CHƯƠNG 2 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TỐN KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT
3.1 SƠ NÉT VỀ VIETCOMBANK BÌNH TÂY
− Tên tổ chức : Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Bình Tây
− Tên viết tắt : Vietcombank
− Tên giao dịch quốc tế : JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR FOREIGN
TRADE OF VIETNAM
− Logo :
− Ngày thành lập : 10/09/1997
− Ngày khai trương đi vào hoạt động: 10/01/1998
− Theo quyết định số 207/TCCB của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
− Trụ sởchính được đặt tại 129-129A Hậu Giang phường 5 quận 6
3.2 TÌNH HÌNH CHUNG HOẠT ĐỘNG THANH TỐN
KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIETCOMBANK BÌNH
TÂY
Hiện nay, đối với nhiều nước trên thế giới việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt trở nên khá quen thuộc với người dân, bằng chứng là tỷ trọng thanh tốn khơng dùng tiền mặt hầu như chiếm đa số trên tổng giá trị thanh tốn chung.Tại Việt Nam, hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt cũng đã trải qua một quá trình áp dụng lâu dài kể
từ năm 1994 đồng thời các công cụ thanh tốn ln được chú ý cải thiện, nâng cao chất lượng theo thời gian.Tuy nhiên theo khảo sát gần nhất của cơ quan chức năng vào năm 2003 và một số thống kê của Ngân hàng Nhà nước đã chỉ ra rằng việc sử dụng tiền mặt để thanh tốn cịn khá phổ biến trong nền kinh tế, tồn tại ngay cảở thành thị,
nơi có điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển các phương tiện TTKDTM.Tính tới thời
điểm năm 2012,hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt tuy có bước phát triển vượt bậc so với trước đây nhưng nhìn chung cịn bất cập trong xu thế hội nhập quốc tế và thực sự vẫn chưa đi vào cuộc sống, thậm chí cịn rất xa lạ với đại đa số dân cư, nhất là
khi đối với họ thì tiền mặt vẫn là phương tiện thanh tốn duy nhất.Xét về khía cạnh kinh tế, việc tồn tại một lượng lớn tiền nhàn rỗi từ khu vực dân cư dẫn đến hậu quả
làm chậm tốc độ thanh toán trong nền kinh tế, hạn chế nguồn vốn đầu tư và sẽ trực tiếp
gây tác động không nhỏ đến việc điều hồ lưu thơng tiền tệ , giảm sức mua của đồng tiền.Đây là một thách thức to lớn đặt ra cho các ngân hàng hoạt động trong nước vì để nguồn vốn trong nước khỏi lãng phí, phân tán khơng quay vịng được thì các ngân
hàng phải tổ chức tốt công tác thanh tốn khơng dùng tiền mặt bên cạnh đó khơng
ngừng đổi mới, cải tiến công cụ, công tác thanh tốn khơng dùng tiền mặt nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán.Để đẩy mạnh phát triển TTKDTM, tạo chuyển biến mạnh, rõ rệt về tập quán thanh toán trong xã hội trong giai đoạn mới, Thủtướng Chính phủ đã
ban hành Quyết định số 2453/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đẩy mạnh TTKDTM tại Việt
Nam giai đoạn 2011-2015
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt đối với nền kinh tế, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam nói chung và chi nhánh Bình Tây nói riêng vẫn đang nỗ lực từng ngày hồn thiện, cải tiến cơng nghệ thanh tốn để nâng cao chất lượng phục vụ cho cơng tác thanh tốn khơng dùng tiền mặt.Ngồi việc ứng dụng các chương trình tin học vào hệ thống thanh tốn ,ngân hàng cịn chú ý đến cơng tác đào tạo cán bộ vững về chuyên môn, thành thạo về nghiệp vụ, làm việc có
khoa học để góp phần thúc đẩy hiệu quả của các cơng cụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Song song với những cải cách trong nội bộ, Vietcombank Bình Tâycịn chú trọng đến việc mở rộng đối tượng khách hàng cụ thể đưa cơng cụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt đến gần hơn với đại bộ phận khách hàng cá nhân, đây là nhóm khách hàng được xem là khá tiềm năng.
Có thể nói giá trịthanh tốn là một trong những yếu tố khơng nhỏ phản ảnh nên trình độ thanh tốn,thương hiệu và uy rín của ngân hàng , tuy nhiên bên cạnh đó giá trị cũng là một chỉ tiêu thể hiện tương đối khá chính xác thành tựu đạt được cũng như phần hạn chế của cơng tác thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong thời gian đã thực hiện.Để có cái nhìn chính xác hơn về tình hình thực hiện cơng tác TTKDTM tại
Vietcombank Bình Tây trong thời gian qua, ta xem xét số liệu cụ thể trong 4 năm từ 2009 đến 2012
Bảng 3.1: Tình hình thanh tốn tại Vietcombank Bình Tây
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tăng/ giảm 2010/ 2009 (%) Tăng/ giảm 2011/ 2010 (%) Tăng/ giảm 2012/ 2011(%) Tổng số Tổng số Tổng số Tổng số TTKDTM 23.695.918 25.091.894 29.081.525 26.236.093 5,89% 15,90% -9,78% TTDTM 4.843.285 4.547.568 4.345.515 3.289.107 -6,11% -4,44% -24,31% TT chung 28.539.203 29.639.462 33.427.040 29.525.200 3,86% 12,78% -11,67%
(Nguồn: Tài liệu tổng hợp-Phịng kế tốn Vietcombank Bình Tây)
Biểu đồ 3.1: Tình hình thanh tốn tại Vietcombank Bình Tây
(Nguồn: Số liệu tổng kết từ bảng 3.1)
Từ nguồn số liệu thống kê được qua bảng 3.1 ta thấy được tình hình TTKDTM của Vietcombank Bình Tây đang có những chuyển biến khá tích cực.Nhìn chung giá trị TTKDTM có xu hướng tăng dần qua 4 năm từ năm 2009-2012 cụ thể từ 23.695.918
triệu đồng năm 2009 tính đến năm 2011 đã đạt con số 29.081.525 triệu đồng .Mặc dù có sự sụt giảm trong giá trị TTKDTM vào năm 2012 chỉ còn 26.236.093 triệu đồng do
những ảnh hưởng tiêu cực từ sự khó khăn chung của nền kinh tế thì tỷ lệ TTKDTM vẫn duy trì sự tăng trưởng đều và chiếm một mức khá cao trên 80% tổng doanh thu thanh toán. Tiền mặt được sử dụng ít đi trong các giao dịch tại ngân hàng là dấu hiệu đáng mừng cho thấy hoạt động TTKDTM phần nào khẳng định được ưu thế trở thành công cụ thanh tốn được nhiều người biết đến, có những bước phát triển xứng tầm với lợi ích thực sự của nó.Bên cạnh đó, hoạt động TTKDTM ngày càng khởi sắc cũng đã
83,03% 84,66% 87,00% 88,86% 16,97% 15,34% 13,00% 11,14% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2009 2010 2011 2012 TTKDTM TTDTM
góp phần tạo ra nguồn vốn thanh tốn chính là một trong nguồn vốn mang lại khả năng sinh lời nhiều nhất cho ngân hàng.
Từ kết quả đã thực hiện được có thể đánh giá được chi nhánh đã rất nỗ lực trong việc hướng đến mục tiêu chung trong cơng tác hồn thiện hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt, đẩy mạnh tinh thần của đề án do chính phủ đề ra cho mục tiêu phát triển phương thức thanh toán này trong giai đoạn 2011-2015.
3.3 CÁC HÌNH THỨC THANH TỐN KHƠNG DÙNG TIỀN
MẶT TẠI VIETCOMBANK BÌNH TÂY
Trong nền kinh tế thị trường hàng hoá đầy phức tạp như hiện nay các hình thức
TTKDTM được địi hỏi phải đáp ứng được nhu cầu thanh quyết toán tức thời và với
dung lượng ngày càng cao.Do đó việc thiết lập, phát triển nhiều và đa dạng hố các hình thức TTKDTM để giúp các chủ thể thực hiện tốt q trình thanh tốn là một điều tất yếu.
Thể lệ thanh tốn khơng dùng tiền mặt ban hành theo quyết định 22QĐ-NH1
ngày 21/02/1994 của Thống đốc NHNNVN tồn tại các hình thức TTKDTM bao gồm:
Thanh tốn bằng uỷ nhiệm thu;Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi - chuyển tiền;Thanh
tốn bằng thư tín dụng; Thanh tốn bằng Ngân phiếu thanh toán; Thanh toán bằng thẻ thanh toán; Thanh toán bằng séc;kể từ tháng 8 năm 2000 đã xuất hiện hình thức TTKDTM mới đó là :Thanh toán ngân hàng điện tử .Báo cáo của Vụ Thanh tốn
(NHNN) có nhận xét khá tổng quan về thực trạng TTKDTM như sau: “Séc hầu như khơng được dùng thanh tốn, ủy nhiệm thu chỉ dùng trả tiền điện nước, thẻ chủ yếu chỉ dùng để rút tiền mặt!”.
Tại Vietcombank Bình Tây, các hình thức TTKDTM chủ yếu thường được sử
dụng đó là: Thanh tốn bằng uỷ nhiệm thu; Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi - chuyển tiền; Thanh toán bằng thẻ thanh toán; Thanh toán bằng séc; Thanh tốn ngân hàng
điện tử.Đối với hình thức thanh tốn bằng thư tín dụng do thủ tục mở và thanh tốn hết sức phức tạp vì khách hàng phải lưu ký một tài khoản riêng không được hưởng lãi, đồng thời phải mỗi giao dịch phải yêu cầu một thư tín dụng riêng rất mất thời gian do đó hình thức này hầu như khơng được khách hàng sử dụng cho hoạt động thanh toán trong nước trong thời gian qua. Bên cạnh đó, quyết định số 235/2002/QĐ-NHNN ngày
27/03/2002 của thống đốc NHNN đã việc chấm dứt việc phát hành trái phiếu thanh
toán.Vậy nên để phù hợp với tình hình thực tế tại Vietcombank Bình Tây cũng như tình hình kinh tế Việt Nam nói chung, bài viết sẽ khơng đề cập tới hai hình thức thanh tốn bằng thư tín dụng và ngân phiếu thanh tốn.
Bảng 3.2: Tình hình các hình thức TTKDTM tại Vietcombank Bình Tây
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng UNC 20.371.640 85,97% 21.442.737 85,46% 20.737.740 71,31% 14.180.708 54,05% Séc 1.734.928 7,32% 1.803.793 7,19% 4.937.420 16,98% 7.653.246 29,17% UNT 22.328 0,09% 29.794 0,12% 26.955 0,09% 25.931 0,10% Thẻ 1.382.589 5,83% 1.558.770 6,21% 2.611.655 8,98% 3.522.582 13,43% NHĐT 184.432 0,78% 256.798 1,02% 767.754 2,64% 853.624 3,25% Giá trị 23.695.917 100% 25.091.892 100% 29.081.524 100% 26.236.091 100%
(Nguồn: Tài liệu tổng hợp-Phòng kế tốn Vietcombank Bình Tây)
Số liệu thống kê từ bảng 3.2 cho ta cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động
TTKDTM tại Vietcombank Bình Tây.Thanh tốn bằng uỷ nhiệm chi được ưa chuộng nhất trong khâu thanh toán giữa các thể nhân và pháp nhân khác nhau trong nền kinh tế, đó chính là lý do khiến giá trị thanh tốn bằng hình thức này ln đạt tỷ trọng cao nhất so với các hình thức cịn lại, chiếm trên 2/3 tổng giá trị TTKDTM trong khoảng thời gian từ 2009-2011.Tuy nhiên cơ cấu giá trị TTKDTM đang có sựchuyển dịch tích
cực qua từng năm khi giá trị của séc, thẻ và các hình thức ngân hàng điện tử tăng trưởng vượt bậc cụ thể tỷ trọng các hình thức này từ 8,05% năm 2009 đã vươn lên chiếm 1/2 trong tổng cơ cấu thanh toán vào năm 2012.Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy thói quen và nhận thức của khách hàng đang dần dần thay đổi, điều này phản ánh được chất lượng của hình thức TTKDTM luôn được quan tâm củng cố, đổi mới, cải thiện qua từng ngày, phù hợp với xu thế tất yếu khách quan của sự phát triển của nền kinh tế và cơng nghệ thanh tốn của ngân hàng
Bên cạnh tính ưu việt vốn có, mỗi hình thức TTKDTM vẫn tồn tại những hạn chế nhất định do quy định cụ thểđặt ra riêng cho từng loại hình thanh tốn, mức độ tín nhiệm khác nhau, uy tín của khách hàng, trình độ kỹ thuật và thói quen truyền thống của từng khách hàng khi lựa chọn các hình thức thanh tốn.Để có cái nhìn chi tiết hơn
về tình hình TTKDTM tại Vietcombank Bình Tây, chúng ta cùng nghiên cứu thực trạng của từng hình thức cụ thể qua số liệu thống kê được về giá trị của từng loại.
3.3.1 Hình thức thanh tốn bằng uỷ nhiệm chi
Ở Việt Nam, nhìn chung uỷ nhiệm chi là hình thức thanh tốn được khách hàng sử dụng phổ biến nhất trong các công cụ TTKDTM bởi sự đơn giản về thủ tục và có phạm vi thanh tốn rộng rãi.Khi có nhu cầu khách hàng chỉ cần điền vào mẫu đơn có
sẵn của ngân hàng sau đó ngân hàng sẽ tiến hành các thủ tục kiểm tra cần thiết và hoàn tất việc chuyển tiền chỉ trong vịng 1 ngày.Do tính năng phù hợp, hình thức uỷ nhiệm
chi được tín nhiệm và sử dụng nhiều gần như chiếm ưu thế tuyệt đối trong một khoảng thời gian dài tại Vietcombank Bình Tây kể từ khi các hình thức TTKDTM được phổ
biến ở Việt Nam.Dưới đây là bảng tổng kết giá trị thanh toán uỷ nhiệm chi cho ta cái nhìn cụ thể hơn về diễn biến của hình thức thanh tốn này tại chi nhánh trong 4 năm
gần đây nhất.
Bảng 3.3: Tình hình thanh tốn Uỷ nhiệm chi tại Vietcombank Bình Tây
Đơn vị: Triệu đồng
UNC 2009 2010 2011 2012 Tăng/ giảm 2010/2 009 Tăng/ giảm 2011/ 2010 Tăng/ giảm 2012/ 2011 Tổng số 20.371.640 21.442.737 20.737.740 14.180.708 5,26% -3,29% -31,62% Tỷ trọng (%) 85,97% 85,46% 71,31% 54,05%
(Nguồn: Tài liệu tổng hợp-Phịng kế tốn Vietcombank Bình Tây)
Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng giá trị thanh toán Uỷ nhiệm chi
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ bảng 3.3)
Từ bảng số liệu tổng kết ta có thể thấy giá trị thanh toán của uỷ nhiệm chi tăng
5,6% năm 2010 so với năm 2009 sau đó có xu hướng giảm dần trong những năm tiếp
theo, trong đó đáng chú ý là sự sụt giảm 31,62% của năm 2012 so với cùng kỳ năm trước 2011.Điều này có thể được giải thích là do những ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế làm suy giảm giá trị TTKDTM nói chung và giá trị thanh tốn uỷ nhiệm chi
cũng không ngoại lệ chịu ảnh hưởng từ những tiêu cực đó.Tuy nhiên tỷ trọng uỷ
nhiệm chi đang dần suy giảm dần trong tổng giá trị TTKDTM cụ thể từ 86,97% năm
2009 còn 54,05% năm 2012, điều này đã phản ánh một xu thế mới.Sở dĩ hình thức uỷ
nhiệm chi ngày càng ít được sử dụng là do các phương tiện thanh toán hiện đại mới ra
đời chẳng những khắc phục được những hạn chế còn tồn tại mà còn phát huy hơn nữa những tiện ích vốn có của hình thức này chẳng hạn như :giản đơn hoá các thủ tục giấy tờ cần thiết và tối thiểu thời gian thực hiện giao dịch, cung cấp thêm nhiều tính năng
mới.
Giá trị thanh tốn của uỷ nhiệm chi luôn ở mức cao chủ yếu đến từ các khách hàng tổ chức do nhu cầu đảm bảo an tồn nhanh chóng cho các khoản thanh toán lớn
như:thanh toán tiền hàng, tiền dịch vụ, nộp thuế, trả lương…..Đối với nhóm khách hàng cá nhân do ngại tiếp xúc với các thủ tục ngân hàng nên thường có tâm lý trao tay và các món giao dịch nhỏ điều đó dẫn tới kết quả hình thức uỷ nhiệm chi vẫn chưa được sử dụng thường xuyên.Mặc dù vậy các số liệu về giá trị uỷ nhiệm chi vẫn làm sáng tỏ rằng phương tiện thanh toán truyền thống này vẫn được Vietcombank Bình Tây quan tâm dần được hoàn thiện để phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.Tỷ trọng thanh toán uỷ nhiệm chi tuy có chiều hướng sụt giảm nhưng nhìn chung
vẫn cao hơn rất nhiều gấp 5 lần vào năm 2009-2010 so với các phương tiện thanh toán khác và chỉ đạt trạng thái gần cân bằng vào năm 2012. Từ đó ta có thể nhận thấy hình thức uỷ nhiệm chi vẫn là sự lựa chọn quen thuộc của đại bộ phận khách hàng, điều này góp phần khẳng định tính năng uỷ nhiệm chi vẫn phù hợp yêu cầu chung của nền kinh tế và qua đó khẳng định vị thế vốn có của hình thức này trong các phương tiện TTKDTM nói chung.
3.3.2 Hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm thu
Thể thức thanh tốn uỷ nhiệm thu hay cịn gọi là nhờ thu thường được sử dụng
trong nước dưới dạng dịch vụ thu hộ giữa đối tượng cung cấp hàng hoá, dịch vụvà đối
tượng sử dụng hàng hoá, dịch vụ cụ thể như :trả tiền điện, nước, cước phí, bưu điện….Theo thực trạng TTKDTM cho thấy quy trình thanh tốn bằng uỷ nhiệm thu hết sức phức tạp và rườm rà chỉ phù hợp với kho bạc nhà nước hoặc dùng cho các mua bán với nước ngồi do đó đối với các giao dịch trong nước hình thức này khơng
thường được sử dụng thường xuyên.
Bảng 3.4: Tình hình thanh tốn Uỷ nhiệm thu tại Vietcombank Bình Tây
Đơn vị: Triệu đồng
UNT 2009 2010 2011 2012 Tăng/giảm 2010/2009 Tăng/giảm 2011/2010 Tăng/giảm 2012/2011 Tổng số 22.328.160 29.794.554 26.955.661 25.931.736 33,44% -9,53% -3,80% Tỷ trọng (%) 0,09% 0,12% 0,09% 0,10%
(Nguồn: Tài liệu tổng hợp-Phịng kế tốn Vietcombank Bình Tây)
Biểu đồ 3.3: Tỷ trọng giá trị thanh toán Uỷ nhiệm thu