Chương 1 : MỘT SỐ VẦN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI GIAO CẤU VỚI TRẺ
2.1. Dấu hiệu pháp lý của tội giao cấu với trẻ em
2.1.4. Mặt chủ quan của tội giao cấu với trẻ em
Mặt chủ quan của tội phạm là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội bao gồm lỗi, động cơ phạm tội, mục đích phạm tội. Tuy nhiên lỗi luôn là yếu tố cơ bản và bắt buộc trong mọi loại tội phạm nói chung và trong tội Giao cấu với trẻ em nói riêng, trong khi động cơ và mục đích phạm tội đóng vai trị thứ yếu trong mặt chủ quan của tội phạm này. Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội quyết tâm thực hiện việc phạm tội. Cịn mục đích phạm tội là kết quả sẽ có trong tương lai mà người phạm tội dự tính và mong muốn đạt được bằng việc thực hiện hành vi phạm tội. Theo Tiến sỹ khoa học Lê Cảm thì:
Động cơ và mục đích khơng phải là những dấu hiệu được xếp ngang hàng với lỗi trong mặt chủ quan của tội phạm, vì tự bản thân mình lỗi là tồn bộ mặt chủ quan của tội phạm, cịn động cơ và mục đích suy cho cùng chẳng qua cũng chỉ là các yếu tố của lỗi mà thôi [3].
Chúng tôi hồn tồn nhất trí với quan điểm này của ông trong nghiên cứu và áp dụng luật hình sự nói chung và trong trường hợp nghiên cứu tội Giao cấu với trẻ em nói riêng. Đối với tội danh này động cơ mục đích phạm tội thường là vì ham muốn tình dục, để thỏa mãn nhu cầu sinh lý của người phạm tội và các yếu tố này thường không được đề cập đến trong các tài liệu điều tra, truy tố, xét xử.
Vấn đề quan trọng là lỗi được đặt ra trong cấu thành tội phạm tội Giao cấu với trẻ em như thế nào vì cho đến nay vẫn cịn tồn tại nhiều quan điểm không đồng nhất thậm chí là trái chiều khi phân tích mặt “lỗi” trong tội phạm này.
Theo giáo trình của trường Đại học Luật Hà Nội “Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội” [22].
Bàn về vấn đề lỗi của người phạm tội giao cấu với trẻ em thì có rất nhiều luồng ý kiến được đưa ra.
Trường hợp 1. Nếu người phạm tội biết được đối tượng bị xâm hại là trẻ em thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp 2. Nếu người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội mà không quan tâm đến đối tượng bị xâm hại là trẻ em hay không nhưng thực tế nạn nhân lại là trẻ em thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp 3. Nếu người phạm tội có ý thức chủ quan rằng đối tượng bị xâm hại là trẻ em, nhưng trên thực tế nạn nhân lại khơng phải là trẻ em thì người phạm tội cũng phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp 4. Nếu người phạm tội có ý thức chủ quan cho rằng đối tượng bị xâm hại không phải là trẻ em, mặc dù trên thực tế đối tượng đó là trẻ em thì người phạm tội khơng phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ở trường hợp 1 và 2: Dễ dàng xác định được lỗi cố ý của người phạm tội. Trường hợp 3: Nếu người phạm tội có ý thức chủ quan rằng đối tượng bị xâm hại là trẻ em, nhưng trên thực tế thì nạn nhân lại khơng phải là trẻ em thì
người phạm tội cũng phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ở trường hợp này chúng tơi muốn minh họa bằng một ví dụ: Trần Minh Long (sinh năm 1983) là một thương gia. Liên tiếp trong hai năm 2010 và 2011 công việc của L không suôn sẻ. Để “giải đen” Trần Minh Long muốn tìm bé gái khoảng 14,15 tuổi để quan hệ tình dục. Ngày 2/2/2012 Trần Minh Long bị công an bắt quả tang đang thực hiện hành vi giao cấu đối với cháu Nguyễn Thị T. là cô gái mà Long tán tỉnh dụ dỗ vì Long thấy T đang là học sinh lớp 9 tại một trường THCS trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên bị hại của vụ án là Nguyễn Thị T lại một mực khẳng định rằng mình đã 16 tuổi 6 tháng. Qua xác minh của cơ quan cơng an, có đủ cơ sở để kết luận Nguyễn Thị T hơn 16 tuổi. Vậy Trần Minh Long có phạm tội giao cấu với trẻ em hay không? Nếu căn cứ vào ý thức của người phạm tội để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ thì Trần Minh Long phạm tội bởi lẽ Long mong muốn và đã có hành vi giao cấu với người mà Long cho là trẻ em, việc Nguyễn Thị T hơn 16 tuổi là nằm ngoài mong muốn của Long và Long hồn tồn khơng biết điều đó. Vậy nếu khơng xử lý Trần Minh Long về tội Giao cấu với trẻ em phải chăng sẽ bỏ lọt tội phạm? Tuy nhiên có kiến lại cho rằng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Trần Minh Long là đi ngược lại lý luận về cấu thành tội phạm trong khoa học luật hình sự bởi hành vi của Long không hề gây ra nguy hiểm cho xã hội, không xâm phạm khách thể cần được bảo vệ trong Luật hình sự quy định. Đây là trường hợp sai lầm về khách thể. Sai lầm về khách thể là
sai lầm của chủ thể về tính chất của quan hệ xã hội là đối tượng hành vi của mình. Cụ thể: Người phạm tội có hành vi nhằm xâm hại khách thể nhất định được luật hình sự bảo vệ nhưng đã khơng xâm hại được vì đã tác động nhầm vào đối tượng không thuộc khách thể đó. Theo chúng tơi, ở trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm cố ý mà họ định phạm. Điều đó cũng đồng nghĩa là ở ví dụ trên Long phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định phạm là tội giao cấu với trẻ em. Vậy, trong trường hợp này cần phải có sự thống nhất về quan điểm lý luận và hướng dẫn cụ thể để tránh sự bối rối của các cơ quan tư pháp khi xử lý vụ việc trên thực tế.
Đối với trường hợp 4: Nếu người phạm tội có ý thức chủ quan cho rằng đối tượng bị xâm hại không phải là trẻ em, mặc dù trên thực tế đối tượng đó là trẻ em thì người phạm tội khơng phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ sau đây sẽ minh họa cụ thể hơn về trường hợp này: Lê Quang Nhựt là con trai út trong gia đình có 4 anh, chị em. Trong khi các anh chị đều đã “yên bề gia thất” thì Nhựt vẫn “lơng bơng”, lúc thì đi làm bảo vệ ở Bình Dương, khi lại về Sài Gòn làm công nhân… Tuổi thanh niên mới lớn, chưa từng biết thế nào là “tiếng sét của ái tình”, tối tối Nhật đi tìm “một nửa”. Thay vì đến nhà các cơ gái chơi, Nhựt lấy điện thoại bấm số linh tinh. Nếu “trúng” con gái thì giở chiêu kết bạn bốn phương làm quen, “trật” là con trai thì Nhựt cúp máy. Khoảng tháng 8/2011, Nhựt bấm số 01676xxx thì trúng số của Thị Cẩm Thiền (SN 1997, ngụ xã Thạnh Yên, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang). Hai người làm quen rồi nhanh chóng có tình cảm với nhau. Vì xa xơi nên gần một năm, hai bên chỉ chuyện trị qua điện thoại. Đến tháng 8/2012, Nhựt đã xuống nhà bạn gái để hai người chính thức được “mặt kề mặt, tay nắm tay”. Một tháng sau, dịp Tết Trung thu 2012, Thiền đã nhảy xe đò lên Vĩnh Long cho biết nhà bạn trai. Khi đi, Thiền cịn có ý định lên thành phố đi tìm việc làm nên đã có “sáng kiến” mang theo chứng minh thư của chị
gái Thị Cẩm Tiền (SN 1993) để đủ tuổi xin việc. Cơ gái cịn “sáng tạo” thêm một bậc là gỡ hình chị ra rồi thế hình mình vào cho “danh chính ngơn thuận”.
Đến nhà Nhựt, Thiền đưa chứng minh thư cho người yêu và gia đình bạn trai xem. Mặc dù trên đó viết tên khác nhưng ở miền Tây chuyện tên ngoài đời và tên trên giấy khác nhau là hết sức bình thường nên khơng ai để ý. Điều Nhựt cũng như cha mẹ cậu đọc kỹ nhất là trên thẻ căn cước ghi bạn gái sinh năm 1993, tính đến thời điểm đó đã đủ tuổi kết hơn. Cách đó chưa lâu, cũng ở ấp Đơng Bình nhà Nhựt có một thanh niên “u”… cơ bé lớp 9 nên phải đi tù. Cái án đó vẫn cịn nóng khắp làng trên xóm dưới nên Nhựt và cả gia đình hết sức đề cao cảnh giác.
“Hơn nữa, dòm con nhỏ cũng thấy bự con, cứng người lắm. Thấy vậy, không ai nghĩ là nó cịn trẻ con”, ơng Nguyễn Thanh Tú (Trưởng ban nhân dân ấp Đơng Bình, xã Đơng Hậu) cho hay. Trong gần hai tháng, Thiền lưu lại ở nhà Nhựt, đơi trẻ đã khơng kiềm chế được “sóng tình”, nhiều lần vượt q giới hạn. Phải đến khi cha mẹ ráo riết đi tìm thì Thiền mới chịu trở về Kiên Giang. Nhưng cũng chỉ được vài ngày, cô đã lại bỏ nhà theo tiếng gọi của tình u lên TP.Hồ Chí Minh làm th và tiếp tục sống như vợ chồng với Nhựt.
Khoảng tháng 8/2013, Nhựt dẫn Thiền về Vĩnh Long. “Hai đứa nói rằng làm thuê ở vất vả quá mà thu nhập không đủ sống nên muốn về quê kiếm việc gì làm và được gần gũi cha mẹ. Nghe chúng nói vậy vợ chồng tui cũng mừng. Tuy nhiên, chỉ được vài ngày thì con Thiền có biểu hiện đau bụng nên cả nhà đưa nó sang Cần Thơ điều trị. Tại đây bác sĩ nói nó mang thai 20 tuần nhưng thai bị chết lưu, tình trạng sức khỏe kém cần đưa lên Bệnh viện Từ Dũ (TP.Hồ Chí Minh) tiếp tục điều trị”, cha của Nhựt nhớ lại.Theo yêu cầu của bệnh viện khi tiến hành phẫu thuật phải có cha mẹ ruột xác nhận nên Thiền mới gọi điện cho người nhà. Nhận tin dữ, cha mẹ cô gái vừa giận con gái bỏ nhà đi lang thang, vừa giận kẻ đã “hại đời” cô út. Bà Thị Thu (mẹ Thiền) làm
đơn trình báo cơ quan cơng an. Lúc này, Nhựt và gia đình mới té ngửa vì biết Thiền vẫn chưa đủ 16 tuổi. Căn cứ vào đơn trình báo của bà Thu, cơ quan công an đã vào cuộc xác minh làm rõ. Tuy nhiên, thời điểm này, Nhựt đang đi làm ăn xa khơng có nhà nên chưa thể triệu tập lấy lời khai. Tháng 3/2014, khi Nhựt về nhà gia đình đã vận động anh ta ra đầu thú. Từ lời khai nhận của Nhựt cũng như những căn cứ chứng lý khác, cơ quan điều tra đã có đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự.
Ngày 22/8/2014, TAND thị xã Bình Minh đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và tuyên phạt bị cáo Lê Quang Nhựt 2 năm tù về tội “Giao cấu với trẻ em”; đồng thời buộc đền bù 19,6 triệu đồng cho người bị hại.
Vị thẩm phán chủ tọa phiên tòa “hy hữu” này cũng cho rằng, nguyên nhân khiến bị cáo phạm tội cũng có một phần lỗi của bị hại. Nếu như bị hại không dùng giấy tờ giả, làm cho Nhựt hiểu nhầm về độ tuổi thì có thể đã khơng xảy ra sự việc đáng tiếc trên.
Như vậy, thực tiễn xét xử cho thấy ở trường hợp này, dù Lê Quang Nhựt khơng có đủ điều kiện để nhận biết tuổi của người yêu nhưng anh ta đã bị xử lý hình sự bởi anh ta đã xâm phạm khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ. Tuy nhiên cũng có những ý kiến phản đối việc xử lý hình sự Lê Quang Nhựt bởi ở sự việc này anh ta hồn tồn khơng có lỗi. Chúng tơi đồng ý với quan điểm thứ hai bởi vì đối với tội Giao cấu với trẻ em, lỗi của người phạm tội phải là lỗi cố ý, người phạm tội biết người mà mình giao cấu dưới 16 tuổi nhưng vẫn thực hiện hành vi giao cấu. Nếu người phạm tội khơng biết và khơng thể biết hay nói cách khác là thực sự có sự nhầm tưởng về tuổi thì khơng cấu thành tội này. Bởi vì, lỗi xét về bản chất nội dung là sự phủ định chủ quan của người phạm tội đối với đòi hỏi của xã hội. Sự phủ định chủ quan của người phạm tội thể hiện thông qua năng lực nhận thức và năng lực lựa chọn hành vi của họ. Người phạm tội phải nhận thức được và có điều kiện
để nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội mà vẫn lựa chọn cách xử sự đó. Tức là người phạm tội biết sai mà vẫn làm, như vậy là có lỗi. Trường hợp chủ thể lựa chọn hành vi mà khơng thể biết được rằng hành vi đó là trái với địi hỏi của xã hội thì họ khơng có lỗi. Trong trường hợp tội giao cấu với trẻ em, người phạm tội phải có năng lực nhận thức được hành vi giao cấu với nạn nhân là trái pháp luật. Năng lực nhận thức của người phạm tội phụ thuộc vào hai yếu tố. Thứ nhất, người phạm tội phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Thứ hai, người phạm tội phải có điều kiện để nhận thức được hành vi giao cấu với nạn nhân là trái pháp luật. Trường hợp người phạm tội khơng có đủ điều kiện để nhận thức được hành vi giao cấu với nạn nhân là trái pháp luật thì cũng khơng bị coi là có lỗi. Trong trường hợp này phải căn cứ vào các tình tiết thực tế của vụ án để xác định có khả năng người phạm tội không thể biết được đối tượng là trẻ em hay khơng vì nạn nhân có thể phát triển phổng phao hơn so với độ tuổi hoặc đi học sớm hơn tuổi. Do đó, cần căn cứ vào tình hình thực tế của vụ án để đánh giá đúng tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Với trường hợp Lê Quang Nhựt việc yêu và tin người yêu đã đến tuổi trường thành là khơng tránh khỏi vì chính Thị Cẩm Thiền đã “xuất trình” giấy chứng minh nhân dân trước sự chứng kiến của cả gia đình Nhựt. Việc xét xử Lê Quang Nhựt về tội Giao cấu với trẻ em trong trường hợp này là khơng có sự tương xứng giữa lỗi của anh ta và hậu quả mà anh ta phải gánh chịu trước pháp luật và xã hội.
Với ý nghĩa là một mặt của thể thống nhất tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm không tồn tại độc lập mà còn gắn liền với mặt khách quan của tội phạm. Hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội luôn luôn gắn liền với các biểu hiện bên ngoài của tội phạm. Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm các nội dung chủ yếu là động cơ (điều thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội), mục đích (điều người phạm tội nhằm đạt đến
khi thực hiện hành vi phạm tội) và lỗi (lý trí và ý chí của người phạm tội đối với những biểu hiện bên ngoài của tội phạm).
Trong cấu thành tội phạm của tội Giao cấu với trẻ em được quy định ở Điều 115 BLHS thì chỉ có lỗi là nội dung bắt buộc. Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Lỗi của người phạm tội giao cấu với trẻ em là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi giao cấu của mình, đủ điều kiện để lựa chọn thực hiện hành vi phù hợp với đòi hỏi của xã hội nhưng vẫn thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Khi xác định lỗi của người phạm tội cần chú ý rằng trên thực tế, chủ thể của các tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức có thể mong muốn (cố