6. Đóng góp của luận văn
3.2. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật
Như đã tìm hiểu ở phần trên, sở trường của Nguyễn Ngọc Tư chính là đi sâu khai thác thế giới tâm hồn nhân vật. Sáng tác của chị hầu hết là những truyện giàu chất trữ tình, nhân vật có đời sống nội tâm phong phú và phức tạp, chủ yếu "sống" trong những hồi ức và hoài niệm. Thậm chí ở một vài truyện ngắn, nhân vật gần như đắm chìm trong những dịng độc thoại nội tâm sâu thẳm của chính mình. Vì vậy mà ngoại hình nhân vật thường khơng được chị chú trọng miêu tả, nếu có chăng cũng là phục vụ cho việc thể hiện nội tâm và tính cách nhân vật. Tuy nhiên, nói vậy khơng có nghĩa là Ngọc Tư coi nhẹ việc miêu tả ngoại hình nhân vật như là một thủ pháp nghệ thuật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bởi vẻ bề ngồi, ngoại hình của một con người đơi khi có vai trị như là một dấu hiệu giúp ta nhận biết được bản chất bên trong của họ. Thậm chí, những đặc điểm về nhân tướng cịn giúp ta đốn biết trước được số phận và cuộc đời nhân vật.
Thế giới nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư chủ yếu là những người nông dân một nắng hai sương, họ làm nhiều công việc khác nhau: chèo đò, chăn vịt, làm ruộng, làm thuê, làm mướn…vì vậy mà bản chất nơng dân thật thà, chất phác vẫn giữ nguyên trong họ. Nhân vật là người nơng dân thường có ngoại hình lam lũ, xấu xí, thơ kệch như là chính cơng việc nhọc nhằn đã tạo nên vẻ bề ngoài ấy. Trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư có rất nhiều khn mặt hiện lên với những dịng nước mắt. Đó là hình ảnh ơng già chăn vịt cơ đơn với đôi mắt đong đầy nước trong nỗi khát khao một mái ấm gia đình: "Có một màn nước mỏng, trong văn vắt, rân rấn tràn từ khoé mắt, chỗ đó,
hơi giợn đỏ." và hình ảnh: "Ơng ngồi bệt trên bờ mẫu, khăn sọc cũ quấn đầu, nón vải nâu lốm đốm mủ chuối. Ơng ngó lũ vịt và vấn điếu thuốc châm lửa, phà khói lên trời." ("Cái nhìn khắc khoải") [101]; Đó là gương mặt của ơng
già Năm Nhỏ ("Cải ơi") khi mắc vào trò đùa nhận con của Diễm Thương: "Ơng Năm bẽ bàng ngồi đó, bẽ bàng lau nước mắt, cười héo queo héo quắt.
"Con nhỏ giỡn có dun hết hồn" mà trên khn mặt vẫn còn đầy ứ những thương yêu" [101]; Đó là dịng "nước mắt chảy ròng rịng" như khơng bao
giờ khô được trên má của thằng Điền - một đứa trẻ bất hạnh và đáng thương ("Cánh đồng bất tận") [101]; Cũng có khi lại là những giọt nước mắt đau khổ, hối hận, những "ý nghĩ bỗng bời bời, xấp xãi chạy trên gương mặt tròn,
tái ngắt" của người đàn bà lầm lỡ không thể trở về với các con ("Một chuyện
hẹn hị"). "Mắt chị đã tắt ánh nhìn lấp lánh, cồn lên một chút thất vọng, một
chút não nề." [104]. Đó là hình ảnh ơng Ba Già ("Lỡ mùa") có "khn mặt khắc khổ, nhăn nhó", "teo héo như đít trái cau khơ" và dáng "người ốm sọm,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
con mắt lõm trơ" [100] vì mất ngủ, vì lo lắng chuyện lỡ mùa bởi những quy
hoạch treo của nhà nước khiến nông dân khơng có đất canh tác. Hình ảnh ông cùng những người nông dân khô héo ngồi vật vạ trước cổng uỷ ban chờ ơng chủ tịch Tỉnh đã góp phần tơ đậm số phận của những người nông dân lam lũ, nhọc nhằn. Tất cả những gương mặt ấy đều ẩn dấu những nỗi niềm, chất chứa những đau khổ. Đằng sau những gương mặt khổ đau, méo mó ấy là niềm cảm thương sâu sắc của Nguyễn Ngọc Tư dành cho thân phận con người.
Lương trong truyện ngắn cùng tên là một nhân vật được Nguyễn Ngọc Tư tô đậm ở những nét vẽ ngoại hình. Ngay từ đầu, chi tiết Lương chèo đò đã hiện lên trước mắt người đọc với vẻ ngoài khá kì lạ, khùng khùng: "Lương xấu trai thiệt. Tướng Lương nhỏ xíu, teo héo. Đầu to, tóc dày, cứng,
cháy nắng. Một bên mắt lé xẹ. Ai cũng cười: "Cái thằng, mầy chèo mà khơng ngó đằng trước, ngó đâu trật lất vậy?". Lương không giận tựa như không biết giận. Cái thân nhỏ mồ côi mồ cút, nghèo xác xơ mà bày đặt giận cuộc đời thì làm sao sống nổi. Suốt ngày Lương hệch miệng ra cười, làm như vui, làm như khơng, khó nắm bắt. Trơng Lương như một người trí não chậm phát triển. Lương khối cặp mắt mất đồn kết của mình lắm, người ta nhìn anh biết, chứ anh mà nhìn lại, người ta tưởng anh ngó đâu đâu." (Lương) [98].
Có thể nói nhân vật này được nhà văn dụng công miêu tả bằng thủ pháp của điện ảnh một cách thành công. Những nét vẽ nhân vật Lương làm người đọc liên tưởng đến Tràng trong "Vợ nhặt" của Kim Lân, cũng có một ngoại hình xấu xí, thơ kệch với cái lưng to "như lưng gấu" và hai mắt thì "nhỏ tí". Trong cả hai trường hợp này, vẻ bề ngồi khơng phải là dấu hiệu để dự báo hay nhận biết bản chất và tính cách nhân vật. Tác giả đã cho chúng ta thấy: đằng sau vẻ bề ngồi, đằng sau cái ngoại hình xấu xí, q mùa, thơ kệch ấy là một tâm hồn trong sáng và nhân hậu. Đó là một nét đẹp trong cuộc đời bị khuất lấp mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhân vật người vợ trước của "ba tôi" trong truyện ngắn "Dòng nhớ" cũng hiện lên khá sinh động qua những nét phác hoạ của Nguyễn Ngọc Tư. Bà sống một cuộc đời buồn tẻ và héo hon vì con chết, chồng bỏ đi lấy người khác, sống khơng hi vọng gì ở tương lai. Bà hiện lên với dáng vẻ đầy thương cảm: "Có thể vì người đàn bà của ba tơi hiện lên rất hiền, dì mặc chiếc áo
cộc tay màu cau khơ ở trong, khốc thêm chiếc áo bà ba ở ngoài, mỏng te, nhiều mụn vá. Tóc đã bạc nhiều, lơ thơ vài cọng rủ xuống mặt. Sương gió đã làm cho khn mặt dì đen sạm, nhăn nheo" [101].
Cũng có khi tác giả "đánh lừa" người đọc bằng những nét vẽ ngoại hình dễ gây phản cảm như nhân vật ơng Mười, chồng dì Thắm trong truyện ngắn "Mối tình năm cũ". Hàng xóm láng giềng khơng ưa ông vì "mặt mày
thì đen sì, khơng biết vui hay buồn, già đầu rồi chưa nói câu nào nghe ngọt ngào với vợ". Dù đã cầu cứu đến cả chính quyền để ơng Mười cho vợ đi làm
phim, vậy mà ơng "vẫn nín thinh, ngồi vấn thuốc, uống trà, nhìn xa xơi." Cịn mấy ông già thì "chống gậy le te về, bụng chửi, cái thằng, coi mặt chữ
điền bự vậy, cái miệng rộng vậy mà ích kỉ, hẹp hịi"…[101]. Phải đến khi kết
thúc truyện, người đọc mới vỡ lẽ, thì ra đằng sau cái vẻ bề ngồi lầm lì, vụng về ấy là một con người hết lòng thương yêu và chăm lo cho vợ con của ông Mười. Mọi người mới "nhớ tới một chiếc khăn, một bàn tay thô, một tấm
lưng rộng" "ẩn sau vẻ mặt đau đớn, đẫm nước mắt của dì Thấm" hôm quay
phim tư liệu.
Trong thế giới nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư, những người làm nghề ca hát ln được chị dành cho một tình cảm đặc biệt. Họ suốt đời hi sinh cho nghệ thuật song thường gặp trắc trở, ngang trái trong tình yêu, số phận thường bất hạnh. Vì vậy mà nhà văn hay dành những câu chữ nhẹ nhàng để làm toát lên vẻ đẹp của họ trên sân khấu cũng như trong đời thường. Đó là hình ảnh đào Điệp: "cô đào thiệt hiền, dân dã, tan buổi diễn để nguyên bộ áo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dài nâu, cái đầu bới ngồi ăn cháo vịt" ("Bởi yêu thương") [98]. Trong
truyện ngắn "Cuối mùa nhan sắc", khi miêu tả những đổi thay trên khuôn mặt người ca nữ nổi danh một thời, Nguyễn Ngọc Tư đã dùng những nét vẽ chứa đựng cả nỗi niềm xót xa cho cuộc đời hồng nhan bạc phận của người nghệ sĩ: "Ơng Chín bàng hồng nhận ra đào Hồng dù nhan sắc của bà ngày
xưa khơng cịn nữa, mặt nhăn nhúm, nám đen, cái cổ cao ngày trước bây giờ gần như đổ gục vì gánh nặng tâm tư mà cuộc đời chồng chất" [101]. Những
lời văn miêu tả ngoại hình ấy ln khơi gợi cho người đọc niềm thương cảm, ngậm ngùi xót xa đối với số phận nhân vật.
Bên cạnh những nhân vật hiền lành, lương thiện, Nguyễn Ngọc Tư không phải không thành công trong việc khắc hoạ những nhân vật phản diện xét từ góc độ ngoại hình. Thực tế đời thường cũng rất khó nhận ra bản chất của họ qua những biểu hiện bề ngoài. Chẳng hạn như nhân vật Bảo trong truyện ngắn "Ngổn ngang"; nhân vật Thường - người chồng độc ác thuê người giết vợ trong truyện ngắn "Một trái tim khô". Khi vợ cấp cứu trong viện: "Ba đêm rồi Thường thức trắng, con mắt lõm trơ, người căng như sợi
dây đàn, lặng người theo mỗi tiếng Hậu rên, hớt hải khi Hậu trở mình…" mà
thực chất là quỵ xuống bởi câu hỏi tê tái của vợ sau khi tỉnh: "Sao anh đành
đoạn giết em?" [101]. Nhân vật người cha trong truyện ngắn "Cánh đồng
bất tận" được Nguyễn Ngọc Tư dụng cơng giới thiệu vẻ đẹp ngoại hình, nó
có tác dụng như một "miếng mồi" để hấp dẫn những người phụ nữ nhẹ dạ. Qua cái nhìn của một cơ gái điếm, chị thấy anh ta "đang vồng lưng trong
nắng sớm, chếnh choáng: "Ba mấy cưng đẹp trai dễ sợ…". Và người cha đó
"vào tuổi bốn mươi, quyễn rũ từ cái cười, từ câu nói, ánh nhìn thăm thẳm,
ngọt ngào" đến "khuôn mặt chữ điền ngời ngợi" ấy đang che giấu trong mình
một nỗi đau sâu hoắm, vời vợi, lúc nào cũng ăm ắp mưu toan trả thù đàn bà. Trong nỗi niềm trông đợi sự đổi thay của người cha: "Sáng hơm đó, tơi thấy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cha trút bỏ vẻ lẫm lũi thường ngày, mắt ông hay rực lên, nói cười rất lạ, dường như cha bừng tỉnh nhận ra giá trị của mình, tìm thấy con đường sẽ đi. Những suy nghĩ cồn cào làm cho vẻ mặt cha lung linh như bầu trời nhiều mây và gió. Thoắt quang đãng, thoắt âm u, thoắt khoái trá, thoắt đau đớn…". Cũng có khi vẻ đẹp của người đàn ông ấy hiện lên qua sự thèm khát
của người phụ nữ vắng chồng nhiều năm: "Một chiều chúng tôi đến, xẻ mấy
cây đố xong, cha ra đó tắm. Nước chảy re rắt trên khuôn mặt lạnh lùng, nước mỏng tang tràn qua những thớ thịt đỏ au của cha tôi. Chị chợt giật thót người, cài vội chiếc nút áo bung ra vì khơng chịu nổi đơi vú căng tức" [101].
Tuy chú trọng nhiều vào đời sống nội tâm, vào thế giới tâm hồn nhân vật nhưng qua những phân tích trên, chúng ta thấy ngoại hình nhân vật vẫn được nhà văn Nguyễn Ngọc Tư quan tâm thoả đáng, bởi nó là những nét vẽ giúp người đọc hiểu thêm về bản chất, tính cách cũng như số phận nhân vật.
3.3. Tính cách nhân vật đƣợc bộc lộ trong hoàn cảnh éo le, ngang trái
Đa số nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư đều mang tính thiện, thế nhưng hầu hết họ đều có số phận bất hạnh, thường gặp hoàn cảnh éo le và ngang trái. Đặt trong hoàn cảnh ấy, nhân vật có điều kiện để bộc lộ những phẩm chất, cá tính và nhân cách. Hồn cảnh éo le cũng là "mảnh đất" màu mỡ để nhà văn khai thác, bởi vốn dĩ cuộc đời thường không bằng phẳng, mỗi người đều có số phận riêng, có nỗi đau riêng. Đó là những thử thách của cuộc sống. Từ người nghệ sĩ đến người nông dân trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư hầu hết đều bị số phận dồn đuổi, cuối cùng thường rơi vào thảm cảnh. Mỗi số phận, mỗi nhân vật có nỗi khổ riêng song kết cục đều giống nhau ở sự bế tắc, thiệt thịi. Nhưng qua đó họ đã có những cách hành xử để tốt lên phẩm chất tốt đẹp, trong sáng và nhân hậu. Đó là ơng già Tư Nhớ trong truyện ngắn "Đau gì như thể…"; Hậu ("Một trái tim khơ"); ơng lão chăn vịt trong truyện "Cái nhìn khắc khoải"; anh Hết trong "Hiu hiu gió bấc";
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Xuyến trong "Duyên phận so le"; ông Năm Nhỏ trong "Cải ơi"; hai người đàn bà trong "Dòng nhớ"…
Những tưởng khi "nhặt" được người đàn bà ở bến sông, cuộc đời ông lão chăn vịt ("Cái nhìn khắc khoải") sẽ rẽ sang một trang khác, ơng sẽ có một mái ấm gia đình, sẽ có một bàn tay chăm sóc... Hai cuộc đời cơ đơn và bất hạnh ấy sẽ nương tựa vào nhau, sẽ đem đến cho nhau hạnh phúc bình dị. Nhưng chính ơng lại đi tìm người chồng đã bỏ rơi chị, giục chị đón tàu đi cho kịp giờ, cịn mình thì nhìn theo với ánh mắt đong đầy nước trong cái nhìn khắc khoải. Khơng phải ơng khơng cần đến người phụ nữ, cũng không
phải người đàn bà kia bám vào ông để sống. Quan trọng là ông đã nghĩ đến người khác, ông thấy chị vẫn còn nặng lòng với người chồng cũ, rồi lại lo nếu chị ở lại với ơng, "biết đâu, người ta có nỗi khổ gì". Và ơng đã chọn điều ngang trái cho riêng mình.
Ơng già Tư Nhớ ("Đau gì như thể...") lại gặp một hoàn cảnh éo le ngang trái khác. Ông bị nghi ngờ là làm hại Nga - con riêng của vợ, khiến nó mang bầu. Mọi người xa lánh ông, coi thường ơng. Hàng xóm láng giềng "cười cợt, bàn tán với nhau, không biết thằng nhỏ kêu ông Tư là gì ha, là
ngoại hay là cha? (...) Rồi một đồn mười, đồn trăm" [100]. Vốn ông rất yêu
thương con Nga, ngay cả khi mẹ nó bỏ ơng mà đi, ơng vẫn ở vậy một mình ni con. Nga rất hiểu tình cảm mà ơng dành cho cơ nhưng vì muốn trả thù kẻ tệ bạc nên cô chưa thể nói ra. Nỗi đau của ông già Tư Nhớ là nỗi đau không thể diễn tả bằng lời: "Nỗi đau của một người hơm trước cịn đề huề
sống trong tình làng nghĩa xóm, chiều chiều khề khà chung rượu với mấy ơng bạn già, say rồi hát tỉ tì ti, hơm sau đã thui thủi một mình... Nỗi đau của người cha hơm trước cịn bắt con kiến vàng bu trên tóc con gái, hơm sau đã phải nghẹn ngào đứng xa xa ngó nó khổ đau" [101]. Sự trớ trêu oan trái đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Có lẽ trong đời thường khơng ai có hồn cảnh đau đớn, ngang trái và trớ trêu hơn hoàn cảnh của nhân vật Hậu trong "Một trái tim khô". Cô bị chồng thuê người giết để tranh cướp tài sản, địa vị giám đốc và còn để được tự do chạy theo một cuộc tình. Cịn gì đau đớn hơn khi Hậu bị đâm, cô không chết và biết toàn bộ sự thật ấy, khi kẻ giết người run rẩy bảo cơ: "Đừng ốn tơi nghen, có ốn hận thì ốn chồng bà". Sau câu nói ấy, "Hậu
thấy mình chết ngắc", rồi thấy cuộc đời "lạnh lẽo, tan hoang như đồng sau bão", thấy mình "quên thật rồi, điên thật rồi", thấy lòng "dửng dưng, tỉnh bơ ba khía". Nỗi đau quá lớn khiến Hậu khơng cịn khóc được nữa. Khơng trả
thù, khơng tố cáo, không ghen tuông, Hậu lặng lẽ sống cuộc đời khác. Nhưng những trái ngang khơng chỉ dừng ở đó. Sau khi tất cả những người đàn ông đến với chị đều chặc lưỡi than: "đẹp vậy mà điên, uổng thật", chỉ có mình Nhâm thực lịng u chị. Dù rất mến Nhâm, chị cũng khơng thể…"Nhâm sẽ phát hiện Hậu có một cái thẹo lớn trên vai. Thể nào Nhâm
cũng hỏi tại sao, mà Hậu không nghĩ ra được câu chuyện gì để nói". Bởi
ngồi Hậu ra, ngay cả Nhâm cũng khơng biết rằng chính anh là người đã đâm Hậu ở cua Bún Bò. Quả thực là trớ trêu chồng chất những trớ trêu.
Chuyện của anh Hết trong "Hiu hiu gió bấc" cũng là một chuyện tình