Hệ số ROE của các NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 53 - 54)

Đvt: % 2009 2010 2011 2012 Vietinbank 23,07 22,21 26,83 19,87 Vietcombank 25,58 22,55 17,08 12,61 BIDV 18,11 17,96 13,16 12,90 ACB 24,63 21,74 27,49 6,38 Sacombank 15,84 13,63 13,72 7,32 Eximbank 8,65 13,51 20,39 13,10

Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng

Năm 2012, vốn tự có tồn hệ thống ngân hàng tăng 8,97% (vốn điều lệ tăng 11,24%); lợi nhuận giảm 50%; hệ số ROE toàn ngành 10,34%, giảm hơn 4% so với 2011. Từ bảng 2.7 cho thấy, hệ số ROE Vietinbank trong năm 2012 có giảm so với năm 2011 nhưng vẫn cao hơn các ngân hàng khác, đặc biệt gấp 1,5 lần so với 2 NHTM Nhà nước khác có hệ số ROE tương đối cao là Vietcombank và BIDV.

Vietcombank giảm mạnh ROE do lợi nhuận sau thuế tăng ít, nhưng vốn chủ sở hữu có sự gia tăng mạnh, từ 28.639 tỷ đồng năm 2011 lên đến 41.553 tỷ đồng

năm 2012. Điều này có được chủ yếu do tăng vốn điều lệ và thặng dư vốn có được từ việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược Mizuho Corporate Bank. Còn ROE của BIDV và các NHTM khác giảm là do lợi nhuận sau thuế sụt giảm từ việc gia tăng các khoản trích lập dự phịng rủi ro, và thu hẹp hoạt động kinh doanh vàng.

2.3.4.4. Hệ số NIM:

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng nguồn thu từ lãi so với tốc độ tăng chi phí. Chỉ tiêu NIM từ năm 2009 - 2011 tăng 1,28% cho thấy ngân hàng ngày càng tối đa hóa được các nguồn thu từ lãi. NIM tăng do thu nhập lãi thuần và tổng tài sản Có sinh lời đều tăng, nhưng mức tăng của thu nhập lãi thuần lớn hơn mức tăng của tài sản Có sinh lời.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)