Chương 1 : TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.3. Khái quát về hoạt động nhập khẩu của công ty
3.3.4. Các khách hàng của công ty
Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không đã không ngừng hồn thiện để có thể tiến hành kinh doanh nhập khẩu hiệu quả, đáp ưng tốt nhất nhu cầu của bạn hàng trong nước, là các tổ chức doanh nghiệp không chỉ thuộc ngành hàng khơng mà cịn thuộc nhiều ngành khác.
Trong những năm qua, công ty đã không ngừng mở rộng lĩnh vực kinh doanh không những tiến hành kinh doanh nhập khẩu mà còn tiến hành kinh doanh giao nhận, kinh doanh các dịch vụ liên quan đến ngành hàng không,… Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh nhập khẩu phục vụ cho ngành hàng không vẫn là lĩnh vực kinh doanh chủ chốt của công ty. Trong lĩnh vực này, công ty luôn khẳng định là doanh nghiệp dẫn đầu về việc cung cấp các trang bị, phụ tùng cho ngành hàng không, khách hàng chủ yếu của cơng ty đó là:
Thứ nhất, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines):
Vietnam Airlines là khách hàng lớn và quan trọng nhất của cơng ty. Hãng có đồn bay lên tới cả trăm chiếc do vậy nhu cầu đầu tư thiết bị mới để thay thế và nâng cấp, bảo trì là rất lớn.
Hoạt động đầu tư cho trang bị máy bay của Vietnam Airlines được chia thành hai mang riêng biệt. Đó là mua bán máy bay, máy móc, phụ tùng kỹ thuật cao và mua bán các loại hàng hóa khác. Q trình mua bán hàng hóa có giá trị cao của Vietnam Airlines rất chặt chẽ, phải được sự chấp thuận của ban kỹ thuật, ban tiếp thị hàng hoa và ban tiếp thị khách hàng…
Có thể nói, đây là một khách hàng rất khó tính của cơng ty, nhưng trong hơn 30 năm làm ăn với Vietnam Airlines thì cơng ty chưa bao giờ gây ra tổn thất cho hang, các sản phẩm của công ty nhập khẩu cho hang đều có chất lượng tốt, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật và an tồn của ngành hàng khơng.
Hiện tại và tương lai, Vietnam Airlines vẫn luôn là đối tác số 1 của cơng ty. Chính vì thế, cac hợp đồng giữa công ty với hang luôn được thực hiện thành cơng, và cơng ty ln có những ưu đãi đặc biệt khi tiến hành kinh doanh với hang. Giá trị kim ngạch nhập khẩu của công ty cho hang luôn chiếm mức cao từ 30-40%/năm. Với măt hàng đa dạng chủ yếu là động cơ, phụ tùng, các trang thiết bị cho máy bay các loại,…
Thứ hai, Hãng hàng không Pacific Airlines:
Đây là một cơng ty cổ phần với sự đóng góp của các cơng ty Nhà nước như: Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Cơng ty du lịch Hải Phịng, Cơng ty du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Cơng ty phát triển kỹ thuật TEDCO, Công ty TDC – INCOMEX.
Tương tự như Hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines cũng là hãng hàng không cũng là một trong những khách hàng lớn và quan trọng của công ty. Hàng năm, nhu cầu về mua bán, đổi mới các trang thiết bị, phụ tùng máy bay cũng như thiết bị công nghệ ký thuật cao là rất lớn.
Thứ ba, Cụm hàng không Miền Bắc, Trung, Nam:
Hệ thống các cụm hàng không ở 3 miền cũng là một bạn hàng quan trọng, nhu cầu đầu tư mới các trang, thiết bị và nhu cầu thay thế các trang, thiết bị cũ của các cụm cảng hàng không là rất cao. Hàng năm giá trị đầu tư cho các cụm cảng có thể lên tới cả tram triệu USD, nhưng cơng ty vẫn chưa khai thác được hết. Các mặt hàng chủ yếu mà công ty nhập cho các cụm cảng bao gồm các mặt hàng phục vụ cho thông tin, liên lạc, hệ thống dãn đường, các trang thiết bị sân bay,…
Thứ tư, các công ty dịch vụ bay như SASCO, NASCO, VASCO:
Hoạt động của các cơng ty này rất đa dạng, ngồi việc thực hiện những chuyến bay dịch vụ, các công ty này cịn thực hiện nhiều loại hình bay khác như bay thăm quan, bay chụp ảnh, quan sát trắc địa bằng các loại máy bay cỡ nhỏ như máy bay trực thăng,… Đây là những khách hàng mới, tiềm năng của công ty. Việc công ty củng cố và phát triển quan hệ làm ăn với các công ty này co thể giúp mang lại nhiều lợi ích cho cơng ty.
Trên đây là một số khách hàng chủ chốt và quan trọng của cơng ty, bên cạnh đó, cơng ty cịn có một loạt các khách hàng là các trung tâm sửa chữa máy bay, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.