Cải thiện vấn đề vốn

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng Rong nho Tasami sang các nước khu vực Đông Nam Á của Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Phúc Thịnh (Trang 63 - 66)

2 Tổng lợi nhuận (lỗ) (0,07) (0,130) (1,634) 0,

4.2.5 Cải thiện vấn đề vốn

Để doanh nghiệp được đảm bảo về khả năng cạnh tranh và phát triển thì doanh nghiệp cần có một nguồn vốn vững chắc. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xuất

nhập khẩu như Công ty Cổ phần Sản xuất, Thương mại và Dịch vụ Phúc Thịnh. Vì các khoản chi phí cũng như rủi ro thiệt hại về chi phí, vật chất khi doanh nghiệp tiến hành thâm nhập một thị trường mới là không thể tránh khỏi.

Doanh nghiệp cần thiết lập các mối quan hệ mật thiết và bền vững với các đối tác, nhà đầu tư của doanh nghiệp ngồi ra cịn có ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong và ngồi nước. Tận dụng hiệu quả các chính sách hỗ trợ vốn của nhà nước để mang lại những nguồn vay vốn có lợi cho doanh nghiệp.

Chú trọng tới các chính sách ưu đãi riêng đối với các nhà phân phối lâu năm của doanh nghiệp, những nhà phân phối lớn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho q trình phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

4.3Một số kiến nghị với các tổ chức liên quan

Trong xu hướng hội nhập quốc tế và thúc đẩy xúc tiến thương mại quốc tế như hiện nay thì Nhà nước cần tích cực tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích các cơng ty xuất nhập khẩu tiến hành trao đổi thương mại quốc tế. Nhà nước có thể hỗ trợ các doanh nghiệp này bằng cách:

Tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do FTA đã ký, đặc biệt là CPTPP và EVFTA để thúc đẩy xuất khẩu. Việt Nam cần nghiên cứu kỹ và hoạch định các chiến lược, dự án cấp quốc gia để có thể phát triển ngành sản xuất thương mại. thực hiện ngay việc rà sốt, tính tốn lại kịch bản tăng trưởng xuất khẩu năm 2021 xây dựng kịch bản khai thác, phát triển thị trường theo các nhóm ngành hàng mà ta có lợi thế nói chung và ngành xuất khẩu thực phẩm nói riêng.

Xem xét việc bổ sung thêm những khoản hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm, thực phẩm chế biến từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Hỗ trợ quá trình nghiên cứu, sản xuất và phát triển sản phẩm. Bên cạnh đó, xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại, ưu tiên đối với các ngành hàng xuất khẩu trọng điểm trong đó có xuất khẩu thực phẩm.

Ngồi ra sẽ có những chính sách vay vốn cho các doanh nghiệp với mức lãi suất ưu đãi, thời hạn vay dài hạn để doanh nghiệp có nguồn vốn ổn định để tiếp tục tiến trình phát triển xuất khẩu.

Tăng cường liên kết với các thị trường ngoài nước: Chủ động tạo lập các mối liên kết song phương với nhiều cấp độ và hình thức khác nhau đối với thị trường có tính chiến lược; nghiên cứu, vận dụng thích hợp các hiệp định cấp quốc gia, các văn

trình thúc đẩy xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Ví dụ như việc kí kết các hiệp định có lợi để tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá cho các doanh nghiệp trong nước.

Thực hiện tốt hoạt động xúc tiến xuất khẩu: Xây dựng hệ thống thông tin thị trường tốt, hiện đại; tổ chức và giới thiệu các hình thức xuất khẩu mới; khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội, tham gia xuất khẩu hàng hóa. Cung cấp các nguồn thơng tin có ích một cách kịp thời để các doanh nghiệp tham khảo và điều chỉnh phù hợp chiến lược kinh doanh đối với các thị trường mục tiêu. Hoặc mở rộng tổ chức thêm nhiều những hội chợ, triển lãm để mời các đối tác tại các quốc gia khác tham dự. Song song với đó là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước có cơ hội tham dự hội chợ, triển lãm tại các thị trường ngoài nước. Đây cũng là một cách thức giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận trực tiếp với thị trường mục tiêu và có thể thu về những thơng tin, nhận định khách quan từ phía khách hàng. Khi nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu cũng như các thông tin về sự thay đổi của thị trường mục tiêu các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn cho việc hoạch định các chiến lược thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp.

Đồng thời cải thiện môi trường kinh doanh trong nước để thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn, hỗ trợ tín dụng, tài chính đối với các doanh nghiệp. Xây dựng, tiếp thu các cơng trình cơng nghệ mới hiện đại trên thế giới để nâng cao năng suất cũng như quy trình sản xuất trong nước. Hướng dẫn, hỗ trợ các nhà sản xuất, xuất khẩu vượt qua các rào cản xuất khẩu và phi xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng Rong nho Tasami sang các nước khu vực Đông Nam Á của Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Phúc Thịnh (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w