Nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn quản lý và phát triển ASEAN luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 25 - 29)

1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.3.2. Nhân tố bên ngoài

Các nhân tố bên ngoài là những nhân tố mà doanh nghiệp khơng thể kiểm sốt được mà doanh nghiệp chỉ có thể điều chỉnh những hoạt động kinh doanh của mình để tận dụng những thời cơ, thuận lợi mà các nhân tố này mang lại và hạn chế tối đa những rủi ro mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu. Các nhân tố này thuộc môi trường vĩ mô và vi mô.

 Môi trường vĩ mô

- Nhân tố kinh tế

Đây là nhân tố ảnh hưởng to lớn đối với doanh nghiệp và là nhân tố quan trọng nhất trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố như tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, sự ổn định của giá cả, tỷ lệ tăng trưởng quốc gia, tỷ lệ thất nghiệp, cán cân thanh tốn, chính sách tiền tệ, lãi suất,...

Một nền kinh tế tăng trưởng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định sẽ làm cho thu nhập bình quân của người dân tăng dẫn đến nhu cầu mua sắm của toàn xã hội tăng đồng nghĩa với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả cao, các doanh nghiệp vừa giải quyết được nhu cầu đời sống của người dân vừa tái đầu tư phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh tăng lên.

Ngược lại, khi nền kinh tế bị suy thoái, bất ổn định, tâm lý người dùng hoang mang, thu nhập người lao động giảm dẫn tới sức mua giảm sút địi hỏi các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để giữ chân khách hàng, giành giật khách hàng, lúc đó cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn.

- Nhân tố chính trị, pháp luật

Chính trị và pháp luật là nền tảng cho sự phát triển kinh tế cũng như cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở bất cứ thị trường nào dù là trong nước hay nước ngoài.

Mơi trường chính trị, pháp luật gồm các yếu tố như hệ thống chính trị, các quy chế, luật lệ, thủ tục hành chính, hệ thống các văn bản pháp luật, mức ổn định về tình hình chính trị của quốc gia, tính bền vững của Chính phủ.

Khơng có sự ổn định về chính trị sẽ khơng có một nền kinh tế ổn định, phát triển lâu dài lành mạnh. Luật pháp tác động điều chỉnh trực tiếp đến hoạt động của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế. Luật pháp rõ ràng, chính trị ổn định là môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng của quan hệ các chính phủ, các hiệp định kinh tế quốc tế,... phải quan tâm đến sự khác biệt về pháp luật giữa các quốc gia. Sự khác biệt này có thể làm tăng hoặc giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Nhân tố văn hóa – xã hội

Nhân tố văn hóa- xã hội bao gồm các yếu tố như lối sống, phong tục, tập quán, thái độ người tiêu dùng, trình độ dân trí, tôn giáo, thẩm mỹ. Đây là những yếu tố ít có sự thay đổi mà hầu hết thay đổi phải qua một thời gian quá trình lâu dài. Chúng quyết định trực tiếp đến hành vi của người tiêu dùng, quan điểm của họ về sản phẩm, dịch vụ, đây là những yếu tố có tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, muốn tồn tại được trên thị trường các doanh nghiệp không nên đi ngược lại với các yếu tố này mà doanh nghiệp phải phân tích nghiên cứu nó để đưa ra các giải pháp và chiến lược kinh doanh phù hợp, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.

- Nhân tố tự nhiên

Nhân tố tự nhiên có tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhân tố này bao gồm các yếu tố như: khí hậu, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, nguồn năng lượng, môi trường tự nhiên của vùng địa phương. Điều kiện tự nhiên của từng vùng sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho doanh nghiệp trong việc cạnh tranh vị trí địa lý thuận lợi ở

trung tâm, gần vùng ngun liệu, nhân lực, giao thơng thuận tiện, khí hậu ơn hòa,... sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, giảm chi phí nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Nhân tố công nghệ

Đây là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp thông qua giá thành và chất lượng sản phẩm. Một doanh nghiệp có hệ thống cơng nghệ hiện đại sẽ tạo ra được các sản phẩm có chất lượng tốt với năng suất cao, từ đó giúp tiết kiệm được chi phí, giá thành hợp lý giúp doanh nghiệp khẳng định được vị thế trên thị trường.

Trong môi trường đầy biến động như hiện nay, các sản phẩm, dịch vụ đều liên quan đến công nghệ nên để tồn tại và phát triển các nhà quản trị doanh nghiệp phải xem xét đến các yếu tố công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc theo dõi, xem xét, đánh giá những tiến độ khoa học kĩ thuật công nghệ trong ngành mà doanh nghiệp tham gia.

 Môi trường vi mô

- Một là khách hàng

Khách hàng là những người mua hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp, khách hàng thực hiện trả tiền cho doanh nghiệp để lấy hàng hóa hay dịch vụ để sử dụng. Câu nói “khách hàng là thượng đế” ln ln đúng với tất cả các doanh nghiệp dù là kinh doanh loại hình nào, nhất là trong điều kiện nền kinh tế phát triển, có nhiều doanh nghiệp cùng cung cấp một loại hàng hóa, dịch vụ thì sự hài lịng của khách hàng đối với doanh nghiệp càng trở nên quan trọng vì khi đó khách hàng có quyền quyết định họ sẽ tiêu dùng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp nào dựa trên tiêu chí chất lượng và giá cả của sản phẩm dịch vụ đó. Mà theo quan niệm, khi một khách hàng hài lòng sẽ kéo theo nhiều khách hàng khác hài lịng, từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Vì vậy, các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực tế và khách hàng thực tế mang đến cho doanh nghiệp nhiều khách hàng khác.

- Hai là nhà cung cấp

Những nhà cung cấp có thể coi trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Họ có thể chi phối đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do sự độc quyền của một số nhà cung cấp, họ có thể tạo sức ép lên doanh nghiệp bằng việc thay đổi giá cả, nguyên vật liệu họ cung cấp. Những thay đổi này có thể làm tăng hoặc giảm chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, lợi nhuận,.. từ đó tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Để ổn định quá trình cung cấp và sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần đến hàng loạt các giải pháp cụ thể như tạo uy tín với nhà cung ứng, tìm và liên kết với nhiều nhà cung ứng cùng một yếu tố đầu vào.

- Ba là sản phẩm thay thế

Các sản phẩm thay thế là các sản phẩm có chức năng và công dụng tương tự, khách hàng có thể lựa chọn thay thế cho sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Khi nền kinh tế phát triển thì các sản phẩm thay thế càng ra đời nhiều hơn dẫn đến tạo sức ép đến hoạt động kinh doanh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Sức ép của sản phẩm thay thế có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm sức ép của sản phẩm thay thế doanh nghiệp cần đổi mới sản phẩm khác biệt hóa sản phẩm, theo dõi, phân tích thường xun tiến độ khoa học- kỹ thuật- công nghệ và lựa chọn kênh phân phối phù hợp.

- Bốn là đối thủ cạnh tranh hiện tại

Đối thủ cạnh tranh là những đối tượng có cùng phân khúc khách hàng, cùng sản phẩm, giá tương đồng và có sức mạnh cạnh tranh trên cùng phân khúc thị trường.

Trên thị trường doanh nghiệp cạnh tranh thắng lợi vì có lợi thế hơn các đối thủ khác về chất lượng, giá bán, hệ thống phân phối, chương trình khuyến mãi, dịch vụ sau bán,... bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp bị thua lỗ không bán được hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hẹp lại. Vì vậy, muốn có vị thế trên thị trường thì doanh nghiệp phải phân tích các đối thủ cạnh tranh để đưa ra các chiến lược cạnh tranh.

Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành thường chịu sự tác động tổng hợp của ba yếu tố: cơ cấu cạnh tranh của ngành, mức độ của nhu cầu và những trở ngại khi ra khỏi ngành.

- Năm là đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những doanh nghiệp hiện chưa có mặt trong ngành hoặc mới có mặt trong ngành nhưng chưa cung cấp dịch vụ và nó có thể ảnh hưởng đến ngành trong tương lai. Khi các doanh nghiệp này tham gia vào ngành thì sẽ làm cho mức cạnh tranh tăng lên, khách hàng và lợi nhuận sẽ bị chia sẻ, vị thế của doanh nghiệp sẽ bị thay đổi. Vì vậy, doanh nghiệp cần tìm cách hạn chế sự gia nhập của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn khi gia nhập ngành cần phải nghiên cứu, phân tích các rào cản bao gồm: kỹ thuật, công nghệ; yêu cầu về vốn; các yếu tố thương mại (hệ thống phân phối, hệ thống khách hàng, thương hiệu); các nguồn lực đặc thù (nguyên vật liệu, bằng cấp).

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn quản lý và phát triển ASEAN luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)