Chương 1 : MỘT SỐ VẦN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI GIAO CẤU VỚI TRẺ
3.1. Một số bất cập về lý luận và thực tiễn áp dụng đối với tộ
3.1.2. Một số bất cập về thực tiễn áp dụng đối với tội giao cấu với trẻ em
Khi xảy ra hành vi giao cấu với trẻ em, để có căn cứ khởi tố, truy tố và xét xử bị cáo về tội danh gì thì cần phải có kết luận giám định pháp y và những vật chứng có liên quan để làm căn cứ, khẳng định ai là người thực hiện hành vi phạm tội và sẽ bị khởi tố, truy tố, xét xử. Trên thực tế có nhiều vụ giao cấu với trẻ em nhưng không đủ cơ sở để đưa người phạm tội ra trước pháp luật. Có nhiều trường hợp, khi gia đình biết đã lưỡng lự trong cách giải quyết dẫn đến khai báo muộn, không biết cách thu giữ vật chứng cần thiết để giao nộp cho cơ quan chức năng nên vơ hình chung đã tạo điều kiện để người thực hiện hành vi phạm tội có đủ thời gian xóa hết dấu vết. Có trường hợp sau khi bị xâm hại một thời gian dài, người bị hại mới tố cáo hành vi của người phạm tội do sợ danh dự, nhân phẩm của bản thân và gia đình bị ảnh hưởng. Do đó, việc thu thập chứng cứ đầy đủ, chính xác gặp nhiều khó khăn (vùng kín bị hóa sẹo, khơng thu được tinh dịch…) nên rất khó để xác định người bị hại có bị hiếp dâm hay khơng và ai là người thực hiện hành vi. Do đó, việc điều tra, truy tố cũng như xét xử của các cơ quan tố tụng đối với các trường hợp này rất khó khăn.Thơng thường đối với các vụ án về xâm hại tình dục, cơ quan điều tra thường thu thập các dấu vết để buộc tội gồm: tinh dịch của thủ phạm ở âm đạo, hậu môn, trên bề mặt da, trên hiện trường; lơng tóc rụng trên người, trên quần áo, tại hiện trường; nước bọt... Tuy nhiên các chứng cứ này nếu không thu thập kịp thời thì sẽ nhanh chóng tự biến mất, bị xóa hoặc khơng cịn khả năng chứng minh. Chính vì những khó khăn trong việc thu thập dấu vết tội phạm mà rất nhiều vụ án giao cấu với trẻ em bằng chứng buộc tội chủ yếu chỉ căn cứ vào lời khai của bị hại và nạn nhân. Đây là một điểm yếu rất lớn trong việc buộc tội của cơ quan cơng tố bởi có nhiều trường
hợp bị can lúc đầu thừa nhận nhưng trong quá trình điều tra lại thay đổi lời khai, chối tội. Ví dụ về một vụ án giao cấu với trẻ em xảy ra năm 2012 tại huyện Từ Liêm, Hà Nội [26]: Nạn nhân là cháu Trần Quỳnh N (sinh năm 1998), thủ phạm là ơng lão hàng xóm Phạm Phú Biên (sinh năm 1940). Nhận được tin báo của bố mẹ cháu N, cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Từ Liêm đã nhanh chóng vào cuộc, tuy nhiên sự việc đã xảy ra cách hai tuần nên các dấu vết tại hiện trường cũng như trên thân thể, quần áo nạn nhân khơng cịn. Tại lời khai ban đầu, thủ phạm đã khai nhận hành vi phạm tội trùng khớp hoàn toàn với lời khai báo của nạn nhân. Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phạm Phú Biên về hành vi giao cấu với trẻ em theo khoản 1 Điều 115 BLHS đồng thời xét bị can tuổi cao, nhân thân chưa tiền án tiền sự nên cho tại ngoại trong thời gian điều tra. Tuy nhiên trong lần hỏi cung bị can lần thứ hai, Phạm Phú Biên đã quay ngược đổ tội cho gia đình cháu Trần Quỳnh N vu oan cho y, Biên cho rằng do bản thân tuổi cao sức yếu, dương vật khơng cịn khả năng cương cứng vì vậy việc gia đình Trần Quỳnh N tố cáo Biên giao cấu với N là sai sự thật. Cơ quan điều tra đã tiến hành thực nghiệm điều tra đồng thời dùng phương pháp kích thích dương vật đối với Biên và kết quả cho thấy dương vật của Biên hồn tồn có thể cương cứng và thực hiện hành vi giao cấu. Nạn nhân là cháu Trần Quỳnh N cũng đưa ra một số đặc điểm nhận dạng dương vật của thủ phạm hoàn toàn trùng khớp với đặc điểm dương vật của Biên nên cuối cũng Phạm Phú Biên cũng phải cúi đầu nhận tội.
Đối với vụ án này, cơ quan điều tra đã buộc tội bằng cách chứng minh ngược lại với lý lẽ chối tội của bị can đồng thời nạn nhân đã may mắn cung cấp được một số đặc điểm nhận dạng vùng kín của đối tượng nên đối tượng buộc phải thừa nhận hành vi. Nhưng có rất nhiều vụ án vì chứng cứ yếu, không đủ nên khi bị can phản cung đã gây khó khăn rất lớn cho việc buộc tội.
Khó khăn nhiều lúc lại phát sinh từ phía người bị hại. Điểm đặc biệt của các vụ án giao cấu với trẻ em là việc giao cấu có sự đồng thuận từ phía nạn nhân. Có nhiều vụ việc giữa nạn nhân và thủ phạm tồn tại quan hệ yêu đương, thậm chí là vợ chồng nên nạn nhân cũng thay đổi lời khai trong q trình tố tụng, có khi cịn che giấu cho bị can, bị cáo. Trong nhiều vụ án mặc dù tại cơ quan điều tra và trong hồ sơ vụ án đã thể hiện quan điểm rõ ràng và khẳng định hành vi của bị cáo đã xâm hại tình dục đối với họ. Nhưng do trong quá trình chờ xét xử, giữa gia đình bị cáo và gia đình người bị hại đã thỏa thuận, thống nhất với nhau và thậm chí do sự tác động nào đó (có thể do bị đe dọa hoặc hứa hẹn) nên tại phiên tòa bị hại lại thay đổi lời khai, phủ nhận lời khai trước đó và một mực bảo vệ bị cáo, cho rằng bị cáo không thực hiện hành vi xâm hại tình dục đối với họ như trong hồ sơ vụ án đã thể hiện,… qua đó đã gây nhiều khó khăn cho Hội đồng xét xử trong quá trình giải quyết, xét xử vụ án đó.
Trong các vụ án xâm hại tình dục đối với trẻ em, bị hại và gia đình bị hại thường có tâm lý e ngại, lo sợ ảnh hưởng đến danh dự, cuộc sống gia đình nên nhiều người chưa dám lên tiếng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân họ hoặc người thân khi bị xâm hại. Khi xảy ra vụ việc, họ thường khơng trình báo với cơ quan có thẩm quyền mà giấu diếm, bỏ qua hoặc tự thỏa thuận với người có hành vi phạm tội và gia đình của người phạm tội gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử. Trong quá trình giải quyết vụ án, do thời gian xảy ra đã lâu, sự hợp tác không chặt chẽ của người phạm tội, người bị hại nên việc giám định của cơ quan có thẩm quyền gặp khó khăn, cũng ảnh hưởng đến kết quả giải quyết vụ án. Chẳng hạn vụ Nguyễn Trung Tín phạm tội giao cấu với trẻ em. Theo hồ sơ, đầu năm 2010, Tín và em LTMT (hơn 14 tuổi) nảy sinh tình cảm. Trưa 11-5-2010, Tín cùng bạn xuống Cần Giờ (TP.HCM) chơi, hẹn gặp em T. Sau đó, cả ba đến một nhà nghỉ trên địa bàn,
thuê hai phòng nghỉ. Tại một phòng nghỉ, em T. đã chủ động ơm hơn Tín rồi cả hai “quan hệ”… Trưa hôm sau, về nhà được một lúc, em T. quay lại tìm Tín rồi cả hai tiếp tục th phịng nghỉ lại. Đến tối, cha mẹ em T. phát hiện, báo cơng an. Tín bị khởi tố, truy tố về tội giao cấu với trẻ em. Tại phiên xử sơ thẩm hồi tháng 3, do Tín thành khẩn nhận tội, ngồi ra cịn có một số tình tiết giảm nhẹ khác nên TAND huyện Cần Giờ chỉ phạt một năm tù. Tuy nhiên, Tín lại kháng cáo kêu oan, phủ nhận rằng chưa hề “quan hệ” với em T. Em T. cũng có bản tường trình rằng cả hai th phịng chỉ để nghỉ ngơi, nói chuyện, chơi game. Q trình điều tra, em đã nhiều lần khẳng định là giữa em với Tín chưa đến mức độ yêu nhau vượt quá giới hạn nhưng cán bộ điều tra nói Tín đã nhận hết rồi, cứ nhận đi để xếp hồ sơ. Do còn nhỏ, chưa hiểu biết pháp luật nên em mới nhận đại cho xong việc. Giải thích về kết luận giám định rằng màng trinh có vết rách, em T. khai “một lần trong giờ học thể dục tập nhảy bị trượt chân té và giấu người nhà”…
Trước đó, tại Hà Nội từng xảy ra một vụ bị cáo và nạn nhân “hợp tác” kêu oan, nhờ đó bị cáo thốt tội hiếp dâm trẻ em [26]. Cụ thể, Bùi Văn Hoạt làm nghề mổ gia cầm thuê, ở trọ trong khu lán tạm gần chợ Long Biên (quận Ba Đình). Hoạt quen biết rồi yêu cháu O. (SN 1997, học sinh cấp 2). Tháng 3- 2010, lúc cháu O. sang chỗ làm của Hoạt chơi, Hoạt đã xâm hại tình dục. Sự việc bị phát hiện, gia đình cháu O. trình báo cơng an. Ban đầu, Hoạt và cháu O. khai nhận cả hai đã “quan hệ”. Tuy nhiên, sau đó cháu O. làm đơn khai lại, bản thân Hoạt cũng thay đổi lời khai rằng hai người khơng có “quan hệ” gì cả. Vì vậy, cuối cùng tịa chỉ có thể xử Hoạt sáu tháng tù về tội dâm ơ đối với trẻ em.
Có trường hợp người bị hại có quan hệ tình dục với nhiều người trong thời gian dài, nên khi cơ quan điều tra tiến hành điều tra thì khơng có đủ chứng cứ để buộc tội tất cả các đối tượng. Cũng có trường hợp khi biết sự việc thì phía gia đình bị hại và gia đình bị cáo tự thỏa thuận với nhau về việc
bồi thường, sau đó do khơng thống nhất được mức bồi thường nên bị hại mới tố cáo hành vi của người phạm tội, nhưng việc khai báo sau đó khơng phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án nên việc điều tra và nhận định các chứng cứ gặp nhiều khó khăn, kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Thực tiễn xét xử đã xảy ra trường hợp Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung và sau đó viện kiểm sát đã đổi tội danh truy tố đối với bị cáo.
Bên cạnh đó, trong nhiều vụ án tại Tịa án cấp sơ thẩm, cấp phúc thẩm khi vụ án được đưa ra xét xử, bị cáo được tư vấn của luật sư, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc vì một lý do nào đó đã khơng đồng ý với bản kết luận giám định pháp y đã nhận được trước đó nên đã đề nghị với Hội đồng xét xử cho giám định pháp y lại, dẫn đến kéo dài thời gian và gây khó khăn cho q trình giải quyết vụ án của Tịa án. Trong khi đó, cơng tác giám định về xâm hại tình dục đối với trẻ em còn nhiều hạn chế và tại Luật Giám định tư pháp được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thơng qua ngày 20/6/2012 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2013 đã không quy định việc trưng cầu giám định pháp y về xâm hại tình dục đối với trẻ em là loại đặc biệt, phải được thực hiện nhanh để xác định thủ phạm. Như vậy, nếu trẻ em bị xâm hại tình dục mà bị phát hiện chậm hoặc đưa đi giám định không kịp thời sẽ thiếu mất bằng chứng quan trọng để xác định người phạm tội cũng như gây khó khăn cho công tác xét xử. Mới đây, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã chấp nhận kháng nghị của VKSND tỉnh Đồng Nai, chuyển tội danh từ dâm ô trẻ em sang hiếp dâm trẻ em đối với Trần Nhật Bằng và phạt 16 năm tù thay cho bảy năm tù như án sơ thẩm. Một tối tháng 6-2010, lợi dụng lúc vợ đi làm về trễ, Bằng ép con gái lớn (11 tuổi) “quan hệ”. Những ngày sau, Bằng tiếp tục có hành vi đồi bại với con. Quá hoảng sợ, cháu bé kể lại cho em gái biết. Đứa em nói lại với mẹ. Bằng bỏ trốn, đến tháng 12-2010 thì bị bắt. Tại cơ quan điều tra, Bằng chỉ thừa nhận có hai lần do say rượu đã dùng tay sờ vào
chỗ kín của con chứ khơng có việc giao cấu. Tuy nhiên, dựa trên lời khai của nạn nhân cùng kết quả giám định (cháu gái bị rách màng trinh), cơ quan điều tra và VKS thấy đủ cơ sở khởi tố, truy tố Bằng về tội hiếp dâm trẻ em.
Xử sơ thẩm hồi tháng 4-2012, TAND tỉnh Đồng Nai lại cho rằng chưa đủ cơ sở vững chắc để xét xử bị cáo về tội này. Bằng chỉ thừa nhận có cởi quần và dùng tay sờ mó âm hộ của con chứ khơng có hành vi giao cấu. Vụ việc cũng khơng có nhân chứng trực tiếp nào khác. Kết luận giám định xác định nạn nhân bị rách màng trinh nhưng chưa đủ cơ sở xác định vì lý do gì. Vì vậy chỉ có thể xử lý Bằng về tội dâm ơ đối với trẻ em... Sau đó, VKSND tỉnh Đồng Nai kháng nghị. Tòa phúc thẩm nhận định chứng cứ điều tra, lời khai, khám nghiệm pháp y đủ cơ sở xác định bị cáo phạm tội hiếp dâm… nên đã tuyên án như trên.
Vụ án này là một trong nhiều vụ gây tranh cãi do việc giám định không được thực hiện kịp thời. Nhiều chuyên gia cho biết về thực tế, hiện công tác giám định về xâm hại tình dục trẻ em cịn hạn chế. Chẳng hạn ở TP.HCM, chỉ có Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ được chỉ định giám định pháp y về xâm hại tình dục và cũng chỉ giám định trong giờ hành chính. Về mặt quy định, Luật Giám định tư pháp lại không hề quy định việc trưng cầu giám định pháp y về xâm hại trẻ em là loại đặc biệt, phải được thực hiện nhanh để xác định thủ phạm dù tinh trùng chỉ sống được tối đa 72 giờ. Như vậy, nếu trẻ em bị xâm hại tình dục mà phát hiện trễ hoặc đưa đi giám định khơng kịp thời thì sẽ thiếu mất bằng chứng quan trọng để xác định thủ phạm.
Liên quan đến công tác giám định trong các vụ án xâm hại tình dục nói chung và tội giao cấu với trẻ em nói riêng khơng thể khơng nhắc đến kỳ án “ông ngoại hay cha?” tại Tiền Giang như một ví dụ điển hình cho những vướng mắc trong công tác giám định: Tháng 4/1998 Nguyễn Minh H (sinh năm 1983) ở ấp Phú Khương A, xã Phú Kiết, Tiền Giang phát hiện có thai, H
đã viết thư cho gì ruột là Đỗ Thị Phượng hỏi vay tiền và chỉ chỗ phá thai, trong thư có đoạn “... có người cha khơng thể tưởng tượng được”. Hay tin chị Phượng liền báo cho bà nội Minh H là bà Phạm Thị Sứ (vì mẹ đẻ Minh H đã ly hơn với bố H là ông Nguyễn Văn Tho từ năm 1988) biết. Ngày 11/5/1998, bà nội đưa H đến bệnh viện Từ Dũ, thành phố Hồ Chí Minh để phá thai nhưng các bác sỹ xác định thai nhi đã 23 tuần tuổi nên khơng thể phá thai vì sẽ nguy hiểm đến tính mạng của mẹ.
Ngày 25/5/1998 ông Nguyễn Văn Tho (sinh năm 1962) gửi đơn đến cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Tiền Giang tố cáo Nguyễn T (sinh năm 1978) là hàng xóm và bạn của anh trai Nguyễn Thị Minh H đã hiếp dâm Nguyễn Thị Minh H làm H có thai. Ngay sau đó, ngày 27/5/1998 nhiều người dân ở ấp Phú Khương A, xã Phú Kiết nơi sinh sống của gia đình ơng Tho cùng ký đơn gửi cơ quan điều tra tố cáo chính Nguyễn Văn Tho đã có hành vi “ngủ” với con gái mình.
Ngày 24/8/1998, Nguyễn Minh H sinh con trai đặt tên là Nguyễn Văn H. Cơ quan cảnh sát điểu tra công an tỉnh Tiền Giang đã tiến hành thu mẫu của ông Tho, Minh H, Nguyễn T và bé H rồi niêm phong, ghi ký hiệu dưới dạng mẫu ẩn (còn gọi là mẫu mù – ví dụ mẫu máu của ơng Tho là B1 chỉ có cơ quan điều tra biết, nơi được trưng cầu giám định không biết mẫu B1 là của ai). Tại bản kết luận giám định 2146/C21-P6 ngày 10/11/1999 của Viện Khoa học hình sự - Bộ cơng an khẳng định: Nguyễn Văn Tho là bố đẻ của bé Nguyễn Văn H, loại trừ Nguyễn T. Kết luận giám định này là căn cứ để ngày