Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong kinh doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú của khách sạn Hanoi Daewoo Hotel, Hà Nội (Trang 34 - 35)

6. Kết cấu khóa luận

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Daewoo Hà Nội

3.2.2 Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong kinh doanh

3.2.2 Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trongkinh doanh lưu trú kinh doanh lưu trú

Nguồn nhân lực là yếu tố quan tâm hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào, cũng như của cả nước ta trong thời kỳ hội nhập. Trong ngành khách sạn thì vấn đề này càng phải được quan tâm chú trọng nhiều hơn, bởi vì kinh doanh dịch vụ là ngành sử dụng nhiều lao động sống nhất, trình độ của nhân viên là vơ cùng quan trọng, chất lượng và trình độ lao động sẽ quyết định hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác. Kinh doanh lưu trú cũng như kinh doanh các dịch vụ khác địi hỏi nhân viên khơng chỉ có trình độ chun mơn tay nghề mà cịn phải có sự hiểu biết nhất định, có vốn ngoại ngữ cũng như các kỹ năng mềm khác. Xuất phát từ thực tế đội ngũ nhân viên ở bộ phận kinh doanh lưu trú của khách sạn phần lớn là có kinh nghiệm làm việc, thành thạo nghiệp vụ, tuy nhiên còn một số hạn chế về hiểu biết, ngoại ngữ, khả năng nắm bắt trước những thay đổi về nhu cầu của khách. Do đó cần có các biện pháp trau dồi thêm cho nhân viên ở bộ phận này, cụ thể:

Đối với nhân viên lễ tân: Nhân viên lễ tân là những người đầu tiên giao tiếp với khách hàng, tạo sự cảm nhận đầu tiên về chất lượng dịch vụ khách sạn, vì vậy:

- Cần quản lý chặt chẽ những nhân viên này về trình độ nghiệp vụ nhận đăng ký buồng, về thái độ, về kỹ năng và nghệ thuật bán hàng của họ.

- Nhân viên lễ tân thường được khách yêu cầu cung cấp các thông tin về các tiện nghi dịch vụ trong khách sạn, về các sự kiện hay hoạt động đáng chú ý tại địa phương trong thời gian khách lưu lại. Như vậy, nhân viên lễ tân phải có sự am hiểu về khách sạn cũng như có kiến thức văn hóa xã hội tổng hợp.

- Cần học những kỹ năng cũng như các quy trình để hạn chế dịch bệnh lây lan. Cơng tác đào tạo phải đề cập đến vai trị quan trọng của biện pháp cách ly giao tiếp xã hội: đeo khẩu trang đúng cách, rủa tay, làm sạch và khử trùng khi bước vào khách sạn, không chạm những dụng cụ không cần thiết.

- Cần phải quản lý chặt chẽ thu thập thông tin cũng như cung cấp thông tin của nhân viên nhằm giúp họ làm tốt nhiệm vụ.

- Quan tâm đến công tác tuyển dụng, sử dụng hợp lý nhân viên, phải có kế hoạch từ khâu tuyển dụng để có nhân viên tốt. Nhân viên lễ tân cần chọn người trẻ tuổi, ưu nhìn, sức khỏe tốt, trình độ ngoại ngữ tốt, nhanh nhẹn hoạt bát, nắm bắt tâm lý khách, đặc biệt là nắm vững nghiệp vụ lễ tân và trung thực.

Đối với nhân viên buồng: Nhân viên buồng chịu trách nhiệm làm vệ sinh phòng khách và đảm bảo duy trì mức tiện nghi trong phịng khách sạn. Do đó cần có biện pháp trau dồi thêm cho nhân viên buồng, cụ thể:

- Phải có kế hoạch từ khâu tuyển dụng để có nhân viên tốt. Nhân viên bộ phận buồng cần tuyển dụng những người khỏe mạnh, thành thạo nghiệp vụ, thật thà, trung thực, có khẳ năng ngoại ngữ cơ bản.

- Quyết định số lượng nhân viên bộ phận buồng hợp lý: Việc xác định số lượng nhân viên buồng cần dựa trên công suất buồng dự kiến của khách sạn. Vào thời chính vụ, số lượng buồng cần làm vệ sinh nhiều, số lượng nhân viên buồng được yêu cầu cũng cao hơn chính vụ.

- Phải lập kế hoạch cơng việc, ca làm việc và bố trí sắp xếp nhân viên buồng hợp lý.

- Lập các chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn, thường xuyên cho nhân viên buồng. Đối với nhân viên mới vào, kinh nghiệm cịn ít, cũng như nhân viên cũ đã có tuổi đời cao và kiến thức đã khơng cịn phù hợp thì cần phải đào tạo nâng cao và đào tạo lại. Đào tạo bằng hình thức kèm cặp tại chỗ, hoặc mở các lớp đào tạo về ngoại ngữ, nghiệp vụ buồng, kỹ năng trong giới hạn chi phí có thể của khách sạn.

Bên cạnh đó, cần chú trọng phát triển nhân viên có trình độ, có khẳ năng thích hợp với vị trí quản lý khách sạn, đào tạo chuyên môn quản lý thực tiễn tại khách sạn, cho họ tiếp cận với cơng việc mang tính quản lý để họ phát huy khẳ năng của mình.

Đặc biệt quan tâm đến đãi ngộ nhân sự nhân viên lễ tân và nhân viên buồng, đây là động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tăng năng suất lao động và tăng sự gắn bó của nhân viên với khách sạn. Đãi ngộ của khách sạn với nhân viên thể hiện ở chế độ lương thưởng. Hiện nay các nhân viên của khách sạn Daewoo Hà Nội ngồi tiền lương cơ bản ra cịn được thêm khoản chi phí dịch vụ, tuy nhiên nhân viên chưa thực sự hài lịng với mức lương hiện tại. Đó là ngun nhân chính khiến các nhân viên giỏi có kinh nghiệm làm việc lâu năm rời khách sạn để tìm kiếm cơng việc khác ngay khi có cơ hội, gây tổn thất cho khách sạn mất chi phí tuyển dụng đào tạo ảnh hưởng đến năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh chung của khách sạn.

Do đó cần phải có kế hoạch định kỳ nâng lương cho nhân viên theo cấp bậc và theo thời gian làm việc của họ và để phù hợp với mặt bằng giá cả chung hiện nay, giúp người lao động cân bằng cuộc sống vật chất. Bên cạnh đãi ngộ vật chất giám đốc khách sạn nên quan tâm đến đời sống tinh thần của nhân viên, động viên khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên, phải làm sao cho nhân viên thấy rằng họ thật sự tơn trọng, từ đó nhân viên sẽ cống hiến hết sức mình gắn bó với khách sạn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú của khách sạn Hanoi Daewoo Hotel, Hà Nội (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w