XUẤT ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VÀ NHNN ĐỂ CẢI THIỆN TÍNH THANH

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết (Trang 58 - 62)

THIỆN TÍNH THANH KHOẢN CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM

4.3.1. Tiếp tục phát huy đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng

Sau 1 năm thực hiện, đáng chú ý là an toàn hệ thống các TCTD được cải thiện rõ rệt; nguy cơ đổ vỡ hệ thống từng bước được đẩy lùi; tài sản nhà nước và nhân dân

được đảm bảo an toàn; tiền gửi nhân dân được chi trả bình thường.

Các TCTD yếu kém có nguy cơ đổ vỡ đã được NHNN kiểm soát chặt chẽ và từng bước được xử lý bằng các giải pháp thích hợp, nhờ đó thị trường tiền tệ dần đi vào

ổn định. Tuy nhiên, tiến trình này cịn chậm so với kế hoạch đặt ra. Chẳng hạn tuy

tốc độ tăng nợ xấu có giảm, nhưng quy mô nợ xấu rất lớn và suốt cả năm 2012 chưa

có biện pháp xử lý cơ bản. Cơng tác quản trị, điều hành một số TCTD cịn thấp;

Một vấn đề quan trọng là chi phí tái cơ cấu cần bao nhiêu, lấy từ những nguồn lực nào chưa được chỉ rõ trong đề án cơ cấu. Bởi lẽ các chi phí liên quan tới tái cơ cấu hệ thống NH rất lớn, bao gồm nguồn tái cấp vốn cho các NH yếu kém thanh khoản; nguồn xóa nợ và xử lý nợ xấu; chi phí xử lý và giải quyết các TCTD đổ vỡ; chi phí liên quan đến thực hiện các giải pháp tái cơ cấu các TCTD.

Có thể nói rằng chính sách mà NHNN đang thực hiện là một bước đi đúng đắn để

phát triển thị trường Việt Nam. Tuy nhiên cần có chính sách để thúc đẩy tiến trình diễn ra nhanh hơn trong tương lai như khuyến khích ngân hàng quy mơ vừa và nhỏ sáp nhập để mở rộng quy mô cũng như hoạt động hiệu quả hơn. Hệ thống NHTM Việt Nam có đặc điểm là quy mơ nhỏ, thiếu hẳn các tập đoàn TCTD hùng mạnh thật sự. Khuyến khích sáp nhập là cách để Việt Nam tiến gần hơn khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trong khu vực, tăng khả năng thu hút lượng tiền cịn đang trơi nổi trong dân cư, đáp ứng nhu cầu vốn phát triển kinh tế.

Để thực hiện tốt, hiệu quả các chủ trương trên, NHNN cần có những kế hoạch tác

chiến thực sự, và đồng thời giám sát tình hình thực hiện các quy định đã đề ra

4.3.2. Quy định chặt chẽ về đảm bảo thanh khoản NHTM

a) Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Có thể thấy vai trị của tỷ lệ dự trữ bắt buộc, vốn tự có của các ngân hàng để vượt

qua các cuộc khủng hoảng đã qua. Mức dự trữ tương đối sẽ nâng cao khả năng

thanh tốn của NHTM. Một tỷ lệ dự trữ thích hợp sẽ bắt buộc các NHTM dự trữ thanh khoản phù hợp hơn.

Quy định về dự trữ được xem là một phương pháp kiềm chế bùng nổ cho vay vì yêu cầu làm giảm nguồn vốn khả dụng, làm tăng chi phí cho các ngân hàng dẫn tới sức cạnh tranh của ngân hàng giảm đi. Ngồi ra, nó cịn chống lại tình trạng cho vay tại các ngân hàng yếu kém khơng có hệ thống đánh giá tín dụng nội bộ tốt.

b) Quản lý về vốn

Mức độ rủi ro của danh mục tài sản càng lớn thì địi hỏi lượng vốn đệm càng cao

để dự phịng cho các khoản tổn thất. Hệ số an tồn vốn CAR phải được xác lập

thật thận trọng và phù hợp. Tuy nhiên, nó khơng thể giúp bảo vệ ngân hàng phịng tránh hồn tồn rủi ro thanh khoản. Vì vậy tăng cường quản lý chặt chẽ về vốn không chỉ là những yêu cầu về lượng vốn tối thiểu, mà cịn cả về cơng tác giám sát, quản lý, tăng cường mức dự phòng, dự trữ để ngân hàng có hoạt động an tồn, lành mạnh, góp phần duy trì hệ thống tài chính quốc gia ổn định.

Việc Thông tư 13 và các văn bản sửa đổi ra đời đã đánh dấu một bước tiến mới

trong việc hướng dẫn, kiểm soát hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của NHNN

đối với các NHTM. Theo đó NHNN đã dần đưa các chuẩn mực quốc tế liên quan đến việc đảm bảo an toàn thanh khoản vào Việt Nam với sự điều chỉnh cho phù hợp

với trình độ phát triển (cơng nghệ, nhân lực…) của các TCTD trong nước.

Tuy nhiên nếu so sánh với các tiêu chuẩn liên quan đến quản trị rủi ro thanh khoản

ở Hiệp ước Basel II và Basel III thì các quy định của NHNN tại Thơng tư 13 cịn

tương đối cách xa. Điều này có thể dẫn đến cái nhìn sai lệch về tình hình thanh

khoản của tồn hệ thống. Do vậy NHNN cần xem xét và điều chỉnh các chính sách, quy định này cho phù hợp hơn nữa để hoạt động của hệ thống ngân hàng ngày càng hiệu quả và lành mạnh hơn.

Tuy nhiên, NHNN cần có những hành động cụ thể để hiện thực hóa các chủ trương trên bằng việc thường xuyên thanh tra về tình hình dự trữ đảm bảo thanh khoản của các NHTM, giám sát tình hình thực hiện, có cơ quan tư vấn về thực hiện nghiệp vụ như M&A. các công tác kiểm tra hoạt động này cần diễn ra chặt chẽ và liên tục

nhằm đảm bảo tính an tồn thanh khoản cho hệ thống.

Mặc dù Thông tư 13 và các văn bản sửa đổi ra đời đã có nhiều đổi mới cả về

phương diện giám sát thanh tra đối với công tác quản lý thanh khoản của các NHTM, tuy nhiên việc thực hiện còn chưa thực sự hiệu quả. Việc kiểm tra khả năng thanh khoản của ngân hàng hầu như không được đặt ra đối với công tác giám sát từ xa và cấp giám sát chỉ có thể nắm được tình hình chi trả của ngân hàng tại thời điểm báo cáo theo định kỳ mà khơng thể kiểm tra theo tính thời điểm. Đây là sự bất cập lớn trong công tác thanh tra giám sát công tác quản lý thanh khoản của NHTM. Vì vậy giải pháp tăng cường cơng tác thanh tra, giám sát không chỉ là tăng cường cường độ kiểm tra mà còn là chất lượng trong cơng tác quản lý. Thanh tra NHNN cần có sự liên kết chặt chẽ với các NHTM để đảm bảo khai thác thông tin từ nguồn này tại bất kỳ thời điểm kiểm tra nào chứ không chờ đến lúc các NHTM gửi báo cáo theo yêu cầu mới có thể có số liệu. Có như vậy mới có thể đưa ra việc cảnh báo sớm

để cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn trong thanh khoản cho các NHTM.

4.3.3. Sử dụng chính sách tiền tệ linh hoạt, vừa đủ

Việc hoạch định, điều hành các công cụ của chính sách tiền tệ cần phải tuân theo

nguyên tắc thị trường nhằm đạt được mục tiêu ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát,

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách có hiệu quả và bền vững, tránh việc thực hiện các mục tiêu thông qua các biện pháp hành chính. Các cơng cụ điều hành chính sách tiền tệ cần phải được cân nhắc cẩn trọng về liều lượng và tần suất áp dụng, cần phải

xem xét tính hai mặt của các cơng cụ này. NHNN cần tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng các cơng cụ của chính sách tiền tệ theo hướng:

- Đối với nghiệp vụ thị trường mở: cần được hồn thiện và sử dụng như một cơng cụ

chủ đạo trong việc điều tiết tiền tệ của NHNN theo hướng tăng số lượng các phiên giao dịch, mở rộng các loại giấy tờ có giá được thực hiện giao dịch, đa dạng hóa kỳ hạn giao dịch và khối lượng giao dịch. Hiện tại chỉ các loại giấy tờ có giá do Chính

phủ, Kho bạc Nhà nước phát hành mới được thực hiện OMO, trong khi số lượng

chứng khốn, giấy tờ có giá mà các TCTD nắm giữ rất đa dạng. Với những giấy tờ có giá này, NHNN có thể để tỷ lệ chiết khấu (haircut) cao hơn khi tham gia đấu

thầu.

- Đối với công cụ dự trữ bắt buộc: cần tiếp tục mở rộng đối tượng tiền gửi phải tính

dự trữ bắt buộc, có thể theo hướng cho phép các TCTD được thực hiện một phần dự trữ bắt buộc bằng các giấy tờ có giá thay vì bằng tiền gửi tại NHNN như hiện nay

để giảm bớt chi phí cho các NHTM và đồng thời cũng thúc đẩy nghiệp vụ thị

trường mở phát triển.

Có thể thấy vai trò của dự trữ bắt buộc đã giúp các ngân hàng vượt qua khủng

hoảng thanh khoản vừa qua. Một lượng dự trữ thích hợp sẽ nâng cao khả năng thanh khoản của NHTM. Ngoài ra việc nâng tỷ lệ này cũng sẽ chống được bùng nổ cho vay tại ngân hàng “yếu” là những ngân hàng có mức vốn dưới phép và khơng hệ thống đánh giá tín dụng.

Đồng thời cần nhìn nhận vấn đề đảm bảo dự trữ bắt buộc ở nhiều khía cạnh: là cơng

cụ để đảm bảo an tồn trong hoạt động nhưng vẫn phải đảm bảo tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn trên toàn hệ thống, tránh tình trạng hiện nay một số ngân hàng phải duy trì số dư tiền gửi đến vài nghìn tỷ VND tại NHNN trong khi nhu cầu thanh khoản hàng ngày chỉ bằng 1/3 hay 1/5 con số đó. Để giải quyết tình trạng

trên, NHNN có thể xem xét việc quy định tỷ lệ DTBB theo từng thời điểm trong

năm (ví dụ tỷ lệ phải duy trì trong thời điểm cuối năm có thể cao hơn trong năm)

hay chỉ áp dụng hình thức phạt kinh tế đối với các ngân hàng vi phạm…

- Đối với cơng cụ tái cấp vốn: cần hồn thiện để tạo ra khả năng cho các NHTM có

thể tiếp cận nguồn tái cấp vốn của NHNN, sao cho NHNN thực hiện tốt chức năng là người cho vay cuối cùng.

- Bên cạnh đó NHNN cũng cần tiếp tục nghiên cứu gắn việc tự do hóa lãi suất với tự do hóa tỷ giá hối đối để lãi suất và tỷ giá thực sự là tín hiệu phản ánh cung, cầu về vốn trên thị trường.

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)