Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn quận 7 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 81 - 87)

- Giai đoạn Bộ luật Hình sự năm 1985 có hiệu lực

3.2.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân

thức chấp hành pháp luật của người dân

Bên cạnh các giải pháp cơ bản đối với việc hoàn thiện pháp luật; nâng cao

năng lực, phẩm chất, trình độ nhận thức áp dụng PLHS đối với những người có

thẩm quyền tiến hành TTHS và tăng cường công tác giám đốc thẩm và tổng kết

thực tiễn xét xử, thì cơng tác cơng tác tun truyền phổ biến pháp luật trong nhân dân cũng góp phần quan trọng trong việc bảo đảm áp dụng đúng PLHS nói chung,

trong đó có tội tàng trữ trái phép chất ma túy.

Để thực hiện tốt công tác này cần phải đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo chính quyền phối hợp

với Mặt trận tổ quốc các đồn thể đối với cơng tác giáo dục pháp luật.

Phải coi đây là giải pháp quan trọng hàng đầu, đảng bộ các cấp phải thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo và có nghị quyết theo định kỳ cũng như cơng tác tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm công tác giáo dục pháp luật trên địa bàn quản lý và phải ln đề cao tính gương mẫu của các Đảng viên và vai trò tiên phong trong việc tuyên truyền giáo dục pháp luật tại địa phương.

Ủy ban nhân dân là nơi cần chủ động xây dựng kế hoạch định kỳ hàng tháng, quý, năm đối với công tác giáo dục pháp luật tại địa phương phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế theo từng giai đoạn cụ thể. Dự trù và cấp chi phí đủ để hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được triển khai tốt nhất. Cuối các định kỳ phải tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm những mặt làm

được và những hạn chế nhằm tìm ra các giải pháp phương hướng hoạt động hiệu

quả hơn; thực hiện tốt chính sách thi đua khen thưởng kịp thời những người có

Thứ hai, có chính sách bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho các tuyên

truyền viên, khuyến khích các tun truyền viên tự nâng cao trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ, đặc biệt là cơng tác đặc cách tuyển dụng người có khả năng làm tốt công tác này. Thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ năng và nghệ thuật giao tiếp nói chuyện trước công chúng. Đồng thời, tăng cường trang bị các công cụ kỹ thuật, ứng dụng tin học vào công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.

Thứ ba, luôn linh hoạt đổi mới nội dung sinh động, kết hợp nhiều hình thức,

phương pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.

Cần chú trọng nắm bắt đặc điểm và tình hình dân cư gắn liền với thực tiễn địa phương và nhu cầu của quần chúng nhân dân, mà tổ chức đa dạng hóa hình thức cũng như phương pháp. Ngồi các hình thức cũ, xin gợi ý thêm các hình thức mới: Bản tin an ninh trật tự địa phương, sinh hoạt chủ đề pháp luật của các hội đoàn, mời chuyên gia về địa phương nói chuyện, tổ chức tranh luận, phản biện các vấn đề pháp luật mà dư luận xã hội quan tâm. Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người có nhu cầu tn thủ đúng theo Điều 10 Luật trợ giúp pháp lý.

Thứ tư, lồng ghép sinh động các tình huống minh họa thực tế gắn liền đạo

đức, ứng xử vào trường học từ độ tuổi trung học cơ sở trở lên, tùy theo thực tiễn các môn học và các hoạt động sinh hoạt khác của nhà trường… để giáo dục ý thức cho

lứa tuổi thanh thiếu niên ngay từ khi còn là học sinh để các bạn có ý thức hình thành

nhân cách, đạo đức, lối sống đúng đắn, chuẩn mực về pháp luật và cuộc sống. Qua cơng việc này, góp phần nâng cao trình độ dân trí và cải thiện hành vi ứng xử văn minh, văn hóa cho nhân dân.

Th năm, ADPL trong công tác xét xử của TAND không thể tách rời với

nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật đối với quần chúng nhân dân.

Việc TAND là nơi áp dụng PLHS trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự

nói chung và các vụ án Tàng trữ trái phép chất ma túy nói riêng khơng chỉ để đấu tranh phịng chống và trừng phạt tội phạm, mà còn minh oan cho những người

khơng phạm tội. Qua đó còn có nhiệm vụ giáo dục người phạm tội có ý thức cải tạo tốt dần hồn lương, sớm tái hịa nhập với cộng đồng để trở thành người có ích cho

xã hội. Ngoài ra, làm cho những người đã phạm tối có ý thức tơn trọng, tn thủ và chấp hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh, tuân theo các quy tắc ứng xử chuẩn

mực đã được thừa nhận trong cuộc sống dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý điều

hành của Nhà nước theo mục tiêu định hướng chế độ XHCN mà quan trọng hơn là thông qua hoạt động xét xử của TAND sẽ phát huy tích cực tính giáo dục và răn đe cũng như đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, góp phần làm giảm các loại tội

Tiu kết chương 3

Trong chương 3, tác giả đã đưa ra và phân tích các yêu cầu để bảo đảm áp

dụng đúng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam đối với tội tàng trữ trái phép

chất ma túy. Trên cơ sở lý luận của PLHS Việt Nam về tội tàng trữ trái phép chất ma túy và thực tiễn áp dụng các quy định của PLHS Việt Nam về tội này trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ 2016 đến 2020, cũng như

đánh giá kết quả đạt được, đưa ra những tồn tại, hạn chế của các hoạt động đó, cũng

như nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong hoạt động áp dụng PLHS của các cơ

quan tiến hành tố tụng Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng đúng quy định của PLHS Việt Nam về Tội tàng trữ trái phép chất ma túy; các yêu cầu

nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất trình độ nhận thức, áp dụng các quy định của PLHS Việt Nam đối với người tiến hành tố tụng; tăng cường công tác quản lý, chỉ

đạo điều hành; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nâng cao ý

KT LUN

Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương và các

chính sách, chỉ đạo nhằm đẩy mạnh cũng như hoàn thiện hệ thống pháp luật về

phòng chống ma túy, đồng thời thực hiện quyết liệt các chủ trương và đồng bộ các

giải pháp đó. Nhờ vậy, đã từng bước góp phần làm giảm các tệ nạn ma túy; cơng tác

đấu tranh, phòng chống tội phạm về ma túy nói chung, tội phạm tội tàng trữ trái

phép chất ma túy nói riêng đã thu được kết quả nhất định, góp phần ngăn chặn tệ nạn ma túy.

Tuy nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh là một đơ thị đặc biệt, là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của nước ta, trong đó có địa bàn Quận 7. Thực tế tại địa bàn Quận 7, tình hình tội phạm về ma túy hiện có xu hướng diễn biến phức tạp hơn cả về quy mơ lẫn số lượng, tính chất cũng nguy hiểm hơn. Do đó, trong

những năm qua, công tác phòng chống ma túy ln được các đồn thể, ban ngành Quận 7 xem trọng, quan tâm, triển khai thực hiện một cách quyết liệt. Từ đó phân tích và dự báo kịp thời tình hình, xu hướng, phương thức, thủ đoạn hoạt động của

tội phạm ma túy, trong đó có tội tàng trữ trái phép chất ma túy, triệt phá được nhiều vụ án có liên quan.

Để góp phần ngăn ngừa và đấu tranh hiệu quả tội phạm về ma túy, trong đó

có tội phạm về tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Trong khuôn khổ luận văn này, tác

giả đã nghiên cứu, đưa ra các cơ sở lý luận cơ bản về tội tàng trữ trái phép chất ma

túy, trong đó đưa ra được khái niệm như thế nào là ma túy, đây là khái niệm hết sức

quan trọng trọng trong hoạt động nghiên cứu khoa học, giúp cho việc xác định chất ma túy – với tư cách là đối tượng tác động của tội phạm trong pháp luật hình sự;

làm rõ được các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội tàng trữ trái phép chất ma túy, từ

đó giúp cho việc định tội danh chính xác và quyết định hình phạt đối với tội này

được tương xứng với mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi cũng như hậu quả

của hành vi đó mang lại cho xã hội.

Từ những nội dung lý luận cơ bản đó, tác giả đã liên hệ thực tiễn định tội

danh và quyết định hình phạt đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy để có thêm cái nhìn khái quát hơn, thấy rõ được những hạn chế tồn tại trong thực tiễn áp dụng

quy định của PLHS Việt Nam đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy tại Quận 7

Thành phố Hồ Chí Minh. Các ngun nhân có thể kể đến như: pháp luật cịn thiếu hoàn thiện, chưa thống nhất trong thực tiễn; các điều kiện bảo đảm cho hoạt động áp dụng đúng pháp luật hình sự trong định tội danh, quyết định hình phạt của các

chủ thể có thẩm quyền áp dụng PLHS còn hạn chế; cơ chế hoạt động của Hội thẩm nhân dân cịn nhiều thiếu sót, đơi lúc khơng phù hợp với thực tiễn; công tác quản lý,

chỉ đạo, điều hành đôi lúc vẫn còn lơ là, chưa kịp thời; đội ngũ những người có

thẩm quyền áp dụng PLHS như Điều tra viên, Kiểm tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm

chưa được đồng đều, dẫn đến có một số trường hợp việc định tội danh và quyết định

hình phạt chưa đúng. Những nguyên nhân này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả áp dụng quy định của PLHS đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn Quận 7. Do đó cần nhanh chóng khắc phục để đảm bảo hiệu quả trong công tác đấu tranh phịng, chống tội phạm về ma túy nói chung, tội tàng trữ trái phép chất ma túy nói riêng, bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật, xét xử công bằng, đúng người,

đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội.

Thấy được các hạn chế, sót đó, cho nên, tại Chương 3 của luận văn, tác giả

đã đưa ra các yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng các quy định của PLHS Việt Nam về

tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm tăng

cường hiệu quả hoạt động áp dụng các quy định của PLHS Việt Nam trong định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy; các giải

pháp tăng cường năng lực chun mơn nghiệp vụ của những người có thẩm quyền

ADPL hình sự đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy; nâng cao công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan tự pháp tại Việt Nam để phù hợp với cải cách tư pháp trong bối cảnh hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn quận 7 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)