- Giai đoạn Bộ luật Hình sự năm 1985 có hiệu lực
2.2.3. Thực tiễn định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy trong
trường hợp đồng phạm
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
Do đó, để cấu thành nên đồng phạm thì phải có từ hai người trở cùng thực hiện
hành vi phạm tội một cách cố ý, hành vi phạm tội của họ phải có mối liên hệ với nhau, khơng xảy ra một cách biệt lập. Hành vi của người này góp phần hỗ trợ cho hành vi của người khác mục đích chung để tội phạm được thực hiện với. Do vậy, nếu những đối tượng cùng thực hiện hành vi một phạm tội, trong cùng một thời
điểm hoặc với cùng một nạn nhân nhưng những người này khơng có sự bàn bạc,
phân công, giúp sức lẫn nhau mà thực hiện một cách độc lập thì khơng cấu thành
nên đồng phạm được. Thực tiễn định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy trong trường hợp đồng phạm được thể hiện qua bản án cụ thể sau:
Bản án số 108/2019/HSST ngày 15/8/2019 của TAND Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
“Vào lúc 00 giờ 45 phút ngày 28/9/2018, Đội cảnh sát điều tra tội phạm về
ma túy, Công an Quận 7 phối hợp Công an phường Tân Hưng, Quận 7 kiểm tra căn
hộ số 68 đường D1, khu phố 5, phường Tân Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí
Minh. Tại phòng số 101 lầu 01 gồm: Trần Bảo N, Lê Quốc T, Trần Bích N, Trần Quốc H, Trần Ngân G, Nguyễn ThịNhư N, Nguyễn ThịMỹ L, Nguyễn Ngọc Thúy A,
Nguyễn Thanh Đ, Nguyễn Thanh T, Trần Quốc V, Phạm Chinh D đang có hành vi
trong có chứa tinh thể khơng màu (ketamin), 01 gói nylon chứa 04 viên nén màu xám là ma túy ở thể rắn (loại MDMA).
Tại Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an Quận 7 các bị cáo khai nhận:
Trần Quốc V, Phạm Chinh D khai nhận: Lúc 23 giờ 15 phút ngày 27/9/2018,
Trần Quốc V thuê phòng 101 lầu 1 căn hộ 68 đường D1, khu phố 5, phường Tân
Hưng, Quận 7, Thành phố HồChí Minh để cùng với Trần Bảo N, Lê Quốc T, Trần
Bích N, Trần Quốc H, Trần Ngân G, Nguyễn ThịNhư N, Nguyễn Thị Mỹ L, Nguyễn
Ngọc Thúy A, Nguyễn Thanh Đ, Nguyễn Thanh T, Phạm Chinh D sử dụng ma túy.
Sau khi thuê, V liên lạc với người thanh niên tên Tài (không rõ nhân thân lai lịch) mua 01 gói ma túy, 08 viên nén (ma túy đá). Tài đến giao ma túy, D bỏ tiền
3.500.000 đồng trả tiền mua ma túy. Sau khi mua, cả nhóm đang sử dụng thì bị
Công an bắt quảtang.”
Tại bản án này, Tòa án dựa trên các căn cứ quy định của pháp luật hình sự đã
định tội danh tàng trữ trái phép chất ma túy trong trường hợp đồng phạm đối với
các bị cáo với nhận định trong bản án: “Các bị cáo Trần Quốc V, Phạm Chinh D
đến căn hộ số 68 đường D1, khu phố 5, phường Tân Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ
Chí Minh đặt phịng từ trước để sử dụng ma túy trái phép tại phòng số 101. Khối
lượng ma túy thu giữ của các bị cáo là 1,9822 gam (một phẩy chín tám hai hai gam), loại ketamin và 1,1542 gam (một phẩy một năm bốn hai gam), loại MDMA nên đã phạm vào tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”. Tội phạm và hình phạt được quy định tại điểm I khoản 1 Điều 249 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.”
- Trường hợp nếu một người bị bắt đang cất giấu ma túy trong người khi đang
lưu thông trên đường, người này khai cất giấu ma túy trong người với mục đích là để sử
dụng, trong thực tiễn áp dụng nảy sinh các luồng quan điểm khác nhau:
+ Quan điểm thứ nhất cho rằng, người này phạm tội vận chuyển trái phép
chất ma túy theo Điều 250 BLHS 2015 do thỏa mãn các dấu hiệu hành vi khách quan của tội vận chuyển trái phép chất ma túy được hướng dẫn theo Thông tư
+ Quan điểm thứ hai cho rằng, người này phạm tội tàng trữ trái phép chất ma
túy theo Điều 249 BLHS 2015, vì thỏa mãn hành vi khách quan được hướng dẫn tại Thông tư 17/2007.
Tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai. Bởi lẽ, trường hợp này phải dựa vào
các tài liệu, chứng cứcũng như lời khai của bị cáo. Trường bị cáo khai cất giấu ma
túy trong người để sử dụng mà khơng có mục đích vận chuyển hay mua bán trái
phép chất ma túy thì bị tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Đối với tội “Vận chuyển
trái phép chất ma túy”, cần phải dựa vào các tính tiết của vụ án như: lời khai của
người phạm tội khai cất giữ ma túy trong người nhằm mục đích vận chuyển và vận
chuyển số ma túy này cho ai, thù lao là bao nhiêu, khơng biết mục đích của việc vận chuyển này là để bán. Ngoài ra các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền cũng cần phải có chứng cứ để chứng minh lời khai của người phạm tội là có căn cứ, thì từ
đó người này mới phạm tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, TAND Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh khơng có vụ án nào định tội danh sai đối với tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”. Điều đó cho thấy sự thống nhất trong cách hiểu về khoa học pháp lý hình
sự trong áp dụng pháp luật hình sự của CQĐT, VKSND, TAND Quận 7, thể hiện sự khách quan trong nhận thức, đánh giá chứng cứ cũng như các tình tiết của vụ án,
tính chất, mức độ hành vi phạm tội của những người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng hình sự.