Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại với Việt Nam

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng Rong nho Tasami sang các nước khu vực Đông Nam Á của Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Phúc Thịnh (Trang 41 - 43)

Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong suốt hành trình 25 năm qua, Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập, tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN và có những đóng góp tích cực trong việc duy trì đồn kết nội khối, tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên cũng như giữa ASEAN với các đối tác bên ngồi, góp phần không nhỏ vào sự phát triển và thành công của ASEAN.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN năm 2019 đạt 57,3 tỷ USD, tăng gấp 10 lần cách đây 25 năm và chiếm tỷ trọng 11% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả

nước. Trong nội khối ASEAN, Việt Nam có vị trí thứ 3 về xuất nhập khẩu, chỉ sau Singapore và Thái Lan. ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam, chỉ đứng sau thị trường châu Âu (EU), Hoa Kỳ và Trung Quốc. Năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN đạt gần 25 tỷ USD, tăng 1,3% so với năm 2018 và tăng 30% so với năm 2016.

Trong khu vực Đơng Nam Á thì Việt Nam ln nằm trong top đầu những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế ổn định. Trong đó, Việt Nam là nền kinh tế duy nhất có mức tăng trưởng dương năm 2020, dự báo GDP tăng 8% vào năm 2021. GDP Việt Nam năm 2020 ước đạt 340,6 tỷ USD, vượt Singapore, Malaysia, trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 khu vực Đơng Nam Á.

Năm 2020, với vai trị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam có trọng trách dẫn dắt và hợp tác với các nước đối tác để cùng phục hồi, thúc đẩy kinh tế toàn khu vực phát triển. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải nắm bắt và điều hành, cùng với các nước ASEAN liên kết để đảm bảo khả năng chống chọi với môi trường mới, tiếp tục tạo ra sức sống mới cho ASEAN cũng như cho các khuôn khổ hợp tác của ASEAN với các nước đối tác.

Với tư cách là Chủ tịch ASEAN, sẽ có khoảng từ 16-17 sáng kiến được thực hiện trong năm 2020, trải rộng và bao trùm lên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, cơng nghệ, kể cả việc hồn thiện về thể chế, hệ thống hạ tầng, cũng như sự liên kết nội khối trong ASEAN.

Hiện, ASEAN có 6 Hiệp định Thương mại tự do với các đối tác. Đây là những khn khổ hợp tác rất lớn, có thể tác động mạnh mẽ vào cấu trúc của thương mại toàn cầu. Với Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) mà Việt Nam, ASEAN cùng các nước đối tác dự kiến sẽ ký kết tại Việt Nam trong năm 2020, chắc chắn cũng sẽ mang lại cục diện mới, kết cấu mới của thương mại khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, để tiếp tục hướng tới phát triển và hợp tác khu vực bền vững, công cuộc hội nhập kinh tế ASEAN, Việt Nam cần có những định hướng, chính sách phù hợp. Cụ thể, Việt Nam cùng các nước khẳng định và thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN trong việc điều phối các hoạt động hợp tác kinh tế trong khu vực; thúc đẩy việc xây dựng các khn khổ hợp tác mang tính ổn định, bền vững. Đặc biệt, với vai trò là Chủ tịch ASEAN trong năm 2020, Việt Nam sẽ cùng các nước ASEAN thúc đẩy việc điều chỉnh các chương trình hợp tác trong ASEAN một cách phù hợp

với tình hình mới, nhất là thông qua việc đánh giá giữa kỳ quá trình thực hiện Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến năm 2025.

3.4Phân tích thực trạng thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm rong nho Tasami của công ty Cổ phần Sản xuất, Thương mại và Dịch vụ Phúc Thịnh sang thị trường Đông Nam Á

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng Rong nho Tasami sang các nước khu vực Đông Nam Á của Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Phúc Thịnh (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w