từ các ngân hàng khác nhiều hơn là đi vay Ỉ ngân hàng có thể nắm thế chủ

động trong việc huy động vốn khi căng thẳng thanh khoản xuất hiện.

Trong 4 năm, CTG là ngân hàng có biến động lớn nhất trong hệ số H7, giảm từ

11,22 xuống còn 0,6 vào cuối năm 2012. Sở dĩ có sự thay đổi lớn như vậy là do tốc

độ tăng của mục Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác thấp hơn tốc độ tăng của

mục Tiền gửi và vay từ TCTD khác. Trong năm 2008, CTG không hề nhận tiền gửi

từ các TCTD, nhưng con số này năm 2011 là hơn 58 tỷ đồng. Mức tăng trưởng

trong tài sản có của ngân hàng khơng đủ để cân bằng với biến động lớn này làm cho H7 sụt giảm đột ngột.

Cũng có cùng đặc điểm trên, H7 của EIB cũng giảm 5,16 điểm về còn quanh quẩn

0,9 trong các năm 2010-2012. Nguyên do là trong năm 2010, EIB bắt đầu nhận

được tiền gửi từ các TCTD khác nhiều hơn đột biến, khoản mục mà trước đó chỉ

ngang ngửa tầm dưới 2 tỷ đồng. Năm 2010, con số này tăng vụt lên hơn 31 tỷ và kết thúc năm 2011 với giá trị hơn 65 tỷ - tăng 46,5 lần so với năm 2008. Các khoản vay từ TCTD khác cũng có tăng nhưng khơng đáng kể so với thay đổi trong tiền gửi nhận được.

Nguồn: tự tổng hợp từ Báo cáo Thường niên của các ngân hàng

VCB là ngân hàng duy nhất có hệ số H7 được cải thiện qua 4 năm (2008-2011), tăng từ 1,15 lên 2,19, và đã giảm đi một ít trong năm 2012 (còn 1,93). Số liệu trong 5 năm cũng được ghi nhận là cao hơn yêu cầu là 1. Việc nhận gửi nhiều hơn là đi

vay giúp cho có thể linh hoạt, nắm thế chủ động hơn trong quản trị thanh khoản của ngân hàng mình.

Mặc dù có thể sử dụng H7 để đánh giá tính thanh khoản của các ngân hàng, chúng ta cần xem xét toàn diện cùng với các chỉ số khác. Vì có thể ngân hàng dự trữ vốn dưới các hình thức tài sản Có khác.

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)