Miêu tả trực tiếp tâm lí nhân vật

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 73 - 79)

6. Đóng góp của luận văn

3.1.1.Miêu tả trực tiếp tâm lí nhân vật

Có thể nói, khắc hoạ tâm lí nhân vật là sở trường của Nguyễn Ngọc Tư. Trong nhiều trang viết, chị tỏ ra có sự am hiểu sâu sắc những trạng thái tâm lí phức tạp của con người. Đặc biệt, Ngọc Tư rất thành công trong việc diễn tả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những cung bậc cảm xúc, trạng thái cô đơn, day dứt, đau đớn mà nhân vật khơng thể nói ra, khơng thể chia sẻ cùng ai. Trong hồn cảnh nhân vật chỉ có thể gặm nhấm nỗi đau một mình, thì tâm trạng càng trở nên chất chứa hơn. Biện pháp này được Nguyễn Ngọc Tư vận dụng triệt để trong những truyện ngắn có khuynh hướng tâm lí trữ tình, những truyện khơng chú trọng vào hành động và sự kiện. Nhà văn chủ yếu thiên về những diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật. Tiêu biểu cho biện pháp này là truyện ngắn "Một trái tim

khô". Diễn biến tâm lí nhân vật Hậu từ khi bị đâm ở cua Bún Bò được nhà

văn miêu tả trực tiếp. Chất liệu cơ bản xây dựng tâm lí nhân vật Hậu là những sự kiện nội tâm liên tục được chuyển hoá và lặp lại. Trạng thái tâm lí đầu tiên của Hậu sau khi bị đâm là: "vết thương lành nhưng Hậu mắc chứng

trầm uất, hoang tưởng, rối loạn tâm thần". Chị không thiết ăn uống, dở sống

dở chết, khơng nhận ra được bất kì người thân nào (kể cả chồng). Rồi sau đó, bỗng dưng Hậu tỉnh queo như khơng có chuyện gì xảy ra, song vẫn khơng thể nhận ra chồng, chỉ mở miệng hỏi một câu duy nhất: "Sao anh đành đoạn

giết em?". Để rồi từ sau đó, Hậu trở thành người câm lặng, là một con người

khác, sống một cuộc đời khác. Khắc hoạ diễn biến tâm lí nhân vật Hậu, Nguyễn Ngọc Tư muốn thể hiện một "quy luật", đó là: Nỗi đau khổ khi lên đến tột đỉnh thì nó sẽ trở thành sự im lặng băng giá. Có thể nói, Hậu tiêu biểu cho kiểu nhân vật "bị phản bội" thường thấy trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, ví như Út Vũ trong "Cánh đồng bất tận"; Trọng trong "Một mối

tình"; ơng Tư Nhớ trong "Đau gì như thể"; hai người phụ nữ trong "Dịng nhớ"… nhưng ở Hậu, tâm lí được nhà văn khai thác với những diễn biến phức

tạp và sâu sắc hơn. Mà chất liệu làm nên nó chính là những xung đột dữ dội trong trái tim người phụ nữ để làm nổi bật hình tượng "một trái tim khô".

Trong nhiều truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, nhân vật luôn chất chứa những nỗi niềm khơng dễ nói ra. Cũng có khi nói ra lại gây những trở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngại hoặc tổn thương cho người khác. Và họ đã âm thầm chịu đựng nhưng cũng chính vì vậy mà tiếng lòng càng dấy lên nỗi cô đơn, day dứt. Trong truyện "Dòng nhớ", chỉ qua những biểu hiện bên ngoài mà Nguyễn Ngọc Tư đã khái quát được thế giới tâm hồn nhân vật. Hai người phụ nữ trong truyện đều khổ vì một người đàn ông. Một người "ba tôi" yêu, nhưng nội khơng chịu, nên mới "dắt díu bỏ nhà đi", có với nhau đứa con, sau khi nó bị chết đuối thì "ba tơi bỏ người ta giữa dòng chơ vơ". Còn một người 'năm này qua năm khác sống chung với ảnh" thì chịu cảnh chồng "hồn vẫn hướng về dịng sông miên man chảy". ncả hai đều khơng có lỗi, cả hai đều đau khổ. Người đọc không thể không bị ám ảnh bởi cảnh: "Ba tôi chống gậy khật khừng lang

thang xuống bến. Ông dừng lại chỗ mấy cây tra, lấy tay rờ rẫm, săm soi từng cái lá, cái bông như tay bắt mặt mừng thằng bạn lâu năm mới gặp. Rồi ông lần ra tới đầu bến, đứng dưới hàng mắm già ngày xưa ông trồng để cho đất khỏi lở, để mặc cho mấy cái hoa nắng vàng xơ rơ đậu xuống cái đầu húi cua, bạc trắng của mình, ơng già tha thiết nhìn ra sơng. Chỉ vậy thơi rồi khật khừng quay lên, cái chân yếu ớt như tựa hẳn vô cây gậy, cứ mỗi lần chân bước, đầu gậy lại xốy sâu vơ đất một lỗ trịn." [101]. Cái lỗ sâu ấy như xốy

vào lịng vào lịng ơng một khoảng trống mênh mang khơng gì có thể bù đắp được, nó cũng xốy vào lịng người đọc một nỗi cơ đơn, trống vắng của một kiếp người, "ai cũng nghe đau đau xót xót như ai lấy cật tre cứa tới cứa lui

trong lòng. Bởi cái lúc này là lúc sum họp đây, vậy mà sao vẫn thấy thiếu một người, mà thiếu đúng cái người đang lững thững đi dưới nắng kia mới chết." [101]. Hay qua cái tư thế ngồi, Nguyễn Ngọc Tư đã diễn tả tâm trạng

và nỗi nhớ của người đàn ơng dành cho người vợ trước của mình: "Đêm đêm

cả nhà đi ngủ, ba tôi ngồi hút thuốc trên bộ vạc kê trước nhà, chống rèm lên, ngó ra sơng. Kiểu ngồi một chân xếp bằng, chân kia dựng lên, rồi tì cái tay cầm điếu thuốc lên cái đầu gối, đêm này qua đêm khác, kiểu ngồi khơng đổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(…) Những đêm đó, ba tơi hút thuốc dữ, cứ nhìn chong chong ra ngọn đèn

đỏ ối, nhỏ nhoi, buồn thiu ngoài kia." [101]. Nỗi nhớ đã tạo nên dáng ngồi

như hoá đá của người đàn ông đêm này qua đêm khác. Khơng chỉ có thế, khơng chỉ mình ơng đau, vẫn cịn hai người đàn bà nữa: một người "ngồi

trong mùng lặng lẽ nhìn ba", một người "lặng lẽ neo lại ngồi bến nhà tơi, treo ngọn đèn chong lên cây đước chơm chởm những cái nhánh non"; "ba tôi thở dài, má tôi thở dài" và người phụ nữ chong đèn ngoài kia hẳn cũng nén

tiếng thở dài. Nguyễn Ngọc Tư đã để nhân vật đắm chìm trong dịng chảy của suy nghĩ miên man mà dường như quên đi thực tại. Nỗi đau của cả ba người đều khơng dễ nói ra, không thể chia sẻ cùng ai.

Truyện Nguyễn Ngọc Tư thường hướng vào, tập trung thể hiện thế giới tâm hồn của con người. Như đã tìm hiểu, bản chất nhân vật trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư ln coi trong đạo lí, sống nặng tình người, nhân hậu, thuỷ chung, không khoa trương, không thuyết giáo… những điều tưởng chừng như giản đơn, bình dị ấy đã diễn ra trong âm thầm lặng lẽ, có khi là vật vã đớn đau trong thế giới nội tâm sâu kín của con người. Bởi vậy mà trong truyện Nguyễn Ngọc Tư: thế giới bên trong da diết hơn thế giới bên ngồi; lời nói bên trong (lời độc thoại nội tâm) chân thật hơn những biểu hiện ngơn từ bên ngồi. Ánh mắt của ông lão chăn vịt ("Cái nhìn khắc

khoải") đã thể hiện rõ được thế giới nội tâm sâu kín ấy. Vẻ bề ngồi đổ đốn,

bê tha của anh Hết ("Hiu hiu gió bấc") lại ẩn chứa một tình u tha thiết, mãnh liệt với chị Hoài. Vẻ chân chất và mộc mạc, "chững chạc và trầm

lặng" bên ngoài của Sáng ("Một dịng xi mải miết") lại giấu kín một cơn

sóng ngầm dữ dội của đại dương cồn cào. Anh lặng lẽ về mỗi mùa gặt, "năm

nào cũng mua cho Xuyến khi thì khúc vải, lúc là cây dù". Anh âm thầm giấu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kín sự thật Xuyến là em ruột, bởi anh luôn tâm niệm: "làm người ai lại phản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ơng Chín "ngồi chèm bẹp ngồi cửa rào, nghĩ, rồi mình sẽ mất cơ Hồng một

lần nữa, từng nầy tuổi cịn để mất nhau mà coi được sao. Ơng tự nhủ lịng, thơi, bà Hồng về ơng khơng thèm nói (…) Khơng nói nhưng thèm nói, lương tâm biểu phải nói" [101], dù rằng nói ra khơng phải là điều dễ dàng.

Anh Hết ("Hiu hiu gió bấc"), dù yêu chị Hoài tha thiết mà buộc phải từ chối, phải đóng vai một người đổ đốn, bê tha, ham cờ bạc, không lo làm ăn, cốt để chị yên tâm mà đi lấy chồng. Bởi anh nghèo, mẹ chị Hồi lo con gái khơng được hạnh phúc. Ngày cưới chị Hồi, anh dứt khốt khơng ngẩng lên nhìn chị lần cuối, vẫn thản nhiên ngồi đánh cờ, chị vừa quay vào thì đám con nít trộ lên: "anh Hết, sao mà khóc vậy. Đâu có. Có mà, nước mắt anh rớt

lên con tướng vầy nè, đó, nó ướt nhẹp đó thấy chưa". Vậy mà anh Hết vẫn

cười lớn, nói lớn: "Ừ, tại tao thương con chốt. Qua sông là không mong

về"…Chị Hồi vừa đi vừa khóc. Lời của anh Hết làm chị Hảo thương điếng

trong lòng. Con người này, nghĩa biết trọng mà tình cũng thâm. Nguyễn Ngọc Tư có sự thấu hiểu sâu sắc đến tận tâm can nhân vật của chị. Vì vậy mà thế giới tâm hồn của nhân vật luôn được quan tâm, soi chiếu ở nhiều góc độ khác nhau.

Ánh nhìn của ơng già chăn vịt trong "Cái nhìn khắc khoải" cũng được miêu tả trực tiếp: "Một màn nước mỏng, trong văn vắt, rân rấn tràn ra

từ khoé mắt, chỗ đó hơi gợn đỏ…Trong mảng tương phản sáng tối, khuôn mặt một người đàn ông hiện lên trầm lặng mà sâu sắc". Nhà văn đã "chộp"

được cái khoảnh khắc ấy, đó là khn mặt và ánh mắt của người đàn ông cô đơn, khắc khoải mong ngóng bước chân quay lại của người đàn bà. Dù hơn ai hết ơng đang khao khát có một mái ấm gia đình, đang cần một bàn tay phụ nữ chăm sóc, một dáng hình chờ ơng mỗi chiều về. Nhưng khơng vì sự ích kỉ mà ơng níu giữ bước chân người ra đi, để người phụ nữ trở về đoàn tụ với người chồng cũ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Truyện ngắn "Thổ Sầu" có sự xuất hiện của hai tuyến nhân vật, tiêu biểu cho hai kiểu tâm trạng khi Thổ Sầu bắt đầu làm du lịch. Tuyến thứ nhất đại diện cho những người dân ở "vương quốc của nỗi buồn": đó là "tơi" và "tía tơi". "Tơi" "khó chịu khi người ta hãi hùng níu vai nhau coi tơi lột da

chuột dưới cầu ao. Tơi thấy hình ảnh mình - một thằng con trai tàn bạo, man rợ trong mắt họ". Cịn "tía tơi" thì "trở nên lầm lì ngay từ khi Thổ Sầu đón lượt khách đầu tiên." [104]. Ngược lại với cha con "tôi" là thái độ vui sướng,

hớn hở, hồn nhiên đến mức vô tâm và độc ác của những du khách, bởi họ nhấm nháp và thưởng lãm nỗi buồn khổ, sự nghèo khó của đồng loại như một thứ đặc sản q hiếm khơng thể tìm thấy ở chốn thị thành: "Phụ nữ ln

có nụ cười rất kì lạ, như thể khơng ngậm miệng được, nụ cười biết nói, "vậy là mình q giàu so với đám người này". Đám đàn ông ánh mắt cũng mãn nguyện không kém, "dám chắc là trong vài ba tháng nữa bà vợ mình khơng than vãn chuyện lương thấp lương cao". Cả hai tuyến nhân vật đều không

ngần ngại phô bày cảm xúc thật của mình. Nguyễn Ngọc Tư đã khắc hoạ được một cách tài tình những trạng thái tâm lí ấy của từng loại người khác nhau khi đến với Thổ Sầu.

Trong truyện ngắn "Gió lẻ", tác giả rất chú trọng đến việc thể hiện tâm lí nhân vật qua hành động, cử chỉ, nét mặt. Nhân vật "Em" đã khước từ tiếng nói của con người, bởi với cơ tiếng nói ấy chỉ dùng để dối trá lẫn nhau. Biểu hiện là mỗi lần phải nghe những lời dối trá ấy, cô lại nôn thốc nôn tháo. Lần đầu tiên cô nôn khi nghe một người phụ nữ ở chợ dụ dỗ về làm cho chị ta, không vất vả mà kiếm được nhiều tiền. Khi nghe một đôi trai gái yêu đương thề thốt những lời lẽ to tát cô cũng bị nôn. Cô nôn khi nghe ông Tám Nhơn Đạo lên truyền hình trong chương trình "Giã từ lưu lạc": "Khi người ta mời

ông Tám Nhơn Đạo vào, và ơng nói ơng nhìn thấy em đói rách trong chợ như thế nào, ông đã nuôi nấng, che chở và yêu thương em ra sao. - Vợ chồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tui đơn chiếc nên tui cưng con nhỏ như con đẻ của mình vậy." [104]. Phản

ứng của cơ khi nghe những lời nói đó: "một cái vịi đắng nghét từ miệng em

phun ra. Cả trường quay nhốn nhốn nháo." Cơ gái ghê tởm bởi chính ơng ta

đã hãm hiếp cơ chứ đâu có u thương cơ như lời ơng ta nói. Cơ hiểu ra hành động chăm sóc cho bà vợ tàn tật ngồi xe lăn và hành động dành cơm cho cô chỉ là cái vỏ bề ngoài, nhằm che giấu bản chất bên trong vô cùng xấu xa, dâm dục và đểu cáng của ơng ta. Khước từ tiếng nói của con người, cơ tìm đến với âm thanh của gió, của chim, của các lồi vật khác… bởi đó là những âm thanh chân thật, trong trẻo, khơng có biểu hiện của sự giả dối như tiếng nói con người…

Biện pháp miêu tả tâm lí trực tiếp mang lại một ưu điểm là: người đọc có thể tiếp cận trực tiếp và chân thực thế giới nội tâm vốn vơ cùng phức tạp của nhân vật, có thể hồi hộp theo dõi những chuyển biến trong tâm lí nhân vật. Tuy nhiên, chính ưu điểm này lại ẩn chứa một nguy cơ đáng lo ngại, nếu lạm dụng sử dụng sẽ dẫn đến tình trạng nhân vật trở nên khiên cưỡng, trần trụi trước mắt người đọc, có thể khơng cịn khả năng gây hứng thú với người đọc. Nguyễn Ngọc Tư đã rất thành công trong việc kết hợp vận dụng linh hoạt nhiều biện pháp khác nhau, với liều lượng khác nhau cho từng kiểu loại nhân vật khác nhau, đem đến sự phong phú cho thế giới tâm hồn nhân vật của chị.

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 73 - 79)