Chương 1 : TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2. Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
2.2.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng bên ngoài doanh nghiệp
Đây là nhóm nhân tố có tầm ảnh hưởng vĩ mơ điều tiết hoạt động doanh nghiệp, bao gồm:
Quan hệ chính trị và kinh tế giữa nước ta với nước khác: Hoạt động nhập khẩu được thực hiện trong một khng cảnh rộng lớn là nền kinh tế thế giới, thị trường quốc tế, đối tượng hợp tác đa dạng. Chính vì vậy, việc mở rộng các mối quan hệ chính trị ngoại giao sẽ tạo điều kiện thuận lợi và tiền đề pháp lý cho các tổ chức kinh doanh phát triển những bạn hàng mới.
Hệ thống quật pháp: Nó tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động. Hệ thống luật pháp yêu cầu phải đồng bộ, nhất quán và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Mơi trường chính trị - xã hội: Là nhân tố gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động nhập khẩu. Có đảm bảo ổn định về chính trị, giữ vững mơi trường hịa bình và hữu nghị với các nước trong khu vực và trên thế giới thì mới tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng.
Mơi trường kinh doanh: Phải đảm bảo sự ổn định vĩ mơ nền kinh tế trong đó chú ý đảm bảo tỷ giá hối đối ổn định và phù hợp, khắc phục sự thâm hụt của cán cân thương mại và cán cân thanh tốn quốc tế nhằm lành mạnh hóa mơi trường kinh doanh, sẽ tạo thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
2.2.3.2. Những nhân tố ảnh hưởng bên trong doanh nghiệp
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành cơng hay thất bại của hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh nhập khẩu nói riêng. Nếu một doanh nghiệp xuất nhập khẩu có được đội ngũ cán bộ cơng nhân viên có trình
dộ tay nghề và có sự tâm huyết với doanh nghiệp thì đó sẽ thực sự là thế mạnh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thực hiện cơng việc liên quan đến nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí mà vẫn đạt được hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cao.
Nguồn vốn là nhân tố tối quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong kinh doanh. Vốn giúp duy trì các hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chủ động thực hiện hợp đồng với các đối tác, đồng thời mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Yếu tố công nghệ: Doanh nghiệp có cơ sở vật chất càng hiện đại thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho công việc kinh doanh.
Hoạt động quản trị doanh nghiệp: Được thể hiện thông qua việc xác định mơ hình cơ cấu tổ chức có phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay khơng, có góp phần vào việc khai thác triệt để thế mạnh về nhân lực trong công ty hay không. Hoạt động quản trị của doanh nghiệp có hiệu quả sẽ giúp cơng ty tận dụng tối wuu các nguồn lực sẵn có và ngày càng phát triển hơn.
Mạng lưới kinh doanh: Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh và khả năng cạnh tranh, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, mạng lưới kinh doanh quyết định doanh nghiệp sẽ lựa chọn kênh phân phối nào để tiến hành kinh doanh có hiệu quả.