Nõng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chớnh quyền các cấp nhằm phát huy hơn nữa vai trị của khu cơng nghiệp trong phát triển kinh

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị vai trò của khu công nghiệp trong phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh QuảNG ngãi (Trang 91 - 98)

nhằm phát huy hơn nữa vai trị của khu cơng nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội trờn địa bàn Tỉnh

Công tác quản lý nhà nước mà trực tiếp là của bộ máy chính quyền các cấp trong Tỉnh đối với các KCN có ý nghĩa quan trọng để phát huy vai trò của KCN trong phát triển KT - XH. Bởi vỡ nếu làm tốt công tác quản lý của chớnh quyền các cấp sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để các KCN nâng cao hiệu quả hoạt động góp phần vào sự phát triển KT - XH của Tỉnh. Vỡ vậy, thực hiện giải pháp này cần làm tốt các biện pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp vào các KCN Quảng Ngăi

Ban Quản lý KKT Dung Quṍt và các KCN Quảng Ngăi phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan thường xun kiểm tra, rà sốt, hồn thiện các thủ tục đầu tư, kiểm tra quá trình triển khai các dự ỏn, kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm; hướng dẫn các chủ đầu tư mới hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục nhanh gọn, đúng quy định, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư hoàn chỉnh

thủ tục đầu tư và triển khai xây dựng không để xảy ra phiền hà sách nhiễu. Kiên quyết thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đó được cấp phép nhưng triển khai chậm trễ, kéo dài do khơng đủ năng lực tài chính để có phương án đầu tư mới. Các cơ quan chức năng cần phối hợp tốt với nhau trong công tác tham mưu để giải quyết hài hũa các kiến nghị của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn; phúc đáp kịp thời về thuế đối với các doanh nghiệp, các khu liền kề KCN bảo đảm cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, chấp hành đúng quy định của pháp luật.

Thông qua hoạt động xúc tiến đầu tư, BQL các KCN Quảng Ngãi đó chủ động mở rộng quan hệ, tăng cường kết nối các tổ chức xúc tiến đầu tư, cơ quan ngoại giao, các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp trong, ngoài nước để kêu gọi đầu tư vào các KCN Quảng Ngãi. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ thông qua việc thực hiện tốt công tác hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị đầu tư, các doanh nghiệp đó và đang đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Tập trung giải quyết nhanh các thủ tục hành chính về đầu tư, kinh doanh; kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Triển khai quyết liệt nhiều biện pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh; xúc tiến đầu tư; phát triển doanh nghiệp. Lónh đạo tỉnh cùng lónh BQL các KCN Quảng Ngãi đó dành thời gian đi kiểm tra, tổ chức gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư qua hình thức “cà phờ doanh nhõn” và đối thoại doanh nhân hằng quý để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Chỉ đạo rà sốt, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, kinh doanh; thúc đẩy phát triển doanh nghiệp; tổ chức các hoạt động khởi sự doanh nghiệp, ươm mầm khởi nghiệp và nhiều chương trình, hội nghị xỳc tiến, thu hỳt đầu tư trong và ngồi nước.

Làm tốt cơng tác đánh giá trình độ cơng nghệ, thẩm định, giám định chất lượng khoa học, công nghệ đầu tư vào KCN. Nếu doanh nghiệp nhập

khẩu máy móc cần phải kiểm định chất lượng, máy móc cũn mới và chưa lạc hậu mới được phép đừa vào sản xuất, không cấp phép giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các doanh nghiệp công nghệ lạc hậu, lâu dài sẽ trở thành bói thải cơng nghệ, ảnh hưởng đến mơi trường sinh thái.

Thứ hai, tăng cường hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền với vấn đề mơi trường trong ngồi các KCN Quảng Ngăi

Ủy ban nhõn dõn tỉnh Quảng Ngãi cần giao nhiệm vụ cho các cơ quan chun mơn tiếp tục rà sốt, bổ sung, điều chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về môi trường. Quy định rừ trỏch nhiệm, nghĩa vụ trong công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp và quy định rừ các nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước. Sở Tài nguyên và Mơi trường Quảng Ngãi thường xun tổ chức các khóa tập huấn, tuyên truyền về bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường biển cho các doanh nghiệp đầu tư tại KCN để các doanh nghiệp có ý thức rừ ràng về trỏch nhiệm của mỡnh đối với vấn đề bảo vệ môi trường. Các cơ quan liên quan khẩn trương đánh giá tác động về môi trường của từng đơn vị sản xuất kinh doanh cụ thể. Đối với những doanh nghiệp cố tỡnh vi phạm quy định về xả thải gây ô nhiễm mơi trường phải được thơng báo rộng rói trờn các phương tiện thơng tin đại chúng và có chế tài xử phạt thích đáng thậm chí cần đỡnh chỉ sản xuất. Đối với những doanh nghiệp làm tốt vấn đề này cần được kịp thời biểu dương, khen thưởng.

Nâng cao năng lực quản lý cho các cán bộ, công chức, hỗ trợ về kỹ năng, kỹ thuật trong giám sát và đánh giá các tác động của hoạt động của KCN tới môi trường. Trung tâm kỹ thuật quan trắc môi trường: thực hiện công tác tư vấn về quan trắc và kỹ thuật môi trường; Triển khai thực hiện cơng tác thí nghiệm, kiểm định và tư vấn xây dựng đối với các dự án trên địa bàn các KCN Quảng Ngăi nói riêng, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và khu vực miền Trung núi chung.

Để khắc phục tỡnh trạng ụ nhiễm môi trường, các cơ quan chức năng trong tỉnh cần có những giải pháp tăng thêm đầu tư cho các cơng trình xử lý chất thải chung trong các KCN, buộc các doanh nghiệp phải lắp đặt hệ thống, thiết bị chất thải. Cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động doanh nghiệp trong các KCN một cách chặt chẽ theo đúng quy định nhất là những doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hóa chất, sản xuất giấy, bột giấy, sản xuất thép,… có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường cao như Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà mỏy Bột - Giấy VNT 19, Khu liên hợp sản xuất gang thộp Hũa Phát Dung Quất. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường và các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt của chủ đầu tư theo thẩm quyền. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng công an môi trường nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để những hành vi cố ý gõy ụ nhiễm mmoi trường, nhất là môi trường biển.

Thứ ba, tăng cường công tác quản lý lao động trong cáá́c KCN Quảng Ngăi

Ban Quản lý các KCN Quảng Ngăi cần phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ngãi tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho chủ sử dụng và người lao động về pháp luật, các quy định của Nhà nước đến công tác quản lý lao động. Tuyên truyền về thời gian làm việc - nghỉ ngơi, hợp đồng lao động, tiền lương - tiền thưởng, bảo hiểm, an toàn vệ sinh lao động, kỷ luật lao động và tranh chấp lao động, … Thường xuyên bám sát, nắm bắt tỡnh hình, xử lý nghiờm những vi phạm trờn nguyờn tắc tạo điều kiện cho doanh nghiệp và bảo đảm lợi ích của người lao động.

Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng để thanh tra, kiểm tra tỡnh hình thực hiện pháp luật lao động của các doanh nghiệp, nhất là việc thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, các quy định về bảo đảm an tồn lao động và các chế độ chính sách của Nhà nước mà người lao động

được hưởng. Xử lý kịp thời những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực hiện không đúng quy định về Luật Lao động, quy định về cơng tác an tồn vệ sinh lao động.

Ban Quản lý các KCN Quảng Ngăi cần tăng cường tổ chức các buổi đối thoại giữa người lao động với doanh nghiệp để đảm bảo lợi ích của người lao động phù hợp với lợi ích của doanh nghiệp, xây dựng quan hệ lao động một cách bền vững. Giải quyết kịp thời đơn thư của người lao động trong các doanh nghiệp; Cấp mới, cấp lại giấy phép lao động cho các lao động mới; Thường xuyên làm tốt công tác quản lý tạm trỳ, tạm vắng đối với lao động, đặc biệt là lao động người nước ngoài thuộc BQL quản lý.

Thứ tư, quản lý bảo đảm an ninh trật tự tại các KCN Quảng Ngăi

Tuyờn truyền nõng cao ý thức, vai trò của các doanh nghiệp, công nhõn và người lao động trong các công tác bảo đảm an ninh chớnh trị và trật tự an toàn xã hội trong các KCN Quảng Ngăi với các địa phương. Phối hợp chặt chẽ các cơ quan liên quan thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn các KCN. Đấu tranh với các thế lực thù địch, phản động chống đối trong nước và ở nước ngồi lợi dụng những vấn đề “nóng” trong nước xúi giục, kích động cơng nhân, xun tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, quy định của Tỉnh nhằm gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự cũng như môi trường đầu tư, kinh doanh.

* * *

Trong quá trình thực hiện CNH, HĐH hiện nay, các KCN Quảng Ngăi có nhiều điều kiện thuận lợi để hoạt động và phát triển, đó và đang có những đóng góp quan trọng trong phát triển KT - XH. Để phát huy vai trò của các KCN, Quảng Ngãi cần quán triệt và thực hiện các quan điểm cơ bản như: Thực hiện nhất quán đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước về phát huy vai trị các Khu cơng nghiệp gắn với thực hiện các môc tiờu kinh tế - xã hội của Tỉnh; phát huy vai trị của các khu cơng nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh phải gắn với hoàn thiện kết cấu hạ tầng để tăng tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp; phát huy vai trị của khu cơng nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với việc giải quyết hài hũa các lợi ớch kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phũng - an ninh trờn địa bàn Tỉnh. Trên cơ sở quán triệt những quan điểm này, thực hiện đồng bộ bốn giải pháp đó được tác giả nêu trên. Mỗi giải pháp đều có những vị trí, vai trị riờng và cú mối quan hệ biện chứng với nhau; Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ giúp cho tỉnh Quảng Ngãi phát huy hơn nữa vai trò của KCN trong sự phát triển KT - XH trong quá trình xây dựng Quảng Ngãi phát triển kinh tế nhanh, bền vững, đồng bộ với phát triển văn hoá - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyờn, bảo vệ môi trường; giữ vững quốc phũng, an ninh; phấn đấu sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

KẾT LUẬN

Xây dựng, phát triển và quản lý tốt các KCN là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát huy những lợi thế để nâng cao năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, tạo nhiều việc làm mới đồng thời phát triển văn hóa, xã hội một cách đồng bộ của từng địa phương có KCN và trong cả nước. Từ đó thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện để hoàn thiện quan hệ sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Trong những năm qua, các KCN Quảng Ngăi đó gúp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cho người lao động, tăng thu ngân sách cho Tỉnh,… Mặc dù đó đạt được những kết quả đáng kể, song vẫn cũn những hạn chế về vai trò của KCN trong phát triển KT - XH ở tỉnh Quảng Ngãi như trình độ cơng nghệ của một số dự án đầu tư vào các KCN cũn lạc hậu; Thu nhập, đời sống văn hóa tinh thần, nhà ở, an sinh xã hội của người lao động cũn nhiều khú khăn; Vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái đặc biệt là môi trường biển chưa được khắc phục triệt để…

Để phát huy vai trò của KCN trong phát triển KT - XH ở tỉnh Quảng Ngãi thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền, các sở ban ngành và nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cần quán triệt các quan điểm cơ bản và tích cực triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu như đó xỏc định một cách hiệu quả. Nhưng giải pháp trên được thực hiện tốt và đồng bộ sẽ góp phần tích cực trong thực hiện các môc tiêu KT - XH của Tỉnh, đưa Quảng Ngãi tiến những bước vững chắc trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nền tảng để đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại; giải quyết việc làm cho nhiều lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị vai trò của khu công nghiệp trong phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh QuảNG ngãi (Trang 91 - 98)