Chương 1 : MỘT SỐ VẦN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI GIAO CẤU VỚI TRẺ
2.3. Phân biệt tội giao cấu với trẻ em với các tội xâm phạm tình
2.3.2. Tội Cưỡng dâm trẻ em
Tội Cưỡng dâm trẻ em được quy định tại Điều 114 BLHS: “Người nào
cưỡng dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm”.
này là quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tình dục, danh dự, nhân phẩm của trẻ em.
Mặt khách quan: Ở mặt khách quan của tội phạm này, hành vi cưỡng dâm được thể hiện ở việc dùng mọi thủ đoạn khiến trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi lệ thuộc vào người phạm tội hoặc đang trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu. Như vậy, khác với hành vi giao cấu đồng thuận ở tội Giao cấu với trẻ em, hành vi giao cấu ở tội phạm này là sự miễn cưỡng đồng ý (do áp lực về tâm lý nên buộc phải giao cấu).
Mặt chủ quan: Lỗi của tội phạm này là lỗi cố ý, là lỗi cố ý trực tiếp nếu khi người tội phạm biết rõ là trẻ em mà vẫn thực hiện hành vi giao cấu; là lỗi cố ý gián tiếp khi người thực hiện hành vi nghĩ rằng đối tượng giao cấu không phải là trẻ em nhưng thực thế lại là trẻ em. Đây cũng là điểm tương đồng về mặt lỗi khi so sánh giữa tội Cưỡng dâm trẻ em với tội Giao cấu với trẻ em.
Chủ thể: Chủ thể của tội danh này khác với tội Giao cấu với trẻ em ở chỗ: nếu tại Điều 115 quy định “người nào đã thành niên” thì ở đây chỉ dùng cụm từ “người nào”. Như vậy chủ thể của nó được hiểu là chủ thể của luật hình sự nói chung, có đủ năng lực hành vi và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 BLHS là đã đáp ứng yêu cầu về chủ thể của tội danh “Cưỡng dâm trẻ em”. Ngoài ra, cũng như tội Giao cấu với trẻ em và Hiếp dâm trẻ em, chủ thể của tội phạm này là nam giới. Nữ giới chỉ có thể tham gia trong vụ đồng phạm Cưỡng dâm với trẻ em với vai trò là người giúp sức, xúi giục hoặc tổ chức.
Về hành vi dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu: Người phạm tội có hành vi ép buộc hoặc bằng những thủ đoạn khác nhau buộc người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng chịu giao cấu với mình. Quan hệ lệ thuộc ở đây có thể là quan hệ lệ thuộc về mặt công tác (như quan hệ lệ thuộc giữa thủ trưởng và nhân viên); về mặt kinh tế
(như quan hệ giữa người nuôi dưỡng và người được ni dưỡng); về mặt tín ngưỡng (cha xứ và con chiên) hay gia đình (cha mẹ và con)...
Người đang ở trong tình trạng quẫn bách là trường hợp người đang ở trong tình trạng hết sức khó khăn, tự mình khơng thể hoặc khó có thể khắc phục được, mà địi hỏi phải có sự hỗ trợ của người khác (như trường hợp người thân trong gia đình bị mắc bệnh hiểm nghèo khi hoàn cảnh lại đang túng thiếu nghiêm trọng...).
Người phạm tội lợi dụng quan hệ lệ thuộc hoặc hồn cảnh khó khăn đặc biệt nói trên của người bị hại để khống chế tư tưởng họ, buộc họ phải miễn cưỡng chịu sự giao cấu. Thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để khống chế người bị hại có thể là đe doạ hoặc hứa hẹn. Người phạm tội có thể lợi dụng quan hệ lệ thuộc, lợi dụng ưu thế của mình doạ sẽ gây thiệt hại cho người bị lệ thuộc nếu như không chịu sự giao cấu. Ví dụ, doạ chuyển cơng tác, doạ không nuôi dưỡng nữa, doạ sẽ nói bí mật...
Cần lưu ý, hành vi đe doạ ở tội cưỡng dâm chưa đến mức làm người bị đe doạ tê liệt ý chí, khơng dám kháng cự như ở tội hiếp dâm. Người bị đe doạ chỉ bị khống chế tư tưởng; họ vẫn có khả năng phản kháng nhưng đã (miễn cưỡng) chịu sự giao cấu. Người phạm tội cưỡng dâm cũng có thể lợi dụng quan hệ lệ thuộc, lợi dụng uy thế của mình hoặc lợi dụng người khác đang trong tình trạng quẫn bách, hứa hẹn sẽ mang lại một quyền lợi hay một giải pháp nào đó cho người đó thốt khỏi tình trạng đó, nếu họ chịu sự giao cấu.
Sự khác biệt giữa hai tội này là ở đối tượng (nạn nhân). Đối với tội hiếp dâm thì nạn nhân là bất cứ ai, cịn đối với tội cưỡng dâm thì nạn nhân phải là người lệ thuộc với người phạm tội hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách.
Hành vi khách quan trong tội hiếp dâm và cưỡng dâm có thể gần giống nhau vì trong tội cưỡng dâm, người phạm tội có thể dùng mọi thủ đoạn như
đe dọa, khống chế, thậm chí có thể dùng bạo lực. Chẳng hạn đánh đập người bị lệ thuộc để họ sợ và miễn cưỡng phải giao cấu.
Trong tội hiếp dâm, người phạm tội có thể lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân để giao cấu. Cụ thể nạn nhân có thể đã bị ngất xỉu, bị bỏ thuốc mê, bị bắt trói chân tay… Cịn tình trạng quẫn bách của người bị hại (nạn nhân) trong vụ án cưỡng dâm là người bị hại vẫn còn nhận thức được, cịn khả năng tự vệ nhưng vì sự lệ thuộc hoặc đang ở trong tình trạng quẫn bách khơng cịn con đường nào khác mà buộc phải giao cấu.
Sự hứa hẹn phải mang tính chất là một sự khống chế tư tưởng người khác, buộc họ phải miễn cưỡng chấp nhận việc giao cấu. Những trường hợp ép buộc khác không thuộc phạm vi của tội này.
Đối với nạn nhân là nam hoặc nữ từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, việc giao cấu có được từ mua bán bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác sẽ được cấu thành tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256 Bộ luật hình sự)
Cần lưu ý, hành vi đe doạ ở tội cưỡng dâm chưa đến mức làm người bị đe doạ tê liệt ý chí, khơng dám kháng cự như ở tội hiếp dâm. Người bị đe doạ chỉ bị khống chế tư tưởng; họ vẫn có khả năng phản kháng nhưng đã (miễn cưỡng) chịu sự giao cấu. Người phạm tội cưỡng dâm cũng có thể lợi dụng quan hệ lệ thuộc, lợi dụng uy thế của mình hoặc lợi dụng người khác đang trong tình trạng quẫn bách, hứa hẹn sẽ mang lại một quyền lợi hay một giải pháp nào đó cho người đó thốt khỏi tình trạng đó, nếu họ chịu sự giao cấu.
Ví dụ: Khoảng 13h30 ngày 12/02/2011, Nguyễn Văn Lý đến nhà bà Trần Thị Xê để làm lễ giải hạn đầu năm. Xong việc, Lý được bà mời ở lại ăn trưa. Sẵn hơi men trong người lại thấy nhà bà Xê neo người (chỉ có bà và cơ cháu gái ở nhà) Lý nảy sinh ý định đồi bại nên bảo với bà Xê là cháu gái bà là Lê Thị Minh N (sinh năm 1997) đang bị người âm theo nên sau này đường tình dun sẽ vơ cùng lận đận mà có thể khơng lấy được chồng. Nếu muốn
đuổi con ma này đi Lý sẽ giúp. Bà Xê rất lo sợ nên đã nhờ Lý đuổi “vong” giúp cô cháu gái. Nguyễn Văn Lý bảo bà Xê đi sang nhà hang xóm để y làm lễ trừ tà cho cháu N. Ngay khi bà Xê vừa đi khỏi, Lý đã dọa dẫm cháu Ng, bảo cháu lên giường nằm, nghe theo lời y thì mới đuổi được “con ma” đang ở trong người cháu. Vì muốn đuổi “ma” nên cháu Lê Thị Minh N đã để mặc cho Nguyễn Văn Lý thực hiện hành vi giao cấu với mình. Sự việc sau đó bị phát hiện. Ngày 25/02/2011 Nguyễn Văn Lý bị cơ quan cảnh sát điều tra công an quận Đống Đa khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội danh “Cưỡng dâm trẻ em” theo Điều 114 BLHS.
Qua phân tích trên có thể thấy rằng điểm khác biệt cơ bản giữa tội danh Giao cấu với trẻ em và tội danh Cưỡng dâm trẻ em nằm ở mặt hành vi khách quan và chủ thể của tội phạm. Nếu chủ thể của tội Giao cấu với trẻ em là người đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) thì chủ thể của tội Cưỡng dâm trẻ em là người từ đủ 14 tuổi trở lên. Bởi vì theo Điều 12 Bộ luật hình sự 1999 người từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý thì tội Cưỡng dâm trẻ em với khung hình phạt cao nhất ở khoản 1 lên đến 10 năm tù được xếp vào tội rất nghiêm trọng và về mặt cấu thành tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Về mặt hành vi khách quan, khác với hành vi giao cấu đồng thuận trong tội Giao cấu với trẻ em, hành vi giao cấu ở tội Cưỡng dâm trẻ em đạt được là do chủ thể tội phạm đã thực hiện các thủ đoạn khiến cho nạn nhân phải miễn cưỡng giao cấu. Đây cũng là điểm khác biệt để phân biệt với tội Hiếp dâm trẻ em. Nếu như hành vi khách quan ở tội Hiếp dâm trẻ em là sự dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc các thủ đoạn khác khiến nạn nhân bị tê liệt ý chí, khơng cịn sự lựa chọn nào khác mà phải quan hệ tình dục thì ở tội Cưỡng dâm trẻ em, nạn nhân mặc dù miễn cưỡng giao cấu nhưng vẫn có thể có sự lựa chọn khác. Ngoài ra, nạn nhân ở tội Cưỡng dâm trẻ em cũng mang một dấu hiệu đặc trưng so với các
tội danh xâm hại tình dục trẻ em khác đó là tính chất lệ thuộc. Sự lệ thuộc về công việc, về tôn giáo, về tư tưởng, về vật chất… chính là điểm yếu khiến nạn nhân phải miễn cưỡng giao cấu và cũng là điểm mạnh mà chủ thể tội phạm dựa vào để buộc nạn nhân phải giao cấu với mình. Bên cạnh mặt chủ thể tội phạm và hành vi khách quan của tội phạm thì đây chính là một đặc điểm quan trọng để phân biệt tội Cưỡng dâm trẻ em với các tội xâm phạm tình dục trẻ em mà trên thực tế những người tiến hành tố tụng cần hết sức chú ý để tránh tình trạng định tội danh sai, bỏ sót tội phạm hoặc làm oan người vô tội.