Đường lối xử lý đối với người phạm tội giao cấu với trẻ em theo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tội giao cấu với trẻ em theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành (Trang 48 - 56)

Chương 1 : MỘT SỐ VẦN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI GIAO CẤU VỚI TRẺ

2.2. Đường lối xử lý đối với người phạm tội giao cấu với trẻ em

2.2.1. Đường lối xử lý đối với người phạm tội giao cấu với trẻ em theo

theo quy định tại Khoản 1 Điều 115

Khoản 1 Điều 115 quy định: “Người nào đã thành niên mà giao cấu với

Đây là trường hợp được áp dụng với các trường hợp phạm tội khơng có các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Mức hình phạt thấp nhất của khung hình phạt là một năm tù, cao nhất là năm năm tù.

Ví dụ [26]: “Nguyễn Cao Cường (sinh năm 1992) và Bùi Thị Thu Hà (sinh năm 1998) tìm hiểu và yêu nhau qua sự giới thiệu của một người bạn. Ngày 7/3/2013 để kỷ niệm sinh nhật người yêu cả hai đi chơi khuya và Hà đã trao gửi “cái ngàn vàng” cho người yêu vào đêm Hà tròn mười lăm tuổi. Nguyễn Cao Cường đã bị bắt ngay sau đó và bị Tịa án nhân dân quận Long Biên tuyên phạt mười hai tháng tù về tội “Giao cấu với trẻ em”.

Đây là trường hợp khá đặc trưng để minh họa cho cấu thành cơ bản của tội “Giao cấu với trẻ em”: Người phạm tội và nạn nhân có quan hệ tình cảm u đương, quan hệ tình dục lần đầu và nạn nhân hoàn toàn tự nguyện, khơng có tình tiết tăng nặng và hình phạt thường được tuyên ở mức đầu khung. Việc tuyên mức án một năm tù đối với Nguyễn Cao Cường là hợp lý bởi mức hình phạt này là tương xứng với hành vi mà Cường gây ra. Nó vừa đảm bảo được tính răn đe, giáo dục vừa thể hiện sự khoan hồng đối với tội phạm này. Tính răn đe của hình phạt ở chỗ với mức án một năm tù nó vừa là sự trừng trị cho thái độ coi thường pháp luật và dư luận xã hội của Cường khi biết rõ bạn gái mới tròn mười lăm tuổi, lứa tuổi bị cấm quan hệ tình dục nhưng anh ta vẫn cố tình vi phạm. Tính giáo dục bởi nó là hồi chng cảnh báo khơng chỉ cho người phạm tội mà cho cả lớp trẻ, những người mà suy nghĩ và hành động của họ cịn bồng bột, nơng nổi, dễ sa vào con đường lầm lạc bởi họ chưa nhận thức được cái giá phải trả cho những phút bốc đồng đó. Hình phạt trên cũng là một sự khoan hồng bởi nó là khoảng thời gian học tập, cải tạo không quá dài, là mức thấp nhất của khung hình phạt, nó đủ cho người phạm tội có thời gian để suy ngẫm và ăn năn nhưng không làm mất đi các cơ hội trong cuộc đời của họ.

Một ví dụ khác [26]: Phí Quang Liêm (sinh năm 1958) là hàng xóm của gia đình cháu Nguyễn Thị Lan Anh (sinh năm 1996) gọi Liêm là ông. Hàng ngày cháu Lan Anh vẫn thường qua nhà Liêm chơi. Thấy Lan Anh cao lớn phổng phao, Phí Quang Liêm nảy lịng tà dâm nên đã thầm lên kế hoạch để thực hiện ý định của mình. Liêm thường xuyên cho Lan Anh quà bánh thậm chí cả tiền để mua chuộc tình cảm của Lan Anh. 10h ngày 26/7/2010 cháu Lan Anh qua nhà Liêm chơi, Phí Quang Liêm kéo Lan Anh vào phịng của mình, gạ gẫm cơ bé nếu cho Liêm làm việc “người lớn” thì ơng ta sẽ cho Lan Anh tiền để mua quần áo đẹp. Thấy Lan Anh không phản đối Liêm đã bế cháu Lan Anh lên giường, kéo quần cháu xuống dưới đầu gối rồi tự cởi quần của mình và thực hiện hành vi giao cấu. Sự việc bị phát hiện, Phí Quang Liêm bị bắt về hành vi “Giao cấu với trẻ em”, tháng 10/2010 Phí Quang Liêm bị tòa án nhân dân huyện Thường Tín xử tuyên mức án hai mươi tư tháng tù. Ở trường hợp này, Phí Quang Liêm và cháu Nguyễn Thị Lan Anh hoàn toàn khơng có quan hệ tình cảm u đương. Việc phạm tội được tính tốn khá kỹ càng thể hiện ở chuỗi hành vi mà y thực hiện để mua chuộc nạn nhân như cho quà, cho tiền. Điều này thể hiện y nắm bắt được tâm lý của trẻ nhỏ và coi đó là một điểm yếu để y đạt được ý đồ đồi bại của mình. Hành vi phạm tội của Phí Quang Liêm cũng thỏa mãn những yếu tố cấu thành tại khoản 1 Điều 115 BLHS tuy nhiên bản chất của hành vi phạm tội lúc này không đơn thuần là sự bồng bột nơng nổi của tình yêu tuổi trẻ như trường hợp của Nguyễn Cao Cường nữa mà thể hiện sự băng hoại đạo đức cần phải lên án mạnh mẽ và trừng trị đích đáng.

Qua hai ví dụ trên chúng ta có thể nhận thấy cấu thành tội phạm tại khoản 1 Điều 115 BLHS khá đơn giản nhưng trong thực tế tội phạm diễn ra lại rất phong phú, thể hiện nhiều mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Khi quyết định hình phạt đối với trường hợp phạm tội này cần xem xét một

cách tồn diện đầy đủ các tình tiết của vụ án, nhân thân người phạm tội, đặc biệt là mối quan hệ giữa người bị hại với người phạm tội. Thông qua việc giải quyết vụ án các cơ quan tiến hành tố tụng cần giáo dục không chỉ người phạm tội mà cần giáo dục ngay cả đối với người bị hại để họ nhận thức được trách nhiệm của mình đối với bản thân và xã hội. Cũng chính vì sự đa dạng của hành vi phạm tội này mà khung hình phạt ở khoản này khá rộng từ một đến năm năm có lẽ chính là chủ đích của nhà làm luật tiên liệu trước cho các mức độ nguy hiểm khác nhau đó.

2.2.2. Đường lối xử lý đối với người phạm tội giao cấu với trẻ em theo quy định tại Khoản 2 Điều 115

Khoản 2 Điều 115 quy định:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Phạm tội nhiều lần; b) Đối với nhiều người; c) Có tính chất loạn ln; d) Làm nạn nhân có thai;

đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.

Điểm a khoản 2 Điều 115 quy định “Phạm tội nhiều lần”:

Phạm tội nhiều lần trong trường hợp này là giao cấu với một trẻ em từ hai lần trở lên. Khi xác định tình tiết phạm tội này cần chú ý: trong tất cả các lần giao cấu, người phạm tội đã đủ mười tám tuổi và người bị hại ở độ tuổi từ đủ mười ba đến dưới mười sáu tuổi, nếu có hai lần giao cấu nhưng trong đó có một lần người phạm tội chưa đủ mười tám tuổi hoặc người bị hại đã đủ mười sáu tuổi thì khơng coi là phạm tội nhiều lần và người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 115 Bộ luật hình sự.

Ví dụ: A (15 tuổi) là bạn gái của B (sinh ngày 1/2/1994). Ngày 30/1/2012 hai người có quan hệ tình dục lần đầu tiên với nhau, đến ngày 2/2/2012 hai người quan hệ lần thứ hai thì bị bắt quả tang. Ở trường hợp này không thể kết tội B phạm tội theo điểm a khoản 2 điều 115 BLHS được bởi ở lần quan hệ thứ nhất ngày 30/1/2012 B chưa trịn mười tám tuổi nên chỉ có lần giao cấu thứ hai ngày 2/2/2012 mới đủ cấu thành tội phạm tội Giao cấu với trẻ em vì lúc này B đã thành niên và A vẫn dưới mười sáu tuổi. Vì vậy B sẽ bị xử theo khung hình phạt tại khoản 1 Điều 115 BLHS.

Nếu trong các lần giao cấu mà có một lần người bị hại dưới mười ba tuổi thì người phạm tội phải bị truy cứu về hai tội: tội hiếp dâm trẻ em và tội giao cấu với trẻ em. Ví dụ: A (19 tuổi) có bạn gái là B sinh ngày 10/10/2001. Ngày 9/10/2014 A và B quan hệ tình dục lần đầu với nhau, đến ngày 11/10/2014 cả hai lại có hành vi giao cấu tại nhà của B thì bị bắt quả tang. Ở trường hợp này A sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hai tội danh: Hiếp dâm trẻ em (lần quan hệ đầu tiên ngày 9/10/2014 khi B chưa tròn 13 tuổi) và Giao cấu với trẻ em (lần thứ hai ngày 11/10/2014 khi B đã tròn 13 tuổi).

Điểm b khoản 2 Điều 115 quy định “Đối với nhiều người”:

Phạm tội đối với nhiều người trong trường hợp này là giao cấu với từ hai trẻ em trở lên và tất cả người bị hại đều ở độ tuổi từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Ví dụ [24]: Lê Nguyễn Hải Anh (sinh năm 1988, HKTT: phường Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội) thường xuyên lên mạng Internet để tán tỉnh các cô gái trẻ rồi dụ dỗ họ đi chơi và quan hệ tình dục. Nhận được tin báo của gia đình cháu Hồ Hương L một nạn nhân của Hải Anh, ngày 23/6/2013 cơ quan cảnh sát điều tra công an quận Đống Đa đã bắt quả tang Hải Anh đang quan hệ tình dục với cháu Nguyễn Khánh T. (sinh năm 1998) là học sinh lớp chín tại một trường THCS thuộc quận Ba Đình, Hà Nội. Tại cơ quan điều tra Hải Anh đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Lê Nguyễn Hải

Anh sau đó bị tịa án nhân dân quận Đống Đa xét xử về tội danh “Giao cấu với trẻ em” với tình tiết tăng nặng là “đối với nhiều người” theo điểm b khoản 2 Điều 115 và nhận mức án bốn mươi tháng tù cho hành vi của mình.

Ở điểm này cần chú ý: nếu có hai người bị hại, trong đó có một người từ đủ mười sáu tuổi thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 115 BLHS. Trường hợp nếu có một người dưới mười ba tuổi thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội danh: tội giao cấu với trẻ em và tội hiếp dâm trẻ em. Trường hợp có nhiều người bị giao cấu, trong đó có người bị giao cấu từ hai lần trở lên thì người phạm tội thuộc hai trường hợp: phạm tội nhiều lần và đối với nhiều người.

Điểm c khoản 2 Điều 115 quy định “Có tính chất loạn ln”:

Tính chất loạn ln thể hiện ở chỗ giữa người phạm tội với nạn nhân có cùng dịng máu trực hệ, giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Ví dụ: Ông Nguyễn Văn Tho trú tại huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang bị tố cáo về hành vi giao cấu với con gái (14 tuổi). Cơ quan điều tra công an tỉnh Tiền Giang đã khởi tố ông Tho về tội “Giao cấu với trẻ em” với tình tiết định khung tăng nặng là “có tính chất loạn ln”.

Việc quy định giao cấu với trẻ em có tính chất loạn luân như một tình tiết tăng nặng là cần thiết. Về mặt y học, những người có cùng dịng máu khi quan hệ sinh lý với nhau thì những đứa con sinh ra có rất nhiều khả năng là sẽ bị quái thai, chết yểu hoặc bệnh tật… Đó là điều khơng tốt đối với thế hệ tương lai của đất nước. Bên cạnh đó về mặt xã hội thì hành vi quan hệ sinh lý giữa những người này đi ngược với đạo đức, luân lý, truyền thống lễ giáo, là biểu hiện của sự suy đồi về đạo đức nên bị xã hội kịch liệt lên án.

Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như các trường hợp hiếp dâm có tính chất loạn ln, cưỡng dâm có tính chất loạn luân, chỉ khác ở chỗ trường hợp phạm tội này giữa nạn nhân với người phạm tội có sự đồng thuận

khi giao cấu. Việc xử lý nghiêm trường hợp giao cấu với trẻ em có tính chất loạn ln là nhằm bảo vệ sự phát triển bình thường của các em, bảo vệ thuần phong mỹ tục của gia đình và xã hội.

Điểm d khoản 2 Điều 115 quy định “Làm nạn nhân có thai”:

Việc quy định tình tiết tăng nặng làm nạn nhân có thai hồn tồn hợp lý bởi hậu quả “có thai” trong trường hợp này là rất nghiêm trọng. Trước hết xét về khía cạnh cá nhân: bản thân nạn nhân cũng chỉ là trẻ em, là đối tượng cần được gia đình và xã hội bảo vệ chăm sóc, như chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ biết học hành là ngoan”. Việc ‘ăn ngủ, học hành” đối với các em đã là ngoan là giỏi rồi thì việc mang thai, sinh con, ni con các em không thể nào đảm đương; tâm lý các em sẽ bị chấn động, về sinh lý do cơ thể chưa phát triển đầy đủ nên việc gặp nhiều biến cố trong mang thai, sinh nở là khơng thể tránh khỏi thậm chí có trường hợp dẫn đến tử vong. Về khía cạnh gia đình và xã hội: nạn nhân trong trường hợp này sẽ trở thành gánh nặng của cả gia đình và xã hội. Những đứa trẻ của nạn nhân nếu được sinh ra cũng sẽ thiệt thòi rất nhiều về mọi mặt (tinh thần và vật chất). Ngược lại, với trường hợp buộc phải nạo phá thai hậu quả để lại cũng rất lâu dài. Do vậy khung hình phạt từ ba năm đến mười năm dành cho trường hợp này đã thể hiện được tính răn đe, trừng trị của pháp luật.

Ví dụ [26]: Tịa án nhân dân thành phố Hà Nội vừa xét xử vụ án “Giao cấu với trẻ em” đối với bị cáo Nguyễn Việt Dũng, sinh năm 1986, đã lập gia đình và có con, hộ khẩu thường trú tại Hoàng Mai, Hà Nội. Cuối năm 2013, Dũng làm quen với Nguyễn Ngọc L sinh năm 1999, hộ khẩu: Hà Nội. Do tin tưởng vào những lời hứa hẹn của Dũng, L đã nhiều lần vào nhà nghỉ quan hệ tình dục với Dũng dẫn đến hậu quả có thai. Với hành vi phạm tội như trên, Dũng đã bị tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên bốn năm hai tháng tù về tội Giao cấu với trẻ em với tình tiết tăng nặng tại điểm a (phạm tội nhiều lần)

Khi xác định tình tiết phạm tội này cần chú ý: Chỉ khi nào xác định người bị hại có thai do chính hành vi giao cấu của người phạm tội và khi có thai, người bị hại ở độ tuổi từ mười ba đến dưới mười sáu tuổi. Nếu người bị hại có thai do kết quả của một lần giao cấu với người khác hoặc tuy có thai với người phạm tội nhưng do giao cấu nhiều lần trong đó có lần người bị hại đã đủ mười sáu tuổi và cái thai đó là kết quả của lần giao cấu khi người bị hại đã trịn mười sáu tuổi, thì khơng thuộc trường hợp phạm tội này.

Điểm đ khoản 2 Điều 115 quy định “Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn

nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%”

Đây khơng phải là tình tiết định khung mới vì khoản 2 Điều 114 Bộ luật hình sự năm 1985 đã quy định tình tiết “gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân” và theo các thơng tư, nghị quyết hướng dẫn thì tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60 % là thương tích nặng hoặc tổn hại nặng đến sức khỏe. Cơ sở để xác định thương tật là căn cứ của Ban giám định pháp y và bản quy định tiêu chuẩn thương tật kèm theo thông tư số 12/TTLT ngày 26/7/1995 liên bộ Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội quy định về tiêu chuẩn thương tật và tiêu chuẩn bệnh tật.

Người phạm tội giao cấu với trẻ em thuộc một trong các trường hợp: Phạm tội nhiều lần; đối với nhiều người; có tính chất loạn luân; làm nạn nhân có thai; gây tổn hại đến sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 115 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ ba năm đến mười năm tù.

2.2.3. Đường lối xử lý đối với người phạm tội giao cấu với trẻ em theo quy định tại Khoản 3 Điều 115 theo quy định tại Khoản 3 Điều 115

Khoản 3 Điều 115 BLHS quy định:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;

b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.

Cơ sở để xác định thương tật tương tự như điểm đ khoản 2, trường hợp tổn hại sức khỏe từ 61% trở lên theo Thơng tư 12/TTLB có thể là rị bàng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tội giao cấu với trẻ em theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)