2.3. Đánh giá hiệu quả tài chính của ngân hàng TMCP Cơng Thƣơng Việt
2.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh:
2.3.4.1. Lợi nhuận sau thuế:
Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank tăng trưởng qua các năm. Lợi nhuận sau thuế năm 2009 là 2.583 tỷ đồng, đến năm 2011 tăng vọt lên 6.259 tỷ
đồng, và giảm nhẹ trong năm 2012 còn 6.169 tỷ đồng. Trong năm 2011, lợi nhuận tăng mạnh phần lớn do sự gia tăng của thu nhập lãi thuần, tăng trưởng 70% so với cùng kỳ năm ngối, đóng góp tới 89% vào tổng thu nhập hoạt động. Trong khi thu nhập từ dịch vụ chỉ chiếm 5%; tiền thu hồi từ các khoản nợ xấu đã xử lý chiếm 5%. Thu nhập lãi thuần gia tăng dựa trên tăng trưởng tín dụng so với cùng kỳ năm ngoái, tỷ lệ lãi biên tăng mạnh từ mức 4,18% năm 2010 lên 5,11% năm 2011.
Bảng 2.5: Lợi nhuận sau thuế của các NHTM
Đvt: tỷ đồng 2009 2010 2011 2012 Vietinbank 2.583 3.414 6.259 6.169 Vietcombank 3.945 4.303 4.217 4.427 BIDV 2.818 3.761 3.200 2.572 ACB 2.201 2.335 3.208 784 Sacombank 1.671 1.910 1.996 1.002 Eximbank 1.132 1.815 3.039 2.139
Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng
Theo bảng 2.5, năm 2012, hầu hết các ngân hàng đều bị giảm lợi nhuận sau thuế, ngoại trừ Vietcombank có sự tăng nhẹ. Năm 2012, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản hoặc tạm dừng sản xuất dẫn đến mất khả năng trả nợ ngân hàng. Trong bối cảnh đó, các ngân hàng phải gia tăng trích lập dự phịng rủi ro để đảm bảo an toàn hoạt động cũng như nhiều lần giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính. Kết quả năm 2012, các khoản chi phí dự phịng rủi ro tín dụng của các ngân hàng đều rất cao, cụ thể là BIDV với 3.521 tỷ đồng, Sacombank với 1.311 tỷ đồng. Điều này làm cho lợi nhuận sau thuế của 2 ngân hàng này giảm mạnh so với năm 2011.
Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân dẫn đến bất ổn của ACB vào cuối năm 2012 liên quan đến sự kiện ngày 21/08/2012. Cụ thể vào ngày này, ông Nguyễn Đức Kiên, thành viên sáng lập ngân hàng TMCP Á Châu, Chủ tịch Hội đồng đầu tư ACB bị bắt giữ. Sau đó, một loạt các biến động nhân sự cấp cao của ACB cũng đã tác động tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Tuy vậy, ACB đã ứng phó tốt sự cố rút tiền, khôi phục toàn bộ số dư huy động tiết kiệm VND trong thời gian 2 tháng. Tổng tài sản giảm chủ yếu do giảm nguồn vốn huy động vàng theo chủ trương của NHNN. Thanh khoản được ưu tiên phục vụ chi trả trong thời gian xảy ra sự cố và phục vụ tất toán trạng thái vàng. ACB lỗ do phải tất toán trạng thái vàng, trong điều kiện thị trường khó khăn cũng như lợi nhuận các cơng ty trực thuộc đóng góp vào kết quả lợi nhuận chung là chưa tương xứng đã ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng.
2.3.4.2. Hệ số ROA:
Năm 2010, tổng tài sản của Vietinbank tăng nhưng do thị trường tiền tệ tại Việt Nam chịu nhiều tác động của chính sách, áp lực lạm phát,… dẫn tới sự cạnh tranh mạnh về nguồn vốn. Công tác sử dụng nguồn vốn tập trung vào các dự án trọng điểm, ngành nghề được Chính phủ khuyến khích tạo lợi ích kinh tế cũng như xã hội cao, đặc biệt tập trung vốn cho vay các chương trình phát triển nơng nghiệp nông thôn và xuất khẩu, cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do vậy, tỷ lệ ROA chưa đạt được như kỳ vọng.
Sang năm 2011, lợi nhuận sau thuế tăng vọt, từ 3.414 tỷ đồng năm 2010 lên đến 6.259 tỷ đồng năm 2011, gần gấp 2 lần trong khi tăng trưởng tài sản chỉ ở mức 25,2%. Điều này làm cho ROA tăng lên đến 1,51%, thể hiện kết quả kinh doanh hết sức khả quan. Năm 2012, lợi nhuận của ngân hàng có sự giảm nhẹ do những khó khăn chung trong nền kinh tế vĩ mơ, ROA giảm xuống cịn 1,28%.
Bảng 2.6: Hệ số ROA của các NHTM Đvt: % Đvt: % 2009 2010 2011 2012 Vietinbank 1,31 1,12 1,51 1,28 Vietcombank 1,64 1,50 1,25 1,13 BIDV 1,04 1,13 0,83 0,74 ACB 1,61 1,25 1,32 0,34 Sacombank 1,61 1,25 1,41 0,66 Eximbank 1,99 1,85 1,93 1,20
Nhằm ghi nhận đầy đủ vào kết quả tài chính theo đúng thực trạng năm 2012 và tạo tiền đề phát triển bền vững cho những năm tiếp theo, các ngân hàng trong hệ thống đã thực hiện trích lập các khoản dự phịng có giá trị lớn. Điều này gây ra sự sụt giảm của lợi nhuận sau thuế, ROA của các NHTM cũng chịu ảnh hưởng, có thể kể đến như: BIDV từ 0,83% năm 2011 xuống còn 0,74% năm 2012, hay Sacombank từ 1,41% giảm còn 0,66% năm 2012.
Mặc khác, các quy định về chấm dứt huy động và cho vay bằng vàng, quản lý chặt chẽ việc sản xuất và lưu thơng vàng miếng, đóng trạng thái vàng đem lại một số kết quả tích cực nhất định song đã tạo thêm nhiều khó khăn cho các TCTD. Trong đó, ACB là một trong những ngân hàng chịu ảnh hưởng lớn, góp phần làm lợi nhuận bị sụt giảm, tác động đến ROA giảm xuống còn 0,34%, thấp nhất trong những năm gần đây. Kế đến, Eximbank cũng là ngân hàng dẫn đầu về hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam, doanh số mua bán vàng năm 2012 giảm gần 50% so với năm 2011, góp phần làm giảm ROA của ngân hàng xuống cịn 1,2%.
Tính đến 31/12/2012, tổng tài sản tồn hệ thống ngân hàng tăng 2,54%; lợi nhuận giảm 50%; hệ số ROA là 0,79%, giảm 0,46% so với 2011. Như vậy, so với các ngân hàng khác nói riêng và tồn ngành ngân hàng nói chung chịu sự sụt giảm mạnh trong lợi nhuận, dẫn đến ROA giảm thấp trong năm 2012, thì các chỉ tiêu về lợi nhuận sau thuế và ROA mà Vietinbank đạt được là hết sức khả quan, thể hiện được hiệu quả hoạt động tốt của ngân hàng.
2.3.4.3. Hệ số ROE:
Biểu đồ 2.6: Quy mô và tăng trưởng vốn chủ sở hữu của Vietinbank qua các năm
12.572 18.201 28.491 33.625 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 0.000 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 2009 2010 2011 2012
Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) Tăng trưởng vốn chủ sở hữu (%) 0
Vốn chủ sở hữu của Vietinbank gia tăng liên tục qua các năm. Từ 12.572 tỷ đồng năm 2009 tăng lên 33.625 tỷ đồng năm 2012, tăng gần gấp 3 lần qua 3 năm. Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu tăng liên tục trong 2 năm 2010 và 2011 nhờ vào phương án tăng vốn năm 2010, và đến 2012 có sự sụt giảm mạnh. Đây khơng phải là điều đáng lo ngại vì sang năm 2013, tốc độ này được dự báo sẽ gia tăng trở lại do Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ sẽ hoàn tất các bước chuyển tiền mua 20% cổ phần của Vietinbank. Sau khi việc chuyển tiền được hoàn tất, Vietinbank sẽ trở thành NHTM có vốn lớn nhất Việt Nam (vốn điều lệ đạt 32.661 tỷ VND, vốn chủ sở hữu đạt khoảng 45.000 tỷ VND).
Vốn chủ sở hữu gia tăng nhưng không đồng đều với tốc độ gia tăng của lợi nhuận, dẫn đến ROE của ngân hàng có sự biến động liên tục trong các năm qua. ROE năm 2010 đạt 22,1%, tuy giảm so với năm 2009 nhưng vẫn cao hơn cam kết với cổ đông là không thấp hơn 18%. Năm 2012, lợi nhuận sau thuế chững lại nên ROE giảm xuống từ 26,83% năm 2011 còn 19,87% năm 2012.
Bảng 2.7: Hệ số ROE của các NHTM Đvt: % Đvt: % 2009 2010 2011 2012 Vietinbank 23,07 22,21 26,83 19,87 Vietcombank 25,58 22,55 17,08 12,61 BIDV 18,11 17,96 13,16 12,90 ACB 24,63 21,74 27,49 6,38 Sacombank 15,84 13,63 13,72 7,32 Eximbank 8,65 13,51 20,39 13,10
Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng
Năm 2012, vốn tự có tồn hệ thống ngân hàng tăng 8,97% (vốn điều lệ tăng 11,24%); lợi nhuận giảm 50%; hệ số ROE toàn ngành 10,34%, giảm hơn 4% so với 2011. Từ bảng 2.7 cho thấy, hệ số ROE Vietinbank trong năm 2012 có giảm so với năm 2011 nhưng vẫn cao hơn các ngân hàng khác, đặc biệt gấp 1,5 lần so với 2 NHTM Nhà nước khác có hệ số ROE tương đối cao là Vietcombank và BIDV.
Vietcombank giảm mạnh ROE do lợi nhuận sau thuế tăng ít, nhưng vốn chủ sở hữu có sự gia tăng mạnh, từ 28.639 tỷ đồng năm 2011 lên đến 41.553 tỷ đồng
năm 2012. Điều này có được chủ yếu do tăng vốn điều lệ và thặng dư vốn có được từ việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược Mizuho Corporate Bank. Còn ROE của BIDV và các NHTM khác giảm là do lợi nhuận sau thuế sụt giảm từ việc gia tăng các khoản trích lập dự phịng rủi ro, và thu hẹp hoạt động kinh doanh vàng.
2.3.4.4. Hệ số NIM:
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng nguồn thu từ lãi so với tốc độ tăng chi phí. Chỉ tiêu NIM từ năm 2009 - 2011 tăng 1,28% cho thấy ngân hàng ngày càng tối đa hóa được các nguồn thu từ lãi. NIM tăng do thu nhập lãi thuần và tổng tài sản Có sinh lời đều tăng, nhưng mức tăng của thu nhập lãi thuần lớn hơn mức tăng của tài sản Có sinh lời.
Bảng 2.8: Hệ số NIM của Vietinbank qua các năm
Đvt: %
2009 2010 2011 2012
Hệ số NIM 3,83 4,18 5,11 4,06
Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank
Thu nhập lãi thuần năm 2011 từ 20.049 tỷ đồng xuống còn 18.420 tỷ đồng năm 2012. Lý do là thu nhập lãi giảm đi 10,09%, cịn chi phí lãi trong năm cũng giảm 10,81% so với năm 2011. Mặt khác thu nhập lãi thuần từ hoạt động dịch vụ và mua bán chứng khoán tăng lên, cho thấy các hoạt động này của Vietinbank được cải thiện, và tăng tỷ trọng đóng góp trong lợi nhuận của ngân hàng.
Nguyên nhân góp phần làm giảm chi phí lãi trong năm 2012 là việc lãi suất huy động liên tục được điều chỉnh giảm từ cuối năm 2011 đến cuối năm 2012. Cụ thể, trần lãi suất huy động từ 14%/năm vào cuối năm 2011 được NHNN điều chỉnh giảm liên tiếp 5 lần trong năm 2012, xuống chỉ còn 8%/năm vào ngày 24/12/2012. Điều này kéo theo lãi suất cho vay giảm dần, cho thấy ngân hàng nhận thức được việc phải chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp sản xuất để duy trì hoạt động của chính bản thân mình và có xu hướng thu hẹp NIM.
Bảng 2.9: Hệ số NIM của các NHTM năm 2012
Đvt: %
Vietinbank Vietcombank ACB Sacombank Eximbank
Hệ số NIM 4,06 2,70 4,40 5,00 3,30
Nguồn: Vietcombank Securities tổng hợp
Tỷ lệ NIM của Vietinbank năm 2012 có phần thấp hơn các NHTM tư nhân khác có lợi nhuận sau thuế giảm mạnh như ACB và Sacombank. Nguyên nhân là do chính sách thận trọng và kiểm soát chặt chẽ trong hoạt động tín dụng. Hơn nữa, Vietinbank còn là 1 NHTM Nhà nước nên đã dành nguồn vốn lớn có lãi suất ưu đãi để triển khai các gói tín dụng mục tiêu như cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu,… dẫn đến thu nhập từ hoạt động cho vay chưa thực sự cao.
Ngoài ra, bối cảnh nền kinh tế khó khăn khiến cho việc huy động vốn trở nên khó khăn, các ngân hàng phải chạy đua để giành giật các nguồn vốn với chi phí thấp cũng là nguyên nhân làm giảm tốc độ tăng thu nhập lãi thuần của ngân hàng.
2.3.5. Khả năng thanh khoản:
Khả năng thanh khoản là một chỉ tiêu quan trọng của NHTM. Nếu ngân hàng không đảm bảo được khả năng thanh khoản sẽ dẫn đến mất tín nhiệm với khách hàng và có thể đưa ngân hàng đến chỗ phá sản.
Bảng 2.10: Khả năng chi trả của các NHTM
Đvt: % 2011 2012 Vietinbank 15,94 15,76 Vietcombank 29,29 37,59 BIDV 18,32 22,66 ACB 18,47 - Eximbank 18,55 18,18
Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng
Chỉ số khả năng chi trả được đưa ra trong Thông tư 13/2010/TT-NHNN, trong đó qui định giá trị tối thiểu tại các NHTM phải bằng 15%. Theo bảng 2.10, đa số các ngân hàng đều đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả trong năm 2011 và 2012 cao
hơn 15% đúng như quy định. Khơng tính đến ACB thì Vietinbank là ngân hàng có khả năng chi trả thấp nhất với giá trị lần lượt là 15,94% và 15,76% trong năm 2011 và 2012. Những con số này chỉ cao hơn rất ít so với giá trị quy định tối thiểu về an toàn thanh khoản, và đã cho thấy chiến lược quản trị thanh khoản của Vietinbank chưa thực sự hiệu quả.
Trong các khoản mục của tổng tài sản Có thanh tốn ngay của Vietinbank, tiền mặt và vàng gửi tại các TCTD khác chiếm tỷ trọng cao nhất. Điều này đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả giữa các TCTD với nhau, giúp cho việc thanh tốn diễn ra nhanh chóng, thuận tiện. Nhưng trong năm 2012, con số này giảm đi đáng kể, chỉ bằng 30% so với năm 2011. Các chứng khốn do Chính phủ phát hành cũng đều được bán ra hết, thay vào đó Vietinbank tập trung vào chứng khoán nợ và chứng khoán vốn do các TCTD khác và tổ chức kinh tế trong nước phát hành. Nguyên nhân có phần là do khơng thể đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, nên ngân hàng tập trung đầu tư vào giấy tờ có giá nhằm bù đắp một phần thu nhập lãi thuần sụt giảm. Tuy nhiên, lãi trái phiếu khơng thể bù đắp hồn tồn và Vietinbank đã chuyển sang các chứng khốn của TCTD khác, với ít tính lỏng nhưng có được thu nhập cao hơn.
Vietcombank là ngân hàng có tỷ lệ khả năng chi trả cao nhất với 29,29% năm 2011 và 37,59% năm 2012. ACB cũng đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả đúng quy định trong năm 2011 với 18,47%. Nhưng trong năm 2012, do biến cố vào tháng 08 và việc thu hẹp hoạt động kinh doanh vàng đã làm cho tỷ lệ này của ngân hàng không được đảm bảo.
Bảng 2.11: Khả năng thanh toán chung của Vietinbank qua các năm
Đvt: %
2009 2010 2011 2012
Khả năng thanh toán chung 58,70 33,30 26,00 24,00
Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank
Xét về khả năng thanh tốn chung, thì hệ số này của Vietinbank giảm liên tục qua các năm. Từ 58,70% năm 2009, xuống 24% năm 2012. Khác với hệ số khả năng chi trả, hệ số khả năng thanh toán chung càng thấp thể hiện việc cân đối cung cầu thanh khoản của ngân hàng trong dài hạn càng tốt. Nợ trung, dài hạn trong năm
2012 tăng nhẹ so với năm 2011, trong khi nguồn vốn cho vay trung, dài hạn tăng mạnh hơn, làm cho chỉ số này tiếp tục giảm đi. Qua đó, cho thấy khả năng thanh toán đối với các khoản nợ trung và dài hạn của ngân hàng được đảm bảo.
Trong nỗ lực khắc phục tình trạng khó khăn về thanh khoản, Vietinbank đã lên kế hoạch thành lập Ủy ban quản trị tài sản Nợ - tài sản Có (ALCO) trong năm tiếp theo, thực hiện chức năng quản lý tài sản Nợ - Có và kiểm soát rủi ro thanh khoản. Phòng Kế hoạch và Hỗ trợ ALCO có trách nhiệm chính là lập kế hoạch sử dụng và cân đối vốn, duy trì khả năng thanh khoản. Sau đó, báo cáo trực tiếp hàng tháng lên Ban điều hành, Ủy ban ALCO và HĐQT để cập nhật tình hình thanh khoản hiện tại và dự báo tình trạng thanh khoản cho tháng tiếp theo. Trong trường hợp khẩn cấp, Vietinbank có thể xin trợ giúp từ NHNN và các TCTD khác.
Ngoài ra, việc áp dụng mơ hình FTP cũng cho phép cải thiện dần khả năng thanh khoản của ngân hàng. Đây là mơ hình cung cấp cơng cụ mạnh để linh hoạt trong công tác quản lý rủi ro lãi suất, thanh khoản mạnh và linh hoạt. Hệ thống FTP giúp tạo động lực cho chi nhánh mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả đảm bảo phát triển theo đúng định hướng Vietinbank đề ra.
2.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam:
2.4.1. Tăng thu ngân sách:
Vietinbank đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) dựa trên tổng lợi nhuận chịu thuế trong các năm
Lợi nhuận của Vietinbank có xu hướng tăng qua các năm, kéo theo chi phí thuế TNDN tăng, từ 790 tỷ đồng năm 2009 tăng gần gấp 3 lần, lên 2.133 tỷ đồng