1.3.1 Các nhân tố khách quan
Tình trạng của nền kinh tế
Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển là cơ hội cho việc hội nhập và phát triển cho các doanh nghiệp, nhưng cũng là thách thức lớn cho sự tồn tại của doanh nghiệp khi các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều hơn, mạnh mẽ hơn. Nguồn nhân lực cũng vì thế mà ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng hơn.
Khi nền kinh tế phát triển hay suy thối thì đều tác động mạnh đến nguồn nhân lực. Cụ thể, trong tình cảnh nền kinh tế đi xuống, doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự, giảm bớt chi phí đào tạo. Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển đi lên, doanh nghiệp sẽ mở rộng quy mơ, có nhu cầu mở rộng nhân sự cả về số lượng lẫn chất lượng. Lúc đó, doanh nghiệp tăng cường cơng tác đào tạo để thu hút nhân lực cũng như nâng cao chất lượng người lao động trong công ty.
Sự phát triển của khoa học – công nghệ
Cùng với sự phát triển của nên kinh tế, khoa học – công nghệ cũng ngày càng phát triển. Có rất nhiều các phát minh khoa học được ứng dụng vào thực tế cuộc sống và hoạt động kinh doanh. Máy móc cơng nghệ thì dần thay thế cho
mồ hôi công sức tay chân của người lao động. Để thích ứng với cơng nghệ tiên tiến, mỗi ngày một đổi mới, doanh nghiệp cần phải liên tục cập nhật những kiến thức công nghệ mới, ln thay đổi các kiến thức trong chương trình đào tạo để phổ biến những kiến thức mới ấy đến người lao động. Nhờ những hoạt động đào tạo được cập nhật thường xuyên như vậy, người lao động sẽ biết cách vận hành, sử dụng các máy móc, thiết bị mới trong dây chuyền sản xuất.
Đối thủ cạnh tranh trên thị trường
Nhân tố cạnh tranh cũng ảnh hưởng lớn đến công tác đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có sức cạnh tranh tốt trên thị trường thì càng cần có lực lượng nhân lực tốt, có sức cạnh tranh lớn. Cơng tác đào tạo nguồn nhân lực ở những doanh nghiệp đó thì được chú trọng hơn để có thể nâng cao được trình độ kiến thức chun mơn cũng như thái độ, tinh thần làm việc.
Vấn đề đổi mới con người là tất yếu khách quan, do đó cơng tác đào tạo cần phải xây dựng một cách hiệu quả và tối ưu.
Nhân tố pháp luật
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh cấc quan hệ xã hội phát triển với lợi ích của giai cấp mình.
Nhà nước ln có những điều khoản pháp luật, chính sách để bảo vệ, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực. Khi có những chính sách hỗ trợ, doanh nghiệp đẩy mạnh việc đưa các nhân viên, người lao động cần phải nâng cao kiến thức, tay nghề, kỹ năng cần thiết sẽ được hướng dẫn, giảng dạy trong đợt đào tạo từ phía chính quyền, hay hỗ trợ kinh phí cho việc đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp để phục vụ cho sự phát triển chung của địa phương, của tỉnh, của nhà nước.
Sự ảnh hưởng của thị trường lao động
Lực lượng lao động dồi dào, chất lượng cao thì nhu cầu đào tạo sẽ thấp hơn so với thị trường nhân lực khan hiếm và chất lượng thấp. Khi thị trường dồi dào thì doanh nghiệp thường sẽ tiến hành chọn lựa, tuyển dụng người tài, do đó sẽ mất ít cơng sức đào tạo, thời gian đào tạo ngắn cũng như chi phí đào tạo thấp hơn.
Cịn đối với thị trường lao động khan hiếm, do ít có sự lựa chọn nhân sự nên doanh nghiệp bắt buộc phải tuyển những người lao động đó và đào tạo từ đầu để nâng cao chất lượng, tay nghề, trình độ nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Do đó, tốn kém nhiều chi phí cho cơng tác đào tạo nhân lực.
1.3.2 Nhân tố chủ quan
Chiến lược phát triển của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp có một chiến lược phát triển riêng biệt để duy trì sự tăng trưởng của đơn vị mình. Mục tiêu phát triển hay chiến lược phát triển của doanh nghiệp thì tác động chủ yếu đến cơng tác đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp đó.
Doanh nghiệp có lúc phát triển, có lúc rơi vào khó khăn, lúc tăng quy mơ, lúc lại thu hẹp quy mơ lại,… Điều đó ảnh hưởng đến quy mơ, số lượng nhân sự hay chất lượng nhân sự, việc đào tạo lượng nhân sự đó ra sao. Khi chiến lược khơng tốt cần phải đào tạo nâng cao tay nghề, kỹ năng chun mơn của người lao động, để có thể đáp ứng, thực hiện được các chiến lược phát triển của công ty, nâng cao chất lượng nhân sự.
Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Đặc điểm sản xuất kinh doanh ảnh hưởng không nhỏ đến việc đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Tùy vào đặc điểm sản phẩm của doanh nghiệp mà họ có cách đào tạo khác nhau. Các sản phẩm và kỹ thuật đòi hỏi
người lao động phải qua đào tạo sơ bộ hay chuyên sâu, định kỳ để nâng cao tay nghề, trình độ chun mơn phù hợp với kỹ thuật sản xuất sản phẩm. Do đó, hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp được chú trọng, quan tâm.
Những sản phẩm được sản xuất bằng thiết bị máy móc, cơng nghệ hiện đại mà người lao động lại không biết cách vận hành, sử dụng máy móc thì khơng thể tạo nên sản phẩm, hay khi họ khơng biết bảo trì, bảo dưỡng thiết bị sẽ dẫn đến tình trạng hỏng máy gây tổn thất, tốn kém chi phí của doanh nghiệp.
Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Tình hình tài chính của doanh nghiệp quyết định khả năng chi trả cho cơng tác đào tạo. Nguồn tài chính chi cho việc đào tạo sẽ ảnh hưởng đến quy mơ đào tạo, chương trình, chất lượng việc giảng dạy, từ giáo viên đến các trang thiết bị phục vụ cho cơng tác đào tạo. Để có đội ngũ giảng viên chất lượng hay phát triển về quy mô, cơ sở vật chất tốt,… thì cần phải có nguồn lực tài chính ổn định và hợp lý cho việc đào tạo nhân lực của doanh nghiệp.
Văn hóa của doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp chính là tài sản vơ hình của doanh nghiệp, nó góp phần quảng bá hình ảnh, nâng cao thương hiệu cho doanh nghiệp và tạo dấu ấn riêng cho các doanh nghiệp.
Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay thì khơng chú trọng lắm đến văn hóa của đơn vị mình, khơng có sự gắn kết, đồng nhất giữa các thành viên để hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ mang lại sự đồn kết các nhân viên, nâng cao được hiệu quả làm việc của toàn doanh nghiệp, tạo khơng khí, tinh thần hứng khởi cùng nhau phát triển cơng ty, làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh hơn. Vì vậy, rất cần hoạt động đào tạo nhân lực để
hướng nhân viên theo nội quy riêng của cơng ty mình, đào tạo về kỹ năng, thái độ để tạo nên sự chuyên môn, chuyên nghiệp riêng của doanh nghiệp mình.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh
Mỗi một giai đoạn, thời kì khác nhau, doanh nghiệp lại có kế hoạch sản xuất kinh doanh riêng để phù hợp với tình hình hoạt động, phát triển của mình. Kế hoạch sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nhân lực của công ty. Kế hoạch mở rộng hay thu hẹp sản xuất tác động đến sự biến động về số lượng nhân sự. Kế hoạch mở rộng sản xuất sang lĩnh vực khác đòi hỏi người lao động phải được đào tạo thêm về kiến thức chuyên môn ấy.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ ĐẦU TƯ TÂN
LONG