- Giai đoạn Bộ luật Hình sự năm 1985 có hiệu lực
3.2.2. Nâng cao năng lực, phẩm chất trình độ nhận thức, áp dụng các quy
định của pháp luật hình sự đối với người tiến hành tố tụng
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay coi con người là yếu tố vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển xã hội. Vì thế nền tư pháp cũng
động của họ ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh chính trị của Nhà nước và trật tự an
tồn xã hội. Cho nên, yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ cán bộ tư pháp khi ĐTP và
QĐHP tội tàng trữ trái phép chất ma túy phải có đủ năng lực phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng với nhiệm vụ mới. Hiện nay số lượng cán
bộ tư pháp về hình sự có trình độ chun mơn đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ
cao, trong đó đại đa số những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là các Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán.
Để đạt được những mục tiêu trên, trước hết đội ngũ cán bộ tư pháp cần nhận thức đúng lý luận và cơ sở pháp luật của áp dụng đúng PLHS đối với với tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Việc áp dụng đúng các quy định của PLHS đòi hỏi người tiến hành tố tụng phải nghiên cứu kỹ lưỡng, đúng đắn những nội dung của các quy định của PLHS và pháp luật TTHS. Đồng thời, đội ngũ cán bộ làm công tác tố tụng
cần nhận thức rõ ràng, nhất quán, đồng bộ các nguyên tắc, căn cứ trong việc áp
dụng các quy định của PLHS và pháp luật TTHS đó là khơng được suy diễn theo ý thức chủ quan của người tiến hành tố tụng mà phải luôn căn cứ trên quy định của
các quy định của PLHS và thực tế khách quan để giải quyết vụ án. Bên cạnh đó,
những người có thẩm quyền tiến hành TTHS như Điều tra viên, Kiểm sát viên và
Thẩm phán cũng cần phải thường xuyên bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn,
nghiệp vụ; bồi dưỡng kỹ năng giải quyết, xử lý các vụ án hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy thông qua các vụ án thực tế, có như vậy họ mới tơn trọng sự thật khách quan của vụ án, tôn trọng các chủ thể khác tham gia vào quá trình áp dụng các quy định của PLHS và chỉ căn cứ vào pháp luật để đưa ra phán quyết đúng pháp luật.
Để nâng cao hiệu quả năng lực, trình độ nhận thức, áp dụng các quy định của
PLHS đối với những người có thẩm quyền tiến hành TTHS trong công tác điều tra,
truy tố và xét xử đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy, cụ thể tác giả xin đưa ra một số giải pháp như sau:
- Thứ nhất: Các cơ quan như CQĐT, VKS, Tòa án cần chú trọng xây dựng,
đào tạo đội ngũ cán bộ áp dụng các quy định của PLHS phải là những người có đủ bản lĩnh, có đủ phẩm chất đạo đức chính trị vững vàng; giỏi về trình độ chun mơn
cũng như vững vàng về nghiệp vụ. Từ đó kịp thời bổ sung, bổ nhiệm đội ngũ này đủ các điều kiện tiêu chuẩn, có khả năng đáp ứng khối lượng công việc ngày càng tăng và tội phạm ngày càng nguy hiểm tinh vi.
- Thứ hai: Mở rộng nguồn thi tuyển chọn Thẩm phán, lựa chọn hình thức thi
tuyển chất lượng cao, đa dạng về kiến thức; nâng cao trình độ của Thẩm phán bằng
các chương trình đào tạo có hệ thống, nội dung tập huấn có chất lượng cao; đồng thời,
bảo đảm cơ sở vật chất cũng như đảm bảo chế độ đãi ngộ thỏa đáng và khen thưởng tốt nhất cho đội ngũ Thẩm phán, cũng như Hội thẩm nhân dân để họ yên tâm cơng tác và
tiếp tục cống hiến. Ngồi ra, đội ngũ Hội thẩm nhân dân cũng cần thường xuyên tổ
chức những buổi đào tạo bồi dưỡng cũng như tập huấn về nghiệp vụ hàng năm, được tuyên truyền giáo dục nâng cao kiến thức pháp luật và đạo đức nghề nghiệp, từ đó đội
ngũ này mới thấy được tầm quan trọng cũng như trách nhiệm của mình trong hoạt
động xét xử.
- Thứ ba: Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp cho những người có thẩm quyền tiến hành TTHS như Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán. Từ đó, mở rộng nguồn thi tuyển Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, kèm theo đó là nâng cao chế độ đãi ngộ để những người này cảm thấy thỏa đáng, từ đó thu hút nhân tài cống hiến cho các ngành này. Tăng cường địa vị pháp lý và trách nhiệm độc lập cá nhân của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm
phán trong hoạt động tố tụng của mình. Đồng thời, phải coi việc học tập nâng cao
trình độ chun mơn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ là công việc bắt buộc đối với Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và là tiêu chí đánh giá chất lượng đảng viên, cán bộ cơng chức hàng năm. Ngồi ra, cần có chính sách khuyến khích Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán tự học tập, rèn luyện nâng cao kiến thức, tiếp thu nhuần nhuyễn nội dung của các chính sách pháp luật trong
đó có lĩnh vực PLHS mới và kiến thức pháp lý khác nhằm đáp ứng được yêu cầu
mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra.
- Thứ tư: Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm khắc đối với những thành phần
việc khác đối với các Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán có năng lực chuyên
mơn kém, khơng có bản lĩnh chính trị và khơng tự tu dưỡng, rèn luyện.
Tóm lại, để thực hiện một cách hiệu quả các giải pháp nâng cao nguồn lực
chất lượng cao của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng PLHS là một yếu tố quan
trọng hàng đầu để đưa công tác áp dụng PLHS đối với tội Tàng trữ trái phép chất ma túy đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng được thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm.