Chủ thể của tội giao cấu với trẻ em

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tội giao cấu với trẻ em theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành (Trang 38 - 40)

Chương 1 : MỘT SỐ VẦN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI GIAO CẤU VỚI TRẺ

2.1. Dấu hiệu pháp lý của tội giao cấu với trẻ em

2.1.3. Chủ thể của tội giao cấu với trẻ em

Lý luận Luật hình sự khẳng định chủ thể của tội phạm, trong đó có chủ thể của Tội giao cấu với trẻ em chỉ có thể là con người cụ thể. Quan niệm như vậy phù hợp với nguyên tắc có lỗi, nguyên tắc chịu trách nhiệm cá nhân của Luật hình sự cũng như mới phù hợp với mục đích giáo dục, cải tạo của việc áp dụng các biện pháp trách nhiệm hình sự.

Chủ thể của tội phạm phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong luật hình sự và phải thỏa mãn hai điều kiện, đó là năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi. Đây là những dấu hiệu pháp lý bắt buộc của chủ thể của tội phạm. Trong giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Trường đại học Luật Hà Nội năm 2001 đã định nghĩa “Chủ thể của tội phạm

là người có năng lực TNHS, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể” [21].

Khi thực hiện hành vi giao cấu với trẻ em, người phạm tội nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi này mặc dù có sự đồng thuận nhưng người phạm tội vẫn thực hiện hành vi giao cấu, người phạm tội có đủ

khả năng để lựa chọn một xử sự khác vì người phạm tội là người trưởng thành đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Do điều luật khơng quy định người phạm tội là nam hoặc nữ nên vẫn có thể hiểu là chủ thể của tội danh này có thể là nam hoặc nữ. Tuy nhiên, trên thực tế chủ thể là nữ rất hiếm khi xảy ra. Bởi vì theo câu chữ ghi trong điều khoản cơ bản (khoản 1 Điều 155 BLHS) thì bất cứ đàn ơng hay đàn bà đã là người thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) mà giao cấu với trẻ em ở tuổi từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đều phạm tội. Nhưng theo cách hiểu về hành vi giao cấu từ trước đến thì chỉ có nam giới mới thực hiện được hành vi giao cấu và nạn nhân cũng chỉ có có thể là nữ. Nữ giới chỉ có thể tham gia trong vụ đồng phạm với vai trò xúi giục, giúp sức hay tổ chức.

Như vậy, chủ thể của tội Giao cấu với trẻ em quy định tại Điều 155 BLHS năm 1999 không phân biệt là nam hay nữ và nếu đủ điều kiện quy định của điều luật thì phải chịu trách nhiệm hình sự.

Về độ tuổi, chủ thể của tội Giao cấu với trẻ em phải là người “đã thành niên” tức là phải từ đủ 18 tuổi trở lên. Theo hướng dẫn tại phần IX Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự thì đối với việc xác định tuổi của bị cáo thực hiện như sau: “Cách tính tuổi do luật

quy định là “đủ mười bốn tuổi”, hoặc “đủ mười sáu tuổi”, tức là tính theo tuổi trịn” [10]. Tương tự như vậy, người đã thành niên là người đủ 18 tuổi

trở lên cũng được tính theo tuổi trịn.

Ví dụ: Trần Văn A sinh ngày 01/01/2000 thì đến ngày 01/01/2018 Trần Văn A mới đủ 18 tuổi,tức là từ ngày 01/01/2018 A mới “thành niên”. Trong trường hợp khơng thể xác định được chính xác ngày sinh của Trần Văn A thì tính ngày sinh của theo ngày cuối cùng của tháng sinh tức ngày 31/01/2000 và nếu khơng xác định được chính xác tháng sinh thì xác định ngày sinh là ngày 31/12/2000 (tức ngày cuối cùng của tháng cuối cùng năm sinh). Việc quy

định dấu hiệu bắt buộc “đã thành niên” nhằm mục đích giới hạn phạm vi chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Quy định này của nhà làm luật thể hiện tính nhân văn và khoa học của luật hình sự Việt Nam. Vì theo những nghiên cứu khoa học về con người thì người dưới 18 tuổi trong một số trường hợp chưa phát triển đầy đủ về khả năng nhận thức đối với hành vi mà mình thực hiện, đặc biệt là trong lĩnh vực tình dục, sinh lý.

Ví dụ: Nguyễn Mạnh C (sinh năm 1999) và Trần Thị Thủy T (sinh năm 2000) có quan hệ tình cảm u đương. Ngày 2/6/2014 mẹ của Trần Thị Thủy T đi làm về sớm bắt gặp C và T đang quan hệ tình dục tại phịng của T. Do con gái mới học cấp II nên mẹ Thủy T đã dẫn Nguyễn Mạnh C ra cơng an phường trình báo. Tuy nhiên qua việc xác minh lý lịch Nguyễn Mạnh C mới 15 tuổi nên không cấu thành tội Giao cấu với trẻ em hay nói cách khác C khơng phải là chủ thể của tội phạm này và khơng bị xử lý hình sự về hành vi này.

Như vậy, chủ thể của tội Giao cấu với trẻ em theo điều 115 BLHS 1999 là có thể là nam hoặc nữ, đã thành niên (tròn hoặc trên 18 tuổi) và có năng lực trách nhiệm hình đầy đủ (không thuộc các trường hợp khơng có năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại điều 13 BLHS 1999).

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tội giao cấu với trẻ em theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)