Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 35)

Việt Nam:

2.2.1. Hoạt động huy động vốn:

Trong năm 2009, chính sách hỗ trợ lãi suất để tạo đà cho tăng trưởng kinh tế đã tạo cú hích cho tăng trưởng tín dụng đồng thời cũng dẫn đến tình trạng cạnh tranh căng thẳng trong huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay của các NHTM, đặc biệt là vào những tháng cuối năm 2009. Trong bối cảnh đó, số dư huy động vốn của Vietinbank vẫn đạt kết quả khả quan: nguồn vốn huy động đến cuối năm đạt 220.435 tỷ, tăng trên 26% so với năm trước.

Biểu đồ 2.2: Quy mô và tăng trưởng vốn huy động của Vietinbank qua các năm

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank

220.435 339.699 420.928 460.082 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 0.000 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 2009 2010 2011 2012

Nguồn vốn huy động (tỷ đồng) Tăng trưởng vốn huy động (%) 0

Sang năm 2010, tổng nguồn vốn huy động đạt 339.699 tỷ đồng, tăng 54% so với năm 2009 và vượt 28% so với chỉ tiêu đặt ra. Vietinbank phát hành thành công 5.350 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 năm nhằm cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng bền vững hơn. Đến năm 2011, số dư huy động (bao gồm vốn vay) đạt 420.928 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2010 và đạt 103% so với chi tiêu kế hoạch.

Năm 2012, với chính sách trần lãi suất huy động giảm từ 14%/năm từ đầu năm xuống còn 8%/năm vào cuối năm, cộng với những khó khăn chung của nền kinh tế và ngành ngân hàng đã gây khơng ít khó khăn cho hoạt động huy động vốn. Tuy vậy, Vietinbank vẫn giữ mức tăng trưởng nguồn vốn thông qua các kênh huy động, với các đối tượng khách hàng trong nước và quốc tế. Số dư huy động đạt 460.082 tỷ đồng, tăng trưởng 9,3% và đạt 107% so với chỉ tiêu kế hoạch. Cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng trưởng bền vững, nguồn vốn trung dài hạn được cải thiện. Thị phần nguồn vốn của Vietinbank chiếm khoảng 12% nguồn vốn toàn ngành. Bên cạnh đó, Vietinbank đã phát hành thành cơng 250 triệu USD trái phiếu quốc tế (trái phiếu trơn, khơng có bảo đảm) vào tháng 5/2012, thể hiện sự tín nhiệm của các nhà đầu tư quốc tế đối với triển vọng phát triển của ngân hàng.

2.2.2. Hoạt động tín dụng:

Cuối năm 2009 tổng dư nợ cho vay đạt 163.170 tỷ đồng, tăng 42.418 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 35,1%. Đồng thời với việc tăng trưởng tín dụng, Vietinbank tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phân loại, cơ cấu lại cơ sở khách hàng. Sang năm 2010 Vietinbank đã tài trợ nhiều dự án lớn trọng điểm của Chính phủ, ngành, địa phương, tiếp tục cho vay hỗ trợ lãi suất 2% theo chỉ đạo của Chính phủ. Dư nợ cho vay cuối năm tăng 43,5% so với năm 2009.

Tổng dư nợ cho vay tại 31/12/2011 đạt 293.434 tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm. Nguồn vốn được sử dụng hiệu quả và tập trung cho vay các ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm quốc gia, có tiềm năng phát triển bền vững như các dự án điện, dầu khí, vệ tinh viễn thơng, xi măng, thép, than và khoáng sản,…

Sang quý III/2012, Vietinbank kết hợp nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, dành nguồn vốn lớn với lãi suất ưu đãi để triển khai các chương trình/gói tín dụng mục tiêu như cho vay nông nghiệp nông thôn, thu mua, xuất khẩu,

doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ, cho vay khách hàng cá nhân, tăng cường tìm kiếm và tiếp thị khách hàng, chú trọng tăng trưởng dư nợ ngắn hạn, phục vụ vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh,... Tổng dư nợ cho vay khách hàng tính đến 31/12/2012 của Vietinbank đạt 333.356 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cuối năm 2011. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,48%/Tổng dư nợ.

Biểu đồ 2.3: Quy mô và tăng trưởng dư nợ cho vay của Vietinbank qua các năm

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank

2.2.3. Hoạt động đầu tƣ và quản lý vốn khả dụng:

Đầu tư trên thị trường liên ngân hàng của Vietinbank năm 2009 đạt 24.045 tỷ đồng, tăng 31,6% so với năm 2008, trong đó, tiền và ngoại tệ gửi tại TCTD khác đạt 22.499 tỷ đồng và cho vay các TCTD khác là 1.546 tỷ đồng. Năm 2010 danh mục đầu tư được cơ cấu lại, đảm bảo cân đối giữa các khoản đầu tư sinh lời và dự trữ thanh khoản thứ cấp. Tính đến cuối năm 2010, quy mơ hoạt động đầu tư là 114.000 tỷ đồng, tăng 73% so với đầu năm và chiếm 31% tổng tài sản.

Tính đến cuối năm 2011, qui mơ hoạt động đầu tư là 136.680 tỷ đồng, tăng 18,7% so với đầu năm và chiếm 30% tổng tài sản. Trong năm, Vietinbank đã triển khai nhiều sản phẩm đầu tư hiện đại như quyền chọn lãi suất, hoán đổi lãi suất và hoán đổi tiền tệ chéo, hỗ trợ phục vụ các nhu cầu về quản lý rủi ro lãi suất và tỷ giá của ngân hàng và khách hàng.

Cuối năm 2012, qui mơ hoạt động đầu tư của Vietinbank có sự giảm nhẹ, đạt 134.500 tỷ đồng và chiếm 26,7% tổng tài sản. Đầu tư trên thị trường liên ngân hàng đạt xấp xỉ 58.000 tỷ đồng, chiếm 43,% tổng danh mục đầu tư. Vietinbank giữ được

163.170 234.205 293.434 333.356 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50% 0.000 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 2009 2010 2011 2012

Dư nợ cho vay (tỷ đồng) Tăng trưởng cho vay (%) 0

trạng thái thanh khoản tốt, đóng vai trị tạo lập và hỗ trợ thanh khoản thị trường, đồng thời đóng góp lớn vào quy mơ lợi nhuận của ngân hàng. Về hoạt động đầu tư trái phiếu, giấy tờ có giá (khơng bao gồm chứng khoán vốn): Tổng số dư đầu tư chứng khoán cuối năm 2012 của Vietinbank là hơn 73.000 tỷ đồng, tăng 8,6% so với cuối năm 2011, trong đó phần lớn là trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp có độ thanh khoản cao và thị phần lớn trên thị trường trái phiếu Việt Nam. Về hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh mua cổ phần: tổng số vốn góp đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết và đầu tư dài hạn khác là gần 3.000 tỷ đồng.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu danh mục đầu tư của Vietinbank năm 2012

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank

2.2.4. Hoạt động thanh toán:

Tổng thanh toán VND năm 2009 đạt gần 9 triệu giao dịch, tăng 42%, doanh số thanh toán đạt 3,7 triệu tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2008. Vietinbank đã triển khai thành công dịch vụ thu hộ ngân sách bao gồm thuế nội địa và thuế xuất nhập khẩu. Về lĩnh vực thanh tốn quốc tế, hồn thành việc tập trung tất cả các giao dịch thanh toán quốc tế của hệ thống về xử lý tại Sở giao dịch theo mơ hình mới.

Hoạt động thanh toán trong toàn hệ thống năm 2010 đạt trên 13 triệu giao dịch, doanh số 4,7 triệu tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2009, trong đó dịch vụ chuyển tiền đạt 3,5 triệu tỷ đồng. Về thanh toán quốc tế, doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 10,29 tỷ USD, tăng 28,8% so với năm 2009. Doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 5,67 tỷ USD, tăng 26% so với 2009. Ngoài ra, Vietinbank đã phối hợp với tổ chức SWIFT nâng cấp hệ thống kỹ thuật phục vụ hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, xây dựng các sản phẩm mới như bao thanh toán, hỗ trợ nhập

43,03%

34,73% 0,17%

17,81%

1,95% 2,09%

Tiền gửi/ cho vay TCTD khác Chứng khốn nợ Chính phủ Chứng khoán vốn

Chứng khoán nợ TCKT Chứng khoán nợ TCTD

khẩu theo chương trình GSM 102 đồng thời mở rộng hợp tác với các tổ chức, đặc biệt là các định chế tài chính để phát triển sản phẩm và khai thác vốn ngoại tệ.

Năm 2011, số giao dịch thanh toán trong nước đạt trên 15,4 triệu giao dịch, doanh số đạt 8,1 triệu tỷ đồng, tăng 64% so với năm 2010. Giao dịch chuyển tiền đạt 14,6 triệu giao dịch, doanh số đạt 7,4 triệu tỷ đồng, tăng gấp rưỡi năm trước. Sang năm 2012, doanh số thanh toán đạt 7,3 triệu tỷ đồng. Doanh số thu phí đạt 447 tỷ đồng. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt hơn 32 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2011. Thị phần chiếm khoảng 14% kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.

2.2.5. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:

Trong năm 2009, Vietinbank ưu tiên và cố gắng đáp ứng tối đa cho nhu cầu nhập khẩu mặt hàng thiết yếu theo quy định của Chính phủ như xăng dầu, phân bón, dược phẩm, thuốc trừ sâu (chiếm gần 90% tổng doanh số bán ngoại tệ). Tổng doanh số mua là 4,39 tỷ USD, tổng doanh số bán là 4,05 tỷ USD.

Năm 2010, ngân hàng triển khai nhiều nhóm giải pháp linh hoạt để duy trì ổn định và mở rộng phạm vi khai thác nguồn ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của khách hàng và đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Tổng doanh số mua ngoại tệ đạt 5 tỷ USD, doanh số ngoại tệ bán cho khách hàng đạt hơn 5 tỷ USD. Sang năm 2011, doanh số mua ngoại tệ của Vietinbank là 5,1 tỷ USD, tăng trưởng hơn 30%, còn doanh số ngoại tệ bán cho khách hàng đạt 6 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2010.

Doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng năm 2012 đạt 19 tỷ USD, vươn lên dẫn đầu thị trường với thị phần doanh số mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng đạt gần 20%, và đứng thứ 2 về thị phần giao dịch trên thị trường 1 với doanh số hơn 11 tỷ USD. Quy mô giao dịch tăng gấp 3 lần so với năm 2011 nhờ cải tổ phương pháp quản trị hệ thống và tăng cường công tác bán hàng trực tiếp.

2.2.6. Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử:

Năm 2009, Vietinbank phát hành thêm gần 1 triệu thẻ ATM, nâng tổng số thẻ ATM lên trên 3 triệu thẻ với số dư hơn 2.000 tỷ đồng, sử dụng mạng lưới 1.047 máy ATM. Và 9,5 nghìn thẻ tín dụng quốc tế được phát hành, tăng 21% so với năm 2008. Vietinbank cũng triển khai thành công dịch vụ thanh toán thẻ JCB, ký kết cung cấp dịch vụ thanh tốn phí đường cao tốc bằng thẻ tự động.

Năm 2010, số lượng thẻ ghi nợ nội địa đạt gần 5 triệu thẻ, chiếm 18% thị phần; thẻ tín dụng đạt hơn 122 nghìn thẻ, chiếm 23% thị phần. Tổng số POS của Vietinbank đạt hơn 9.227 điểm. Nhiều sản phẩm dịch vụ mới được triển khai trong năm 2010, tiêu biểu như thẻ Visa debit, thẻ tín dụng quốc tế Platinum, thẻ tín dụng quốc tế Co-branding. Mặt khác, hoạt động ngân hàng điện tử trong năm 2010 có những bước chuyển biến đáng kể. Một số sản phẩm mới đang được triển khai như: dịch vụ thu ngân sách Nhà nước qua mạng, dịch vụ thu phí cầu đường khơng dừng, dịch vụ thanh tốn qua ví điện tử, chuyển khoản bằng SMS và thanh toán qua mạng iPay dành cho khách hàng cá nhân,… Số lượng khách hàng sử dụng một số dịch vụ tăng từ 100% - 400% so với kế hoạch.

Năm 2011, Vietinbank vươn lên dẫn đầu thị trường về thị phần thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế và số thiết bị thanh toán POS. Số lượng thẻ ghi nợ nội địa đạt hơn 7,1 triệu thẻ - chiếm 21% thị phần; thẻ tín dụng đạt hơn 211 nghìn thẻ - chiếm 30% thị phần. Tổng số POS của Vietinbank đạt trên 12.000 điểm, chiếm gần 20,7% thị phần. Với mỗi mảng dịch vụ thẻ, Vietinbank không ngừng mở rộng hợp tác với các đối tác lớn trong nước, hợp tác phát triển dịch vụ thẻ với đối tác nước ngoài là Ngân hàng Phát triển Lào (LDB).

Trong năm 2012, Vietinbank tiếp tục dẫn đầu thị trường về thị phần thẻ ATM với 11 triệu thẻ, chiếm 23% thị phần và thẻ tín dụng quốc tế với gần 400.000 thẻ, chiếm 9,5% thị phần; và là ngân hàng có hệ thống POS đứng đầu thị trường. Về dịch vụ ngân hàng điện tử: phát triển đầy đủ hơn các dịch vụ ngân hàng điện tử qua IPAY, Internet Banking, SMS Banking đáp ứng các nhu cầu cơ bản của khách hàng. Số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tăng cao với gần 2,6 triệu lượt khách hàng, luỹ kế đạt hơn 5 triệu lượt.

2.3. Đánh giá hiệu quả tài chính của ngân hàng TMCP Cơng Thƣơng Việt Nam bằng mơ hình Camels:

2.3.1. Vốn ngân hàng: 2.3.1.1. Vốn điều lệ: 2.3.1.1. Vốn điều lệ:

Quy mô về vốn pháp định của các TCTD được Chính phủ quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP, theo đó các ngân hàng TMCP phải có mức vốn điều lệ

tối thiểu là 1.000 tỷ đồng chậm nhất vào ngày 31/12/2008, và phải đạt mức tối thiểu là 3.000 tỷ đồng chậm nhất vào ngày 31/12/2010. Tuy nhiên, do bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước sau khủng hoảng có nhiều biến động và khơng ổn định, khiến cho các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng nhỏ, gặp khó khăn trong việc gia tăng vốn điều lệ trong thời điểm 2008 - 2010. Vì vậy, Nghị định số 10/2011/NĐ-CP được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 141, trong đó nội dung quan trọng nhất là việc gia hạn cho các TCTD phải có biện pháp bảo đảm có số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu tương đương mức vốn pháp định chậm nhất vào ngày 31/12/2011.

Vốn điều lệ của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 142/GP-NHNN ngày 03/07/2009 là 11.253 tỷ đồng, trong đó phần vốn Nhà nước là 10.041 tỷ đồng và vốn của nhà đầu tư bên ngồi thơng qua đợt phát hành cổ phiếu lần đầu là 1.212 tỷ đồng. Như vậy, vốn điều lệ của Vietinbank trong năm 2009 là hơn 11.000 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều so với mức vốn pháp định được quy định.

Tuy không bị áp lực từ mức vốn pháp định, Vietinbank vẫn có phương án tăng vốn trong năm 2010, gồm 3 đợt và thơng qua các hình thức: chia cổ tức bằng cổ phiếu, Nhà nước góp thêm vốn, phát hành cho IFC và các cổ đơng chiến lược nước ngồi. Đến ngày 18/10/2010, Vietinbank đã hoàn tất phương án tăng vốn đợt 1 thông qua việc phát hành thêm tổng số 391.931.841 cổ phiếu. Tuy nhiên, thỏa thuận bán vốn cổ phần cho đối tác IFC không đạt tiến độ như dự kiến (quý IV/2010) dẫn đến vốn điều lệ không tăng được như kế hoạch. Sang năm 2011, Vietinbank hoàn tất việc bán 10% vốn điều lệ và tiếp nhận khoản vay thứ cấp (đủ điều kiện tính vào vốn tự có cấp 2) của đối tác nước ngồi IFC đồng thời phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu 3.372 tỷ đồng, nâng tổng số vốn điều lệ của Vietinbank tại 31/12/2011 lên mức 20.230 tỷ đồng, đứng thứ 2 toàn ngành.

Tiếp tục mục tiêu nâng cao năng lực tài chính, đầu q II/2012, Vietinbank hồn tất việc tăng vốn điều lệ lên 26.200 tỷ đồng thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu và thưởng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Ngày 27/12/2012, Vietinbank ký kết Hợp đồng đầu tư chiến lược với ngân hàng Tokyo - Mitsubishi UFJ. Theo đó, Vietinbank sẽ bán 20% cổ phần thông qua việc phát hành 644.389.811 cổ phần phổ

thơng mới theo hình thức phát hành riêng lẻ. Vốn điều lệ của Vietinbank sau khi phát hành cổ phiếu mới cho BTMU dự tính là 32.661 tỷ đồng, trở thành NHTM có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư vào Việt Nam là khách hàng của BTMU và dự báo số doanh nghiệp Nhật Bản là khách hàng của BTMU muốn đầu tư vào Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh. Với việc ký kết các hợp đồng, Vietinbank và BTMU sẽ có cơ hội chuẩn bị và phục vụ tốt hơn cho các khách hàng tiềm năng này.

Bảng 2.1: Vốn điều lệ của các NHTM Đvt: tỷ đồng Đvt: tỷ đồng 2009 2010 2011 2012 Vietinbank 11.253 15.172 20.230 26.218 Vietcombank 12.101 13.224 19.698 23.174 BIDV 10.499 14.600 12.948 23.012 ACB 7.814 9.377 9.377 9.377 Sacombank 6.700 9.179 10.740 10.740 Eximbank 8.800 10.056 12.355 12.355

Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng

Bảng 2.1 cho thấy xu hướng tăng vốn điều lệ của 6 NHTM lớn trong hệ thống qua các năm. Mức vốn điều lệ 26.217 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2012

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)