6. Đóng góp của luận văn
3.1.2. Nghệ thuật độc thoại nội tâm
Độc thoại nội tâm là một hình thức rất hiệu quả để nhà văn thâm nhập vào thế giới tâm hồn của nhân vật một cách tự nhiên. Khoảng cách giữa nhân vật và người kể chuyện hầu như bị xố nhồ. Độc thoại nội tâm cịn là hình thức nhà văn sử dụng để nhân vật tự phơi bày những suy nghĩ thầm kín, những xung đột và những bí ẩn riêng tư. Hình thức này xuất hiện nhiều trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
các truyện có khuynh hướng trữ tình hố, nhân vật thiên về suy nghĩ nội tâm hơn là hành động để giải quyết xung đột.
Khảo sát 4 tập truyện đã nêu, chúng tôi nhận thấy: hầu hết các truyện của Nguyễn Ngọc Tư lời người kể chuyện nhập làm một với lời nhân vật. Không nhiều ngôn ngữ đối thoại, nếu có cũng khơng phải là yếu tố nghệ thuật có vai trị hàng đầu để bộc lộ tâm trạng nhân vật. Trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, những dịng độc thoại ln gây ấn tượng hơn cả với người đọc. Đa phần những dịng thoại ấy hồ nhập với lời trần thuật miêu tả của nhà văn.
"Cánh đồng bất tận" là truyện ngắn tiêu biểu cho lối sử dụng biện pháp độc thoại nội tâm. Câu chuyện hoàn toàn được kể từ nhân vật người kể chuyện xưng "tơi". Nếu nhìn từ góc độ nghệ thuật miêu tả tâm lí, chúng ta sẽ thấy chất liệu cơ bản để xây dựng tác phẩm chính là những dịng độc thoại nội tâm trầm buồn của "tơi" kể về những kí ức đau đớn trong quá khứ. "Tôi" miên man qua từng cánh đồng với biết bao sự kiện dữ dội "Đàn vịt đưa
chúng tôi đi hết cánh đồng nầy đến cánh đồng khác". Có khi cảm xúc của
"tơi" được lồng ghép vào q trình kể lại những biến cố của gia đình mình với cơ gái điếm: "Chúng tơi dong ghe đi, quặn lịng ngối lại căn nhà đang
quay quắt giãy giụa trong lửa đỏ. Nghe vẳng theo âm thanh lốp bốp rất giòn của những thanh gỗ cháy, và tiếng xóm giềng í ới gọi nhau…". Có khi cơ kể
chuyện mà như đang tự nói với mình: "Mùa du mục của chúng tơi kéo dài từ
mùa mưa sang mùa nắng, rồi lại mưa. Nhiều lúc tôi hơi nhớ con - người. Họ ở trong cái xóm nhỏ kia, chỉ cách chỗ chúng tôi dựng trại vài ba công đất. Họ lúc nhúc trên thị trấn kia, nơi chúng tôi thường ghé lại mua gạo, cám, mắm muối…dự trữ cho những chuyến chạy đồng xa" [101]. Cũng có khi qua
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
về số phận con người: "Và tôi chợt nghĩ, sự bất thường của Điền, chẳng qua
nằm trong chuỗi rất dài của sự trừng phạt. Điều đó lí giải cho việc thiên nhiên ngày càng trở nên hung dữ hơn, khắc nghiệt hơn. Bằng những sấm chớp, gầm gừ, dường như đất trời đã nín nhịn nhiều, cuồng nộ bắt đầu rồi đây. Có lần, tơi lấy cao su gói lại mớ mùng chiếu, nhìn mưa thè cái lưỡi ướt nhão nhớt vào lều, khoái trá nếm từng tấc đất, tôi tự hỏi, không biết chỗ khác (chỗ khơng có chúng tơi) có mưa nhiều như vầy khơng. Ý nghĩ đó xuất hiện triền miên trong đầu tôi, rằng trời chỉ trút mưa, trút nắng ở những nơi chúng tôi dừng chân lại. Nỗi bẽ bàng của người đàn bà bị cha tôi bỏ rơi (và cộng thêm niềm đau vỡ của những người vây quanh họ) đã thấu qua những tầng mây." [101]. Bằng ngôn ngữ giàu cảm xúc, tác giả di chuyển điểm nhìn
trần thuật sang nhân vật, chú trọng vào thế giới nội tâm của nhân vật. Vì thế, truyện không thu hút người đọc bằng những tình tiết li kì, những sự kiện mang tính hành động. Trong một thời gian dài sống thiếu thốn tình cảm của cha mẹ, xa rời cuộc sống của xã hội lồi người khiến nhân vật "tơi" hầu như khơng có nhu cầu giao tiếp với những người bình thường. Từ mặc cảm đó, Nương và Điền gần như quên hẳn ngôn ngữ con người, cho đến khi phát hiện ra mình có thể giao tiếp bằng ngơn ngữ của vịt. Vì vậy mà ngay cả những đoạn đối thoại trong truyện ngắn này cũng mang đậm màu sắc của độc thoại, nó chậm rãi và ngắt quãng. Dù khi sống lại những kí ức trong quá khứ hay khi đối diện với những tai hoạ trước mắt, nhân vật "tôi" dường như không sống với thực tại, với con người thực tại: "Những bữa ăn nối tiếp
nhau trong im lặng. Lúc và cơm, tơi hay bị ảo giác, tưởng mình đang ngồi trên cánh đồng của chín năm trước (…) Cảnh không đổi, người cũng không, cứ ngồi ngoáy mãi vết thương cũ, nhỏ nước mắt". Tâm thế của "tơi" ln
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hướng về q khứ. Vì vậy mà đối với "tơi", độc thoại nội tâm chính là nhu cầu sống cịn, như một hình thức giao tiếp duy nhất.
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thường là những con người sống chân chất, nhân hậu, ân tình và những phẩm chất ấy ta thường gặp trong suy nghĩ, trong lời nói của họ. Ngơn ngữ độc thoại có khi cịn có tác dụng khắc hoạ những tâm trạng, những vẻ đẹp khác nhau trong đời sống tâm hồn nhân vật. Ông già Năm Nhỏ trong truyện ngắn "Cải ơi" khi nhớ về con, những kỉ niệm đẹp đã hiện lên qua những dòng hồi ức: "Ông đã
dắt con nhỏ đi hái xồi chín trong vườn hoang, đã chặt chuối làm bè dạy cho nó lội, thả trâu, chơi diều, ông đã cõng con nhỏ đi tắt mấy vạt đồng đến khám bệnh chỗ ông bác sĩ già, mỗi khi nó nhức đầu, sổ mũi. Cái cây kẹp nhỏ, mớ dây thun khoanh, mấy cục kẹo dừa vung vinh trong túi áo mỗi khi ơng đi chợ về…". Đó là một người cha độ lượng, giàu tình thương yêu đối
với "đứa con riêng của vợ". Ông muốn lên ti vi để nhắn đứa trẻ bỏ nhà rằng: "Về đi con, đơi trâu có sá gì!" [101].
Truyện ngắn "Một mối tình" là cả một dòng suy tưởng về quá khứ cũng như quá trình đấu tranh tâm lí dữ dội, vượt thốt ra những ngại ngùng của nhân vật "tôi", để bày tỏ những tâm tư, tình cảm chơn giấu bấy lâu trong lịng: "Sao lúc nào tơi cũng thèm ngồi ở đó, ở cái vị trí n bình đó, nhất là
bây giờ, khi tơi vừa lang thang hết một mùa nắng (…) Rồi Trọng quay lưng đi, khơng để cho tơi kịp nhìn anh kĩ; nhưng thật thà vậy, Trọng đứng lớ ngớ ở đây một hồi, thể nào khơng nén lịng tơi cũng ôm chầm lấy anh mà khóc. Trời ơi, cảnh nầy, người nầy, sao y chang như năm ngoái, năm kia, chỉ khác là thằng Bầu đã lớn bộn lên, và mớ tóc bạc trên đầu Trọng là thay đổi, nó trắng thêm, nhiều thêm. Tơi tự hỏi lịng mình đang nghĩ đến cái gì mà lịng đau q vậy cà." Đó là những cũng bậc cảm xúc nhẹ nhàng, đằm thắm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
khi chị gái "tôi" đã bỏ anh ra đi. Tất cả những tình cảm ấy chỉ diễn ra trong âm thầm, lặng lẽ. Bởi " tôi" không thể vượt qua được những ngại ngùng, tình yêu bị đè nén, nên "tôi" tự đối thoại, tự chất vấn với cảm xúc của chính mình. Trong trường hợp này, hình thức độc thoại nội tâm giúp người đọc thấu hiểu những cảm xúc, khám phá được những bí ẩn trong thế giới tâm hồn nhân vật.
Trong một số truyện ngắn khác, tâm lí nhân vật có khi được bộc lộ tại một thời điểm bất chợt, vì một duyên cớ nào đó mà con người sống lại những kí ức đau khổ của mình. Chẳng hạn nhân vật ông già điên trong truyện ngắn "Sông dài con cá lội đâu". Đó là một người con lầm lạc của xóm Phố, một ngày gặp thằng Bầu bỗng nhớ lại những hồi ức đau thương của chiến tranh. Đan xen vào những lời thú tội là tình cảm cháy bỏng đối với người yêu, với xóm Phố ngày xưa của một con người sống cô độc, suốt đời héo hắt vì những lỗi lầm của mình mà khơng dám trở về xóm Phố dù nhớ thương ln chất chứa trong lịng. Hay những suy nghĩ của người đàn bà trong truyện ngắn "Một chuyện hẹn hị" cũng giúp cho người đọc hiểu và thơng cảm với với những giây phút lầm lạc của chị. Qua những dòng độc thoại, chị trở nên đáng thương hơn là đáng giận với những mong muốn được quay về, với nỗi day dứt, dằn vặt trong lịng. Đó là tấm lịng của một người mẹ vẫn luôn hướng về các con, vẫn ao ước được che chở đùm bọc cho các con ngay trong những giây phút chống chếnh nhất của cuộc đời.
Trong truyện ngắn "Gió lẻ", lời nhân vật Em vừa có tác dụng trần thuật, vừa có khả năng giúp người đọc khám phá diễn biến tâm trạng và thế giới tâm hồn của nhân vật. Qua những tâm sự, những dòng suy tư đứt đoạn, ta nhận ra nỗi đau trong lòng nhân vật Em, đồng thời những sự kiện, những hiện tượng qua đó được lí giải và khám phá. Nhân vật "Em" đã khước từ tiếng nói của con người, bởi cô nhiều lần cô đã từng nghe con người dùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tiếng nói để lừa dối lẫn nhau. Cô ghe tởm và buồn nôn mỗi khi phải nghe những lời giả dối ấy. Người đọc hiểu vì sao nhân vật Em tự tìm đến cái chết: "Em nghe một đoạn âm thanh rất nhanh bên mình, và em kịp nhớ, nó giống
hệt của người thanh niên xoáy ngọn dao vào tim chị đàn bà giữa chợ. Lòng em cồn lên và cơn đầy ứ bắt đầu tràn ngược lên cổ họng. Cách một khoảng sương, ơng Buồn đang chậm rãi làm tín hiệu mở đường. Ơng khơng biết xe đang lao vào ơng. Trong cơn buồn nơn đắng đót, em ngã người giằng tay anh Tìm Nội và kiệt sức níu chiếc xe trơi nghiêng về phía mình, phía khơng ơng, khơng ánh sáng. Cây cỏ ngã rạp vẽ nên một con đường chông chênh sâu hút. Và em thấy mình thực sự trôi, bồng bềnh và mộng mị trong một khơng gian tối dần, tối dần và rồi, bóng tối bắt đầu vơ tận." [104].
Trong q trình sáng tác, Nguyễn Ngọc Tư đã vận dụng một cách linh hoạt nhiều thủ pháp nghệ thuật để xây dựng thế giới nhân vật. Đặc biệt, chị rất thành cơng trong việc khắc hoạ tâm lí con người, sử dụng thủ pháp độc thoại nội tâm sẽ dễ dàng thâm nhập vào thế giới tâm hồn bí ẩn và phức tạp của nhân vật. Điều này góp phần làm nên những nét đặc sắc trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.