3.2. THỰC TRẠNG THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG NIÊM YẾT
3.2.7. Chỉ số dư nợ trên tiền gửi khách hàng H5
Khoản vay là tài sản Có mang tính chất bị động của ngân hàng, tức là ngân hàng
không thể chủ động sử dụng linh hoạt số tiền đã cho vay của mình. Trong khi, đối với các khoản tiền gửi, khách hàng lại có quyền chủ động đến rút vốn trước hạn.
Mất cân đối trong khoản vay và tiền gửi nhận được có thể tạo nên tình trạng đói thanh khoản cho ngân hàng.
Dựa vào số liệu đã xử lý, dễ dàng nhận ra EIB đã tận dụng quá mức nguồn vốn huy
động từ khách hàng cho nhu cầu tín dụng tại ngân hàng. Với 1 đồng tiền nhận được
từ khách hàng, EIB sử dụng tương ứng 1,36 đồng tiền để cho vay. Sự mất cân đối
này nếu khơng được dự phịng, quản trị rủi ro đúng mức có thể dẫn đến nguy cơ
thanh khoản cho chính ngân hàng khi khách hàng có nhu cầu rút tiền trước hạn. Các ngân hàng STB và NVB thường xuyên duy trì hệ số H5 cao xấp xỉ 1 từ 2008- 2012 cũng cần được chú ý. Việc tận dụng tối đa nguốn vốn huy động được để kinh
doanh nhằm mục đích lợi nhuận của các ngân hàng là đáng hoan nghênh. Tuy
nhiên, các ngân hàng không nên lơ là trong việc dự trữ các tài sản có tính thanh khoản cao để đáp ứng nhu cầu thanh khoản khi cần thiết.
Nguồn: tự tổng hợp từ Báo cáo Thường niên của các ngân hàng
Đến năm 2012, hệ số trung bình H5 của nhóm đã vượt qua mức 1 là dấu hiệu để các
ngân hàng chú ý, tập trung vào quản lý tốt các khoản vay hơn và có các chính sách dự phịng thích hợp.
Xu hướng chung của cả 8 ngân hàng là có hệ số tăng dần từ 2008 đến 2011 nhưng sụt giảm vào 2012. Điều này có thể giải thích như sau: trong năm 2012, mức tăng trưởng huy động vốn cao nhưng dịng vốn tín dụng vẫn chậm chạp chảy vào doanh
nghiệp, đã làm mất cân đối trong nguồn vốn của ngân hàng. Tiền gửi huy động
được nhưng lại không cho vay được bao nhiêu. Chính điều này đã làm cho tỷ số H5
giảm trên đà tăng từ những năm trước.