Phát huy vai trị của khu cơng nghiệp trong phát triển kinh tế xã hội phải gắn với việc giải quyết hài hũa các lợi ớch kinh tế, xã hội, mô

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị vai trò của khu công nghiệp trong phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh QuảNG ngãi (Trang 70 - 73)

xã hội phải gắn với việc giải quyết hài hũa các lợi ớch kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phũng - an ninh trên địa bàn Tỉnh

Giải quyết hài hũa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường và quốc phũng - an ninh là môc tiờu hướng đến của Quảng Ngãi núi riờng, cả nước nói chung. Việc phát huy vai trò của KCN với sự phát triển KT - XH tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Tỉnh, góp phần từng bước cải thiện, nâng cao thu nhập cho các tầng lớp nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái và củng cố quốc phũng - an ninh cú ý nghĩa cực kỳ quan trọng để Quảng Ngãi hướng tới phát triển bền vững. Thực tế cho thấy, khơng ít các địa phương vỡ chạy theo lợi ớch kinh tế mà chưa quan tâm đúng mức đến các vấn đề xã hội, bảo vệ mơi trường sinh thái trong q trình hoạt động của KCN. Điều đó dẫn đến việc các KCN tuy có đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế những cũng để lại khơng ít các vấn đề xã hội bức xỳc cần phải giải quyết như: vấn đề việc làm, lợi ích của người lao động trong các KCN chưa được đảm bảo, các tệ nạn xã hội, vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái, vấn đề tăng cường quốc phũng - an ninh và kinh tế Biển. Bởi vậy, quán triệt, thực hiện quan điểm trên trong phát huy vai trò của KCN trong phát triển KT - XH ở tỉnh Quảng Ngãi cần chỳ trọng giải quyết một số yờu cầu sau:

Một là, cần phát huy vai trò của KCN trong thu hút hơn nữa các dự án

sản xuất cơng nghiệp cơng nghệ cao sử dụng ít ngun nhiên liệu, thân thiện với môi trường, đi sâu vào những lĩnh vực then chốt để tạo bước nhảy vọt về kinh tế và công nghệ trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển như vũ bảo hiện nay. Ngoài ra, cần tái cấu trúc lại nền kinh tế để chuân bị đầy đủ các điều kiện cần thiết về hạ tầng kỹ thuật thực hiện môc

tiêu mà tỉnh đề ra. Phát huy tối đa các lợi thế và tiềm năng sẵn có của tỉnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo chiều rộng và chiều sâu. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, tăng tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm cơng nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới phương thức quản lý để nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp.

Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm đầu ra trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; cơng nghiệp phụ trợ; cơng nghiệp hóa dầu; các ngành cơng nghiệp giải quyết nhiều lao động. Xử lý dứt điểm những dự án kéo dài, kém hiệu quả. Kiên quyết từ chối các dự án có cơng nghệ lạc hậu hoặc có nguy cơ ơ nhiễm mơi trường.

Hai là, phải quan tõm giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra hiện nay nhằm

thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Cần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc biệt là những lao động bị mất đất nông nghiệp, nâng cao thu nhập, cải thiện môi trường điều kiện làm việc; Phát triển đồng bộ y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo của Quảng Ngãi. Đồng thời, phát huy dân chủ, tạo điều kiện cho người dân góp tiếng nói của mỡnh với cơ quan chức năng của Tỉnh và chủ đầu tư trong thực hiện chính sách thu hồi và đền bù đất phục vụ cho việc xây dựng KCN, bảo đảm công bằng, minh bạch, hài hũa giữa các lợi ớch của Tỉnh, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn.

Q trình phát huy vai trị của các KCN cần phải gắn việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, di tích lịch sử với phát triển du lịch theo hướng hiệu quả và bền vững: Quy hoạch, đầu tư từng bước hoàn thiện hạ tầng du lịch; Quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh; tạo cơ chế huy động nguồn lực của xã hội để trùng tu, quản lý di sản văn hóa nhằm hình thành chuỗi sản phẩm du lịch đặc trưng của địa

phương. Gắn phát triển du lịch của tỉnh với du lịch của vùng theo hướng nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp để bảo đảm sản phẩm du lịch có thương hiệu và tính cạnh tranh. Tiếp tục đầu tư, thu hút đầu tư để phát triển hạ tầng và dịch vụ du lịch ở các khu, điểm du lịch Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Thiên Đàng, Bỡnh Chõu, Thiờn Ấn, Lý Sơn... Tăng số lượng, chất lượng khách sạn, nhà hàng; nõng cao trình độ, chất lượng phục vụ của ngành dịch vụ, du lịch.

Ba là, phát huy vai trò của KCN trong xử lý chất thải bảo vệ môi

trường sinh thái, các KCN được xây dựng theo quy hoạch, có khu xử lý chất thải, nước thải công nghiệp trước khi xả thải ra môi trường đảm bảo không làm tổn hại đến môi trường sinh thái trên địa bàn xây dựng. Tăng cường các biện pháp tuyên truyền pháp luật của nhà nước và các quy định của địa phương về nghĩa vụ bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp KCN; yêu cầu các doanh nghiệp KCN thực hiện đúng cam kết về xử lý chất thải ra môi trường. Kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với các doanh nghiệp thực hiện tốt việc xử lý chất thải công nghiệp; cú biện pháp kiểm tra và xử lý dứt điểm các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường kéo dài. Đồng thời, lựa chọn thu hút các thành phần kinh tế với những dự án đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, phát triển công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng, nguyên liệu tiết kiệm, hiệu quả.

Bốn là, phát huy vai trò của KCN ở tỉnh Quảng Ngãi cần kết hợp phát

triển KT - XH với vấn đề tăng cường quốc phũng - an ninh và phát triển kinh tế Biển. Do vậy, cần phải kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong Tỉnh, nhất là sự tham mưu của cơ quan quân sự để quy hoạch, xây dựng KCN phự hợp với thế trận khu vực phũng thủ của Tỉnh; Quản lý chặt chẽ lực lượng dự bị động viên, tích cực bồi dưỡng, rèn luyện và xây dựng lực lượng tự vệ tại các doanh nghiệp. Xây dựng các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước sản xuất các sản phẩm có tính lưỡng dụng cao, đáp ứng yêu cầu trong mọi tỡnh huống. Quan tõm tới vấn đề bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội

tại các địa phương có KCN trong Tỉnh. Đẩy mạnh phong trào xây dựng phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gỡn trật tư an toàn xã hội.

Phát huy vai trò của các KCN trong khai thỏc tiềm năng, thế mạnh về kinh tế biển trên địa bàn Tỉnh, vừa góp phần thực hiện có hiệu quả Chiến lược biển Việt Nam, vừa bảo đảm phát triển bền vững, đồng bộ trên tất cả các ngành, lĩnh vực thuộc kinh tế biển (cả công nghiệp, du lịch, dịch vụ, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản, vận tải biển). Nghiên cứu điều chỉnh các quy hoạch bảo đảm phát triển hài hũa giữa công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Tăng cường hệ thống kết cấu hạ tầng ven biển, hạ tầng phục vụ phát triển thuỷ sản như cảng cá, trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, các vũng neo đậu tàu thuyền, xây dựng trung tâm cảnh báo cứu hộ thiên tai. Tăng cường công tác cứu hộ, cứu nạn và bảo đảm an ninh, an tồn trên biển. Thực hiện tốt những chính sách ưu đói của Chớnh phủ về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển huyện đảo Lý Sơn; tiếp tục nghiên cứu đề xuất những chính sách về giáo dục, y tế, an sinh xã hội,... hỗ trợ nhõn dõn vựng ven biển và đảo của tỉnh.

Các quan điểm nói trên có mối quan hệ chặt chẽ mật thiết với nhau, chỉ đạo q trình phát huy vai trị của KCN trong phát triển KT - XH ở tỉnh Quảng Ngãi. Quán triệt thực hiện đồng bộ các quan điểm trên là cơ sở để xác định các giải pháp nhằm phát huy vai trò của KCN trong phát triển KT - XH của tỉnh Quảng Ngãi thời gian tới.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị vai trò của khu công nghiệp trong phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh QuảNG ngãi (Trang 70 - 73)