Vốn điều lệ

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết (Trang 33 - 35)

3.2. THỰC TRẠNG THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG NIÊM YẾT

3.2.1. Vốn điều lệ

Nghị định 141/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ ban hành về danh mục vốn pháp định đối với các ngân hàng đến năm 2008 và 2010 là phải đạt được 3.000 tỷ

đồng đối với các NHTM, các NH đầu tư, các NH liên doanh liên kết, 5.000 tỷ đối

với các NH phát triển và chi nhánh các NH nước ngoài tại Việt Nam là 15 triệu USD.

Theo nghị định này, các NHTM buộc phải có mức vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ

đồng áp dụng từ ngày 31/12/2010.

Đến cuối năm 2008, phần lớn các ngân hàng đạt được mức vốn điều lệ lớn hơn vốn

pháp định cần thiết. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số trường hợp ngân hàng chưa đạt được yêu cầu trên, phải tiếp tục xây dựng phương án tăng vốn điều lệ trong khi thời điểm quy định đã hết.

Các ngân hàng chủ yếu hoạt động qua kênh chứng khoán: niêm yết hoặc phát hành

thêm cổ phiếu. Đối với nhóm các ngân hàng đã niêm yết trên thị trường chứng

khốn như: ACB, EIB,… thì việc huy động, tăng cường vốn điều lệ lên 3.000 tỷ

đồng khơng phải là một điệp vụ q khó khi thị trường chứng khoán là một kênh

thu hút vốn hiệu quả.

Tính đến 31/12/2012, tổng vốn điều lệ của tồn hệ thống ngân hàng tăng 11,42% so với năm 2011 trước đó.

Có thể thấy rằng, các ngân hàng ACB, CTG, EIB, STB và VCB là những ngân hàng có mức vốn điều lệ vượt xa ngưỡng yêu cầu của NHNN từ năm 2008. Nhưng khơng vì vậy mà nhóm ngân hàng này khơng đề ra kế hoạch tăng cường mở rộng thêm nguồn vốn của mình. Việc này góp phần cạnh tranh, gây khó khăn khơng nhỏ cho

các ngân hàng yếu kém hơn trong tiến trình huy động vốn đạt mức tối thiểu cần

thiết.

Trong số các ngân hàng được xem xét, NVB là ngân hàng có quy mơ “khiêm tốn” nhất với vỏn vẹn chỉ 3.010 tỷ đồng. Mặc dù có tốc độ tăng cao nhất 3,01 lần, ngân hàng chỉ đạt được mức yêu cầu theo nghị định khi bước vào năm 2011, trễ hơn một năm so với quy định của NHNN. Tuy nhiên, một khúc mắc xuất hiện vào khoảng cuối năm 2012 khi Navibank rơi vào danh sách các ngân hàng có vốn điều lệ dưới mức quy định tối thiểu. Cụ thể theo kết quả thanh tra từ NHNN, sau khi u cầu Navibank phải trích lập dự phịng bổ sung vì nợ xấu tăng, tài sản đảm bảo chưa

hồn tất thủ tục pháp lý, dự phịng các khoản tiền gửi liên ngân hàng thì vốn chủ sở hữu thực của Navibank chỉ còn 2.513 tỷ dồng, nghĩa là thấp hơn mức quy định.

Nguồn: tự tổng hợp từ Báo cáo Thường niên của các ngân hàng

Một chi tiết có thể nhận ra dễ dàng từ biểu đồ trên, trừ CTG, VCB và SHB là ba

ngân hàng vẫn tiếp tục huy động được thêm vốn, ba ngân hàng còn lại đều dậm

chân tại mức vốn điều lệ của năm 2011.

Trong năm 2012, vốn điều lệ và tổng tài sản của SHB tăng đột biến như vậy là do thương vụ sáp nhập với ngân hàng HBB (ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội) theo lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của nhà nước.

Ngồi sử dụng thị trường chứng khốn như một kênh thu hút đầu tư, một số ngân hàng hướng tới một giải pháp khác là tìm đối tác chiến lược cho mình. Có thể là các nhà đầu tư (NĐT) tổ chức, các đối tác nước ngoài, những đơn vị có thể mua lượng cổ phần lớn.

Khơng dừng lại ở mức vốn hơn 12.000 tỷ đồng, VCB vẫn xúc tiến cơng cuộc tìm

kiếm đối tác ngoại ngay sau khi cổ phần hóa năm 2008. Ngày 30/9/2011,

Vietcombank thông báo ra công chúng về việc bán 15% vốn tính trên số cổ phiếu đã phát hành đang lưu hành cho ngân hàng TNHH Mizuho (“MHCB”), một thành viên của tập đồn tài chính Mizuho để tăng vốn 11,8 nghìn tỷ VND (tương đương 567,3 triệu đơ la Mỹ).

Trong năm 2012 vừa rồi đã diễn ra vụ M&A được xem là lớn nhất trong lịch sử

ngành ngân hàng Việt Nam. Thương vụ chính thức hồn tất trong lễ ký kết giữa ngân hàng Vietinbank và ngân hàng Tokyo Mitsubishi UFJ vào ngày 27/12 vừa qua. Theo đó, Vietinbank bán 20% cổ phần cho ngân hàng Nhật Bản BTMU tương

đương giá trị 743 triệu USD (15.465 tỷ đồng). Như vậy, sau giao dịch này,

.0 5000.0 10000.0 15000.0 20000.0 25000.0 30000.0 CTG VCB EIB STB MBB ACB SHB NVB Biểu đồ 3.6 - Vốn điều lệ từ 2008-2012 2008 2009 2010 2011 2012

Vietinbank là ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất và cơ cấu cổ đông mạnh

nhất ở Việt Nam hiện nay.

Một số ngân hàng trong nhóm có đối tác chiến lược nước ngồi trước đó như: + Ngân hàng TMCP Á Châu - ACB và ngân hàng Standard Chartered (SCB) trở

thành đối tác chiến lược của nhau từ tháng 7/2005. Đến 5/2008, SCB lại công bố thỏa thuận mua thêm cổ phần của ACB, nâng tổng vốn đầu tư lên 12% cổ phần và 15,86% trái phiếu chuyển đổi tại ACB.

+ Năm 2007, Deutsche Bank cũng trở thành đối tác chiến lược của Habubank trong

đợt tăng vốn điều lệ lên 2,000 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ sở hữu là 10% cho ngân

hàng đến từ Đức.

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)