- Giai đoạn Bộ luật Hình sự năm 1985 có hiệu lực
2.4. Những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân từ thực tiễn xử lý tội tàng tr ữ trái phép chất ma túy tại địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Nhìn chung trong thời gian qua, trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2020, hoạt động ADPL hình sự của CQĐT,VKS,TA trong cơng tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự nói chung, các vụ án về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định. Đồng thời, do chiếm số lượng lớn trong tổng số các vụ án hình sự được xét xử sơ thẩm nên việc áp dụng PLHS trong định tội danh các tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” luôn được các cơ quan tiến hành tố tụng Quận 7 chú trọng thực hiện cẩn thận nhằm bảo đảm việc định tội danh đối với tội phạm này nghiêm túc, đúng đắn và chính xác.
Bảng 2.5: Thống kê số lượng án bị cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm hủy, sửa đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy.
Năm TAND Quận 7
xét xử sơ thẩm TAND TP.HCM xét xử phúc thẩm TAND cấp cao Số vụ Số bị cáo Kháng nghị Kháng cáo Đình chỉ Y án
Hủy Sửa Giám
đốc thẩm Tái thẩm 2016 61 79 0 29 0 28 0 1 0 0 2017 48 55 0 13 0 13 0 0 0 0 2018 43 49 0 5 0 5 0 0 0 0 2019 52 57 0 21 0 18 0 3 0 0 2020 22 31 0 9 0 9 0 0 0 0 Cộng 226 271 0 77 0 73 0 4 0 0
(Nguồn: Tòa án nhân dân Quận 7)
Qua số liệu thống kê trên, nhận thấy kết quả xét xử cấp sơ thẩm của TAND Quận 7 đạt kết quả khá cao, đảm bảo đúng thời hạn tố tụng, hình thức và trình tự thủ tục theo luật định. Trong thời hạn 5 năm từ 2016 đến 2020 khơng có vụ nào bị cơ quan VKS kháng nghị, có tổng cộng 77 vụ kháng cáo của bị cáo với nội dung chính là xin giảm nhẹ hình phạt (Có 4 vụ bị sửa án, trong đó 2016 có 01 vụ, 2019 có 03 vụ), còn các bị cáo còn lại đều đồng tình với mức hình phạt mà TAND Quận 7
đã tuyên và khơng có kháng cáo. Điều này cho thấy TAND Quận 7 đã xét xử các bị cáo trong vụ án một cách công tâm, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Các vụ án sơ thẩm của TAND Quận 7 bị cấp phúc thẩm sửa đa phần là do HĐXX đã tuyên mức hình phạt cho các bị cáo có phần nghiêm khắc, chưa xem xét hết các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của vụ án, có thể lấy ví dụ vụ án như sau:
Vụ án: Bị cáo Võ Minh Đ phạm tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”, bị TAND Quận 7 tuyên phạt 02 (hai) năm tù theo Bản án số 186/2019/HSST ngày 15/6/2019 của TAND Quận 7.
Bản án hình sự phúc thẩm số 349/2019/HSST ngày 17/9/2019 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh nhận thấy Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét các tình tiết giảm nhẹ TNHS cho bị cáo là thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, phạm tội lần đầu, chưa có tiền án, tiền sự để giảm nhẹ một phần TNHS cho bị cáo. Tuy nhiên, mức hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng với bị cáo là có phần nghiêm khắc nên Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo, sửa bản án sơ thẩm, giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo. Từ đó, Tòa án cấp phúc thẩm đã tuyên: “Chấp nhận một phần
kháng cáo của bị cáo Võ Minh Đ, sửa bản án sơ thẩm. Xử phạt bị cáo Võ Minh Đ 01 (một) năm tù”.
Như vậy, Tòa án cấp phúc thẩm đã nhận định một cách khách quan, đầy đủ tất cả các tình tiết giảm nhẹ, đánh giá đúng mức độ hành vi của bị cáo Đ cũng như chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước đối với bị cáo, tuyên giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo là phù hợp với quy định, có tình, có lý.
Những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật
Từ những kết quả xét xử đối với tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” tại địa
bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2016 - 2020 có những hạn chế nhất
định vướng mắc từ nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau:
Thứ nhất, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể dẫn đến tình trạng xung đột
trong định tội danh giữa tội mua bán và tàng trữ trái phép chất ma túy. Trong thực
tiễn vẫn xảy ra trường hợp: trong suốt quá trình điều tra, truy tố, bị can đều khai nhận tàng trữ trái phép chất ma túy với mục đích là để có ai mua thì đem bán, nhưng cơ quan tố tụng có thẩm quyền đánh giá chứng cứ cho rằng: ngoài lời khai
của bị can thì khơng xác định được người mua ma túy cụ thể là ai nên không đủ căn
cứ xác định bị can phạm tội Mua bán mà bị can chỉ phạm tội “Tàng trữ trái phép
chất ma túy”.
Thứ hai, có một số vụ án khi quyết định hình phạt, TAND Quận 7 chưa đánh
giá đúng tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, chưa xem
xét hết các tình tiết của vụ án, cũng như chưa áp dụng hết các quy định của pháp
luật dẫn đến việc quyết định hình phạt cịn q nhẹ hoặc quá nặng. Điều này thể hiện qua vụ án mà cấp phúc thẩm đã sửa bản án hình sự sơ thẩm của TAND Quận 7, thể hiện qua vụ án mà cấp phúc thẩm đã sửa bản án sơ thẩm của TAND Quận 7
như sau:
Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 496/2016/HSPT ngày 25/8/2016 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận thấy, sau khi tiến hành điều tra bổ sung,
giám định lại hàm lượng để xác định trọng lượng ma túy của bị cáo vi phạm, xác
định chất ma túy do bị cáo tàng trữ được là dưới mức quy định, theo đó miễn trách
nhiệm hình sự cho bị cáo nhưng bị cáo phải bị xử lý hành chính. Ngồi ra, Tịa án cấp sơ thẩm chưa xem tình tiết quy định tại khoản 2 Điều 7 BLHS năm 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2017) đó là :”... các Điều luật quy định bổ sung hành vi phạm tội
mới ... thì khơng được áp dụng đối với hành vi phạm tội đa thực hiện trước khi điều
luật đó có hiệu lực thi hành...”. Điều 249 Bộ luật Hình sựnăm 2015 về tội “Tàng trữ
trái phép chất ma túy” tại điểm c khoản 1 quy định “..., Methamphetamine,... có khối lượng từ 0,1g đến dưới 5g”, đây là quy định bổ sung tình tiết mới nặng hơn
quy định tại khoản 1 Điều 194 Bộ luật Hình sự năm 1999 (được hướng dẫn tại
Thông tư 17 nêu trên) nên không được áp dụng để xử lý bị cáo. Do vậy, chấp nhận
yêu cầu kháng cáo của Nguyễn Hồng Thanh X cho Cơ quan có thẩm quyền để xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 64 Luật xử lý vi phạm hành chính. Từ đó,
TAND TP.HCM đã quyết định: “Chấp nhận đơn kháng cáo của bị cáo Nguyễn
Hoàng Thanh X, Tuyên bố miễn trách nhiệm hình sự đối với bị cáo Nguyễn Hồng
Thanh X về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”. Bị cáo Nguyễn Hoàng Thanh X
Từ Bản án số 104/2016/HSST ngày 27/4/2016 của TAND Quận 7 cho thấy,
TAND Quận 7 đã khơng xem xét hết các tình tiết của vụ án, cụ thể là trọng lượng của ma túy sau khi giám định lại chỉ còn 0,9379g Methamphetamine, dưới mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo hướng dẫn tại Thơng tư 17/2007; chưa xem xét tình
tiết quy định theo hướng có lợi cho bị cáo được quy định khoản 2 Điều 7 BLHS
2015.
Tòa án cấp phúc thẩm đã vận dụng tối đa các tình tiết có lợi cho bị cáo được pháp luật quy định, việc giảm nhẹ hình phạt giúp bị cáo cảm có niềm tin vào pháp luật hơn, sẽ không tâm lý bị trừng trị mà sinh ra thù hằn, ngược lại việc giảm mức hình phạt chắc chắn sẽ làm cho bị cáo quyết tâm cải tạo tốt hơn, hoàn lương và tái hòa nhập với cộng đồng, trở thành người có ít cho xã hội. Từ đó, bản án phúc thẩm
cho thấy được sự khoan hồng, giúp cho bị cáo cảm thấy thuyết phục, nhận thức
được tính nhân đạo XHCN mà Đảng và Nhà nước dành cho bị cáo, từ đó quyết tâm cải tạo tốt hơn.
Nguyên nhân dẫn đến hạn chế, khó khăn từ thực tiễn:
- Chính sách pháp luật chưa thực sự hoàn thiện. Các quy định giảm nhẹ
TNHS tại khoản 2 Điều 51 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) còn thiếu tính cụ
thể khiến các cơ quan tiến hành tố tụng tính tùy nghi áp dụng PLHS. Bên cạnh đó,
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa đầy đủ, chưa đồng bộ dẫn đến việc các
cơ quan tiến hành tố tụng gặp khó khăn khi áp dụng. Mặc dù BLHS năm 2015 (sửa
đổi, bổ sung 2017) đã được ban hành thay thế BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung
năm 2009) và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018, trong khi đó hệ thống các văn
bản hướng dẫn xử lý các tội phạm về ma túy theo quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) vẫn chưa được hoàn thiện. Cơ quan tiến hành tố tụng,
người tiến hành tố tụng vẫn phải sử dụng những tư tưởng, định hướng cũ quy định
tại Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-BTP ngày 24/12/2007
hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy”
của BLHS năm 1999 và Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC- TANDTC-BTP ngày 14/11/2015 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên
phạm tội về ma túy trong khi chính những Thơng tư liên tịch này trong quá trình thực hiện từ khi ban hành đến nay đang còn vướng mắc, nhận thức chưa thống nhất trong thực tiễn.
- Trình độ lý luận cũng như nhận thức về áp dụng các quy định của pháp luật
hình sự giữa các thẩm phán không đồng đều nhau, bản lĩnh nghề nghiệp của và Thẩm phán trực tiếp thụ lý các vụ án về tội tàng trữ trái phép chất ma túy chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu công việc.
Thẩm phán giải quyết các vụán về ma túy vẫn chưa linh động, vẫn còn phụ
thuộc nhiều vào kết quả điều tra của CQĐT, cũng như bản cáo trạng truy tố của
VKS mà không sáng tạo trong xét xử (trả hồ sơ vụ án làm rõ ý kiến tranh luận của
Luật sư, trình bày của bị hại... tại phiên tòa). Nguyên nhân của hạn chế này một
phần cũng xuất phát từ những nguyên nhân khách quan mà một trong số đó chính là trách nhiệm nặng nề theo quy định riêng của những người làm trong cơ quan TAND (án hủy, sửa, trả hồ sơ điều tra bổ sung quá tỷ lệ sẽ bị mất thi đua, không được tái
bổ nhiệm, ...) và nặng hơn là gánh chịu hậu quả pháp lý nếu định tội danh sai dẫn
đến oan sai cho người bị kết án.
Trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử án hình sự nói chung và xét xử sơ thẩm án hình sự về ma túy nói riêng, ngồi trình độ chun mơn về luật và kỹ năng
xét xửđược đào tạo theo hệ thống thì những kiến thức cần thiết về sự hiểu biết
về đặc điểm, tính chất của các loại ma túy, nhất là những loại ma túy mới xuất hiện trên thị trường hiện nay là rất cần thiết cho đội ngũ Thẩm phán, nhưng nhiều Thẩm phán khơng chịu khó nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề này.
- Cơ sở vật chất và phương tiện làm việc của các cơ quan tiến hành tố tụng Quận 7 tuy đã được thành phố quan tâm nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu cải cách
tư pháp. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho hoạt động áp dụng PLHS trong khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về tội tàng trữ trái phép chất ma túy của TAND Quận 7 gặp khơng ít khó khăn. Nhiều Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trực tiếp áp dụng PLHS chưa được tiếp cận và sử dụng thành thạo phương tiện, thiết bị hiện đại. Bên cạnh đó, lực lượng Thẩm phán cịn mỏng khiến cho các Thẩm phán chịu khơng ít áp lực, một vài Thẩm phán do quá tải đã xin nghỉ việc khiến các Thẩm phán khác
phải làm thay, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc áp dụng PLHS của Thẩm phán
còn chưa thực sự đạt yêu cầu. Ngoài ra, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ công chức
ngành Tòa án như đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân vẫn còn thấp và chưa
thỏa đáng, dễ bị ảnh hưởng bởi những tiêu cực trong nền kinh tế thị trường.
Chính sách đãi ngộ cán bộ cơng chức ngành Tòa án vẫn chưa thực sự được quan tâm, chưa tương xứng với tính chất cơng việc, chưa có các cơ chế để thu hút các cán bộ có năng lực, trình độ vào ngành cơng tác. Điều này dẫn đến tình trạng:
lươngthấp, áp lực cơng việc quá nhiều dẫn đến trong thời gian gần đây Tòa án xảy
ra hiện tượng “chảy máu chất xám”, số lượng cán bộ, công chức ngành Tòa án xin nghỉ việc ngày càng tăng.
- Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, hướng dẫn, tập huấn các
quy định mới của BLHS năm 2015, BLTTHS năm 2015 của các ngành tư pháp
Quận 7, TAND Quận 7 nói riêng đối với cơng tác áp dụng PLHS trong xét xử vụ án về ma túy còn chưa bảo đảm tính chuyên sâu, đồng bộ, chưa kịp thời đưa ra các giải pháp, thông báo rút kinh nghiệm nhằm khắc phục ngay những hạn chế, tồn tại trong công tác áp dụng PLHS từ trước đến nay nhất là trong thời điểm hiện tại, khi mà BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và BLTTHS năm 2015 vừa có hiệu
lực thi hành với nhiều thay đổi trong quy định cả về nội dung lẫn hình thức áp dụng PLHS.
Tiểu kết chương 2
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận tại chương 1, tại Chương 2 tác giả đã nêu tổng quan tình hình hình xét xử tội tàng trữ trái phép chất ma túy tại Quận 7, Thành phố
Hồ Chí Minh dựa vào các số liệu thống kê thực tế các vụ án liên quan đến tội này.
Từ đó, tác giả tiếp tục đi sâu phân tích thực tiễn việc định tội danh và thực
tiễn quyết định hình phạt đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Dựa trên những kết quả cập nhật thống kê, so
sánh, phân tích trong việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội phạm về
ma túy, đặc biệt là tội tàng trữ trái phép chất ma túy trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2020.
Trên cơ sở phân tích thực tiễn, tác giả đã chỉ ra những khó khăn, hạn chế
vướng mắc và nguyên nhân. Việc khắc phục kịp thời những hạn chế, sai phạm đó sẽ
làm cho việc định tội danh và quyết định hình phạt đúng đắn hơn, hạn chế oan sai, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, nhất là
đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy.
Từ những phân tách đỏ, tác giả sẽ đưa ra cụ thể các yêu cầu và giải pháp bảo
đảm áp dụng đúng pháp luật hình sựđối với tội Tàng trữ trái phép chất ma túy được thể hiện ở Chương 3.
Chương 3: CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI TÀNG TRỮ