5. KẾT CẤU CHƯƠNG
3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
3.2.1 Tăng doanh thu.
Qua phân tích doanh thu, ta thấy doanh thu công ty chủ yếu là từ doanh thu hoạt động kinh doanh, vì vậy giải pháp này chỉ tập trung nâng cao doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Công ty. Muốn tăng doanh thu thì phải tăng sản lượng tiêu thụ và tăng khách hàng giao dịch. Công ty nên nghiên cứu và hiểu rỏ nhu cầu của khách hàng nhằm đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, tăng tỷ trọng các mặt hàng chủ lực của Công ty, giảm những mặt hàng có tỷ trọng và doanh số bán thấp, nhằm giảm bớt được chi phí.
Tăng cường nghiên cứu mở rộng thị trường, đẩy mạnh công tác Marketing để nhiều người biết đến Công ty. Từ đó thu hút được nhiều khách hàng hợp tác với Công ty.
Thực hiện chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán để thu hút khách hàng.
Giữ mối quan hệ hợp tác với các khách hàng truyền thống nhằm có được nguồn thu cố định.
Luôn đảm bảo chất lượng hàng hoá. Hàng hoá phải được cân đo đong đếm chính xác đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
Công ty nên thường xuyên kiểm tra các thiết bị, sữa chữa và đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại đảm bảo hàng hoá đúng chất lượng, đúng số lượng cho khách hàng.
Giữ quan hệ tốt với hệ thống đại lý, tổng đại lý để khai thác tiềm lực hiện tại và mở rộng thêm những đại lý mới bằng các chính sách linh hoạt hơn trong định giá bán, định mức nợ và phương thức thanh toán nhằm tăng tỷ trọng sản lượng tiêu thụ để đạt hiệu quả trong doanh thu.
Thường xuyên tổng hợp ý kiến, kiến nghị của khách hàng về công tác phục vụ của nhân viên bán hàng tại đại lý.
Dự đoán biến động của thị trường nhằm có giải pháp hợp lý và kịp thời đối phó với sự biến động của giá cả.
Thường xuyên nghiên cứu và tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh, trên cơ sở biết được điểm mạnh, điểm yếu của họ cũng như chính Công ty của mình nhằm có giải pháp thích hợp nâng cao sức cạnh tranh.
Phải đảm bảo chất lượng sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng và tạo lòng tin cho khách hàng. Giao hàng đúng thời gian, đúng hạn, cẩn thận và nhiệt tình trong quá trình giao hàng.
Biết tận dụng tối đa đồng vốn của bên ngoài để mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh vì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng đáng kể, khi tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, trên vốn kinh doanh có thể thấp.
Quản lý đồng vốn chặt chẽ, nâng cao trình độ sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, có nghệ thuật sử dụng đồng vốn để tăng doanh thu, lợi nhuận, tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn ở doanh nghiệp.
3.2.2 Tiết kiệm chi phí.
Tăng năng suất kinh doanh và tận dụng công suất kho chứa và sản xuất đóng phuy, đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ một cách tốt nhất để làm giảm chi phí.
Lập dự toán chi phí ngắn hạn trên cơ sở kế hoạch tài chính để nắm bắt kịp thời tình hình biến động của chi phí.
Thường xuyên phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chi phí, những mặt mạnh, mặt yếu cũng như những nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến việc thực hiện chi phí cho từng khâu, từng bộ phận nhằm làm giảm chi phí ở Công ty.
Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp như chi phí chi phí vận chuyển bốc dỡ, giao nhận vận tải, bảo hiểm, dự trữ bảo quản hàng hóa, chi phí hao hụt hàng hóa, chi phí tiền lương cho người bán hàng và quản lý, chi phí làm các thủ tục trong mua bán, các chi phí cho dịch vụ mua ngoài và bằng tiền khác. Công ty cần tăng cường kiểm soát, quản lý chặt chẽ, thực hiện tiết kiệm có hiệu quả các chi phí khác như chi phí tiếp khách, chi phí điện, nước, điện thoại, chi phí văn phòng phẩm ..., xây dựng định mức sử dụng điện, nước, điện thoại, lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp công tác quản lý chi phí cụ thể hơn. Thực hiện công khai chi phí đến từng bộ phận liên quan để đề ra biện pháp cụ thể tiết kiệm chi phí như đối với chi phí văn phòng phẩm, tuy nhiên không khống chế nó ở mức quá thấp vì nó chỉ hỗ trợ cho văn phòng làm việc, công ty cần lập ra một biên độ dao động thích hợp. Ngoài ra công ty nên xây dựng quy chế thưởng phạt về sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản của doanh nghiệp nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bộ, công nhân viên.
Công ty nên giáo dục ý thức tiết kiệm cho nhân viên. Có chế độ khen thưởng hợp lý cho những cá nhân, tập thể có những biện pháp, hành động làm giảm chi phí. Đồng thời cũng xử phạt đối với các trường hợp lãng phí trong Công ty.
3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn lao động.
Tổ chức đưa cán bộ quản lý đi học thêm các lớp tập huấn, các buổi hội thảo để nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ.
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự, đáp ứng nhu cầu phát triển mục tiêu lên tầm mức mới trong tương lai, đồng thời có đủ nguồn lực nhằm thực hiện các chiến lược phát triển đề ra, tạo được lợi thế cạnh tranh, bền vững, Công ty TNHH Minh Thành cần thực hiện các công việc như sau:
+ Công ty cần tuyển dụng mới những nhân viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm để bổ sung và thay thế cho một số vị trí ở phòng kinh doanh.
+ Cần chuẩn bị trước kế họach tuyển dụng, đào tạo và huấn luyện nhân viên.
- Về đãi ngộ lao động và động viên nhân viên:
+ Có chính sách đãi ngộ lao động để giữ chân người lao động có năng lực trong tình hình các công ty cạnh tranh tìm kiếm nhân tài trong tình hình hiện nay.
+ Điều chỉnh lương hợp lý, cân đối giữa trình độ, kinh nghiệm, năng lực và cần chú trọng cao vào kết quả hình thành công việc, tạo động lực để nhân viên làm việc tốt hơn.
+ Có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho nhân viên giỏi và có nhiệt tình cống hiến để họ trở thành những đầu tàu quan trọng để nâng cao tình thần làm việc nhóm, mang lại hiệu quả cho toàn công ty. Quan tâm hơn đến việc ổn định chính sách và đời sống tinh thần của nhân viên.
- Về môi trường làm việc:
+ Quan tâm giải quyết mối bất hòa trong nội bộ công ty vì đây là nguyên nhân làm cho nhân viên nghỉ việc trong công ty và có thể có sự chia phe phái trong nội bộ tổ chức làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty. Vì vậy, cần xây dựng môi trường làm việc thân thiện và hợp tác để nâng cao hiệu quả làm việc và lòng trung thành của nhân viên đối với công ty.
+ Ban lãnh đạo nên tạo mối quan hệ thân thiết đối với các nhân viên nhằm tạo môi trường lam việc thoải mái.
+ Bên cạnh đó, Công ty cần để nhân viên nói lên ý kiến của mình, tâm sự và nguyện vọng của họ về chế độ làm việc, nghi ngơi, các hình thức về thưởng, phạt, hay những sai xót của Ban lãnh đạo,… bằng hình thức bỏ phiếu kín khoảng 4 tháng thực hiện một lần hoặc bằng hình thức bỏ thư kín. Qua đó, Công ty có thể thu thập được những thông tin hữu ích nhằm cải tiến tình hình hiện tại cũng như có biện pháp phát triển Công ty trong thời gian sắp tới.
3.2.4 Tổ chức hoạt động Marketing.
- Hiện nay Công ty vẫn chưa có phòng Marketing nên công việc của bộ phận marketing đều do bộ phận phòng kinh doanh thực hiện vì vậy công tác marketing
của Công ty vẫn chưa mang tính chuyên nghiệp, thực hiện chưa bài bản và đạt hiệu quả không như mong muốn.
- Khi thành lập bộ phận marketing sẽ hổ trợ cho Ban Giám Đốc về chiến lược và kế hoạch kinh doanh, xử lý các thông tin về sự biến động của thị trường, về nhu cầu các mặt hàng trên thị trường, đồng thời tìm kiếm những thị trường mới, tăng thị phần ở thị trường cũ, bên cạnh đó bộ phận này sẽ thiết lập các chiến lược quảng bá sản phẩm, hình ảnh Công ty, nghiên cứu thị trường, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh, phân phối hàng hoá… như các hoạt động tiếp thị phù hợp cho sản phẩm của Công ty một cách tốt nhất.
- Không những thế Công ty còn phải chú trọng đến công tác đào tạo về nghiệp vụ marketing cho nhân viên và bổ sung thêm lực lượng marketing tại Công ty.
3.2.5 Bảo đảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất.
- Đảm bảo giá cả nhập nguyên liệu ổn định bằng cách ký kết các hợp đồng giao nguyên liệu ngay từ đầu năm để tránh biến động tăng giá trong năm.
- Tăng cường khả năng dự trữ nguyên liệu cho sản xuất.
Ngành sản xuất tấm trần đang dần được phổ biến rộng, nên công ty cũng đang dần chủ động được nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Vì vậy, việc đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất là rất quan trọng, nếu nguồn cung nguyên liệu thiếu hoặc không có, sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất và kinh doanh.
3.2.6 Đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm luôn là tiêu chí quan trọng hàng đầu đối với khách hàng trong việc chọn mua và sử dụng sản phẩm. Khi chất lượng sản phẩm cao, đạt tiêu chuẩn, người tiêu dùng sẽ tín nhiệm, từ đó thương hiệu và uy tín và công ty được nâng cao, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Vì vậy, trong thời gian tới, công ty cần đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm bằng các biện pháp sau:
- Tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng, đầu tư, nâng cấp phòng kiểm tra chất lượng và phòng đảm bảo chất lượng.
- Đầu tư, nâng cấp, bổ sung các trang thiết bị, máy móc sản xuất hiện đại, có độ chính xác cao đảm bảo thành phẩm ít bị lỗi, có mẫu mã đẹp, đạt tiêu chuẩn.
- Nguyên vật liệu đầu vào cần được kiểm tra cẩn thận trước khi đưa vào phục vụ hoạt động sản xuất
- Xây dựng các quy trình, công nghệ sản xuất sản phẩm khoa học, hiện đại để sản phẩm đầu ra đạt các tiêu chuẩn và chất lượng.
- Hạn chế sản xuất các hàng bị lỗi, kiểm định hàng trước khi bán, bảo đảm hàng hóa đến tay người tiêu dùng tốt nhất.
- Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới, thay thế được các hàng nhập khẩu, làm tăng tính cạnh tranh và tạo ra sản phẩm chủ lực của công ty.
- Chủ động, hợp tác, ký kết các hợp đồng thu mua nguyên liệu từ các đối tác cung ứng, đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu luôn ổn định, không có tình trạng khan hiếm và thiếu nguyên vật liệu cho sản xuất.
3.2.7. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: 3.2.7.1. Đối với vốn cố định
Cần tạo ra một cơ cấu tài sản hợp lý giúp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Trước khi muốn đầu tư mua sắm loại tài sản cố định nào thì cần nên xem xét công dụng của loại tài sản đó, xem nó có đáp ứng được nhu cầu sử dụng của công ty hay không nhằm tránh được tình trạng đầu tư lãng phí. Định kỳ phải xem xét, đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định, điều chỉnh kịp thời phù hợp với giá cả thị trường. Đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định giúp cho nhà quản lý nắm bắt được tình hình biến động vốn của công ty để có những giải pháp đúng đắn đối với loại vốn này như lập kế hoạch khấu hao, thanh lý hoặc nhượng bán một số tài sản cố định không cần thiết, tài sản sử dụng không hiệu quả góp phần bổ sung nguồn vốn lưu động.
Thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản cố định theo qui định. Một mặt đảm bảo cho tài sản cố định duy trì năng lực hoạt động bình thường, tránh được tình trạng hư hỏng. Mặt khác, thông qua việc bảo quản, bảo dưỡng, đầu tư mới, công ty có cơ sở để quản lý tốt hơn các khoản trích chi phí xây dựng cơ bản dở dang, tránh tình trạng vốn cố định ở công ty nhiều, nhưng hiệu quả mang lại không cao.
Áp dụng phương pháp và mức trích khấu hao hợp lý, tránh việc trích khấu hao quá nhiều dẫn đến chi phí cao, hoặc trích khấu hao quá ít dẫn đến không thu hồi được vốn khi hết thời hạn trích khấu hao.
Cần thực hiện việc thanh lý hoặc nhượng bán đối với những tài sản cố định đã hư hỏng, không cần thiết sử dụng hoặc đã khấu hao hết để thu hồi lại vốn tái đầu tư vào tài sản cố định khác hiện đại hơn, đạt công suất cao hơn để phục vụ cho việc mở rộng sản xuất. Nếu tài sản cố định vẫn còn sử dụng tốt mà chỉ bị hư hỏng nhẹ thì công ty cần xem xét sửa chữa lại để tiết kiệm được chi phí mua tài sản cố định mới, hạn chế việc lãng phí vốn.
Trước khi áp dụng những biện pháp, kỹ thuật mới, hiện đại cũng như việc đầu tư mới, công ty cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách, nâng cao tay nghề cho công nhân. Nắm rõ tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định sẽ giúp họ quản lý và sử dụng tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
Để giảm bớt lượng vốn ứ động, công ty có thể xem xét thuê những tài sản sử dụng trong thời gian ngắn (thay vì phải vay thêm nợ để mua nhưng lại sử dụng không hết công suất); cho thuê những tài sản hiện tại chưa cần thiết sử dụng, thậm chí bán cả những tài sản sử dụng không hiệu quả.
3.2.7.2. Đối với vốn lưu động.
Định kỳ phải kiểm kê, đánh giá lại toàn bộ vật tư, hàng hóa, vốn bằng tiền, các khoản phải thu để xác định số vốn lưu động hiện có. Trên cơ sở đó đối chiếu với sổ sách để có hướng điều chỉnh hợp lý.
Xác định nhu cầu vốn lưu động để công ty chủ động tìm các nguồn tài trợ. Muốn có nguồn vốn ổn định cho hoạt động kinh doanh (vốn lưu động cũng như vốn cố định), công ty phải thường xuyên thiết lập các mối quan hệ với các đơn vị tài chính, ngân hàng, có chiến lược thu hút vốn từ ngân sách nhà nước cũng như từ nội bộ.
Tiền mặt là một khoản mục rất quan trọng có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của công ty. Nếu dự trữ quá nhiều lượng tiền mặt sẽ làm giảm khả năng sinh lời của đồng vốn, còn ngược lại nếu dự trữ quá ít sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhất thời của công ty. Vì vậy, công ty cần có chính sách dự trữ tiền mặt sao cho hợp lý. Để thực hiện được điều này, công ty cần xem lại lượng tiền mặt đã thu
chi trong thời gian qua kết hợp với kế hoạch thu chi cho các hoạt động trong kỳ tại các đơn vị trực thuộc công ty để định mức tồn quỹ hợp lý cho các đơn vị. Đồng thời, công ty nên lập sổ theo dõi chi tiết luợng thu chi tiền mặt, định kỳ có đối chiếu sổ sách nhằm kiểm soát và quản lý chặt chẽ lượng tiền mặt tại quỹ
Cần kiểm tra chặt chẽ hơn tình hình thanh toán, lên kế hoạch thu hồi công nợ, đôn đốc, nhắc nhở việc thu hồi nợ nhanh tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng quá lâu. Sau khi thu hồi công nợ, phải đưa nhanh vào quá trình sản xuất kinh doanh