Tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi các TCTD khác trên tiền gửi khách hàng H8

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết (Trang 46 - 49)

3.2. THỰC TRẠNG THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG NIÊM YẾT

3.2.10.Tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi các TCTD khác trên tiền gửi khách hàng H8

khách hàng H8

Hệ số này đo lường mối tương quan giữa tài sản có (tiền mặt và tiền gửi tại TCTD khác) với tài sản nợ (tiền gửi của khách hàng) của một ngân hàng. H8 có giá trị càng lớn càng thể hiện tính thanh khoản của ngân hàng trong việc giải quyết nhu

cầu rút vốn đột xuất của khách hàng. Ví dụ, trong năm 2012, EIB có đến 73,55%

khoản tiền gửi của khách hàng được đảm bảo bằng tiền mặt và tiền gửi tại các

TCTD khác. Kết hợp xem xét với hệ số H7, có thể thấy rằng các ngân hàng như VCB, ACB và SHB đều chú trọng dự trữ thanh khoản cho ngân hàng thơng qua hình thức tiền gửi tại ngân hàng khác (số liệu H7 trung bình 5 năm cho ba ngân hàng này lần lượt là 1,93, 2,37 và 1,37). ‐ 2.000  4.000  6.000  8.000  10.000  12.000  CTG VCB EIB STB MBB ACB SHB NVB Biểu đồ 3.15 - Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD khác

2008 2009 2010 2011 2012

Nổi bật nhất trong bảng số liệu trên là trường hợp của ngân hàng EIB với giá trị H8 trong năm 2011 là 137,91% - hệ số này tăng hơn 2 lần trong giai đoạn 2010-2011, vượt rất xa mức H8 trung bình (37,81%) của tồn nhóm. Hiện tượng này là do riêng năm 2011, số lượng tiền gửi tại các TCTD khác của EIB tăng đột biến hơn 2 lần,

trong khi tiền gửi khách hàng nhận được lại giảm đã khiến cho tỷ số này bị lệch đi theo hướng nghịch lại. Tuy nhiên, đến năm 2012 thì tỷ số H8 quay trở lại xu hướng ban đầu khi vốn huy động tăng lên và tiền gửi các TCTD khác giảm xuống.

Trong giai đoạn 2010-2012, mặc dù huy động vốn trên thị trường lúc bấy giờ rất khó khăn, nhưng xu hướng chung của các ngân hàng đều có mức tiền gửi tăng lên (trừ ACB và NVB).

Bảng 3.4 – Tăng trưởng trong tiền gửi của khách hàng giai đoạn 2008- 2012 Tiền gửi khách hàng 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng trung bình CTG  121.634.466  148.530.242 205.918.705 257.273.708  289.105.307  24,52% VCB  157.067.019  169.071.562 204.755.949 227.016.854  284.414.568  16,23% EIB  30.877.730  38.766.465 58.150.665 53.652.639  70.458.310  24,78% STB  46.128.820  60.516.273 78.858.295 75.092.252  107.086.505  24,83% MBB  27.162.881  39.978.447 65.740.838 89.548.673  117.747.416  44,83% ACB  64.216.949  86.919.196 106.936.611 142.218.091  125.233.595  19,86% SHB  9.508.142  14.672.147 25.633.644 34.785.614  77.598.520  71,95% NVB  6.021.861  9.629.727 10.721.302 14.822.283  12.272.866  23,07%

Nguồn: tự tổng hợp từ Báo cáo Thường niên của các ngân hàng

Dẫn đầu hệ thống là mức tăng huy động vốn tại ngân hàng SHB. Theo báo cáo hợp nhất của nhà băng này vừa công bố tuần trước, huy động vốn đã tăng 123% và đạt 77.598 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn tiền gửi tăng mạnh sau khi hợp nhất với Habubank. Việc này cũng với tốc độ tăng trưởng huy động vốn tốt trong 4

năm trước đó đã giúp SHB giữ vững được “phong độ” nhất với mức tăng trưởng

huy động vốn đạt mức trung bình 71,95% trong suốt giai đoạn 2008-2012, vượt qua cả những ngân hàng lớn có uy tín hơn như CTG, VCB và EIB.

Ưu thế trong huy động vốn của các ngân hàng lớn được thể hiện rõ trong suốt giai đoạn 2008 đến 2012 khi chỉ tính riêng số liệu ghi nhận của CTG và VCB, nguồn

vốn huy động được đã chiếm tương đương 60% của tồn nhóm ngân hàng đã niêm yết.

“Những năm trước huy động của toàn ngành ngân hàng là 35%/năm (tương đương 2,5%/tháng). Năm tháng đầu năm 2011, huy động toàn ngành chỉ tăng được 1,5% so với cuối năm trước”.

Nguồn: tự tổng hợp từ Báo cáo Thường niên của các ngân hàng

Xét riêng trường hợp ngân hàng ACB có thể dễ dàng nhận ra sự sụt giảm trong tiền gửi của khách hàng tại đây. Trong số các ngân hàng lớn thì ACB chứng kiến luồng tiền rút ra khá mạnh sau sự cố hồi tháng 8 (bắt một số nguyên lãnh đạo của ngân hàng). So với cuối năm 2011, lượng tiền của khách hàng gửi tại ACB giảm 11,9%. Mặc dù lượng tiền khách gửi giảm, song xét về tổng huy động vốn thì ACB vẫn

đứng thứ 3 trong số các ngân hàng TMCP đang xem xét, và thứ 5 trong hệ thống

NHTM Việt Nam.

Chỉ trong hai ngày (21 và 22/8), khách hàng đã rút tiền khỏi ACB khỏang 8.000 tỷ đồng. Trong những ngày diễn ra căng thẳng thanh khoản 8/2012, ACB cho biết đã dự trù sẵn tiền mặt tương đương 9.400 tỷ đồng (bao gồm cả ngoại tệ USD sẵn sàng để chuyển đối qua) trong ngày 22, và ngày 23 thì lượng tiền mặt dự trữ là 30.000 tỷ đồng để phục vụ nhu cầu khách hàng.

Theo nhận định từ các lãnh đạo ngân hàng, huy động vốn tại các ngân hàng đều

tăng mạnh năm vừa qua. Nguyên nhân là do tiền gửi tiết kiêm được xem là kênh

đầu tư hiệu quả nhất trong bối cảnh thị trường chứng khoán sụt giảm, bất động sản đóng băng, ngoại tệ ít biến động cịn thị trường vàng bị siết chặt do NHNN mạnh

tay quản lý. 000% 020% 040% 060% 080% 100% 120% 140% 160% CTG VCB EIB STB MBB ACB SHB NVB Biểu đồ 3.16 - Tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD trên

tiền gửi của khách hàng

2008 2009 2010 2011 2012

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, huy động vốn của toàn hệ thống năm 2012 tăng khoảng 16%. Còn theo báo cáo tài chính của các ngân hàng lớn, ngoại trừ ở ngân hàng ACB sụt giảm do xảy ra “khủng hoảng” hồi quý 3, huy động vốn năm qua tăng khá mạnh, có ngân hàng đạt mức tăng trên dưới 100% so với năm 2011.

Tín dụng khơng được giải ngân khiến cho vốn của ngân hàng bị ứ đọng cộng với tiền gửi từ khách hàng tăng làm cho H8 duy trì cao.

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết (Trang 46 - 49)