Yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội ch ủnghĩa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn quận 7 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 70 - 72)

- Giai đoạn Bộ luật Hình sự năm 1985 có hiệu lực

3.1.3. Yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội ch ủnghĩa

Được đặt trong bối cảnh của cải cách tư pháp, việc đảm bảo hiệu quả ADPL

hình sự của TAND nói chung, TAND Quận 7 nói riêng về nguyên tắc cũng phải

được thực hiện trên cơ sở những quan điểm và định hướng của cải cách tư pháp.

Những nội dung này được nêu rõ trong Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002

của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm cơng tác tư pháp trong thời gian

tới” [13] và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

cải cách tư pháp đến năm 2020, với mục tiêu: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch,

vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ

nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là

hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu hiệu quả và hiệu lực cao” [15]. Nhiệm vụ

này nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới nền tư pháp nước ta ngày càng trở nên trong

sạch, vững mạnh, cơng bằng, văn mình, phục vụ cho việc xây dựng đất nước, từ đó hội nhập quốc tế và nâng cao vai trò, vị thế của nước ta, Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của dân, do dân và vì dân.

Những nguyên tắc đặc trưng như: độc lập, khách quan và chỉ tuân theo pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải được quy định đầy đủ trong Bộ luật tố tụng hình sự. Điều này được cho là hoàn toàn phù hợp với

quan điểm định hướng “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng và

phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập

pháp, hành pháp và tư pháp” [12].

Ngoài ra, một trong những yêu cầu cốt lõi, không thể không nhắc đến trong

việc cải cách tư pháp hình sự và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN đó là phải

đặt mục tiêu dưới sự lãnh đạo của Đảng, phải tuân thủ và thống nhất các chính sách,

chủ trương, đường lối và nghị quyết của Đảng. Đồng thời, phải có tinh thần phát

huy trí tuệ, tổng hợp sức lực của tồn dân vào cơng cuộc cải cách tư pháp và xây

dựng nà nước pháp quyền XHCN và phải đặt dưới sự giám sát của Nhân dân cùng

các cơ quan dân cử để thực hiện.

Ngồi ra, việc cải cách tư pháp hình sự và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN còn có yêu cầu khác rất quan trọng đó là yêu cầu về một đội ngũ cán bộ có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự, trong đó có các cán bộ như Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán phải có năng lực, trình độ, chun mơn, kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức trong quá trình áp dụng các quy định của PLHS. Bởi vì, trong việc cải cách đổi mới các cơ quan tư pháp hình sự theo định hướng xây dựng Nhà

nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân đòi hỏi các những người có

thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự như Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và cả Hội thẩm nhân dân phải nâng cao năng lực áp dụng các quy định của PLHS, qua đó tìm ra những bất cập trong thực tiễn và đề xuất, kiến nghị sáng kiến đổi mới và hồn thiện hệ thống PLHS vì con người, lấy con người là trung tâm phụng sự.

Một nhà nước pháp quyền XHCN không bao giờ chấp nhận sự tồn tại của bất kỳ bản án hay quyết định trái pháp luật nào, bởi hiệu lực của bản án, quyết định do TAND ban hành có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của bị cáo

hoặc người bị kết tội, khả năng xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm rất cao. Do đó, về việc ban hành văn bản ADPL hình sự của TAND đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, thì ngay từ những khâu đầu tiên của quá trình ADPL hình sự cần phải thực

hiện nghiêm túc, đúng tinh thần cải cách tư pháp, theo đó, người có thẩm quyền áp dụng PLHS trong xét xử nói chung, trong hoạt động xét xử tội tàng trữ trái phép chất ma túy nói riêng cần nắm vững những quy định của pháp luật, tuân thủ tuyệt

đối các quy định về trình tự, thủ tục, tố tụng trong giai đoạn xét xử, trên cơ sở các

quy định của pháp luật nội dung và pháp luật hình thức xác định tội danh phù hợp

với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, từ đó, làm căn cứ lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng hình phạt tương xứng, khơng quá nặng

cũng không quá nhẹnhưng vẫn đảm bảo khoan hồng với bị cáo.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn quận 7 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)