Phân tích chi phí

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TẠI CÔNG TY TNHH MINH THÀNH pptx (Trang 43 - 48)

5. KẾT CẤU CHƯƠNG

2.2.3 Phân tích chi phí

Phân tích tình hình tổng chi phí.

Tổng chi phí của công ty bao gồm các khoản chi phí sau: giá vốn hàng bán (Giá vốn HB), chi phí bán hàng (CP bán hàng), chi phí quản lý doanh nghiệp (CP QL DN), chi phí tài chính (CP tài chính) và 1 số chi phí khác (CP khác). Cụ thể tình hình chi phí của công ty TNHH Minh Thành như sau:

Phân tích tình hình tổng doanh thu theo tỷ trọng

Biểu đồ 2.2: cơ cấu tổng chi phí 3 năm 2009, 2010 và 2011

Tổng chi phí của công ty bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng. chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác. Trong các loại chi phí trên thì giá vốn hàng bán có tỷ trọng cao nhất, kế đến là chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, còn chi phí khác chỉ chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng chi phí của công ty.

Bảng 2.3: Tổng chi phí của công ty từ năm 2009 - 2011

ĐVT: 1.000đ CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2010/2009 2011/2010 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Giá vốn HB 13.972.853 17.172.536 22.034.474 3.199.684 22,9 4.861.938 28,31 CP bán hàng 952.030 820.367 798.472 -131.663 -13,83 -21.895 -2,67 CP QL DN 761.624 824.163 986.627 62.539 8,21 162.464 19,71 CP tài chính 554.436 764.385 895.372 209.949 37,87 130.987 17,14 CP khác 100.358 90.218 130.424 -10.140 -10,1 40.206 44,57 Tổng cộng 16.341.301 19.671.669 24.845.369 3.330.368 20,38 5.173.700 26,3 ( Nguồn: Phòng kế toán )

Năm 2010, tổng chi phí của công ty tăng cao đạt 3.330.368 ngàn đồng tăng 20,38% so với năm 2009 nhưng vẫn còn thấp so với mức tăng năm 2011 là 26,30%. Tổng chi phí của công ty tăng cao qua hàng năm là do hoạt đông sản xuất, kinh doanh của công ty phát triển mạnh mẽ, các nhà máy cần khối lượng nguyên vật liệu sản xuất lớn, số lượng nhân công sản xuất tăng nên chi phí sản xuất đầu vào tăng cao so với trước. Bên cạnh đó, cùng với tình hình lạm phát tăng hơn 10% khiến cho việc đầu tư trang thiết bi, máy móc sử dụng tại các bộ phận tăng, làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp tăng qua hàng năm. Cùng với việc công ty tiến hành vay vốn rất lớn phục vụ cho đầu tư, xây dựng nhà xưởng, giá cả nguyên vật liệu biến động

liên tục nên chi phí tài chính của công ty cũng tăng mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh sự gia tăng mạnh mẽ của các chi phí trên thì chi phí bán hàng lại giảm qua các năm do công ty áp dụng các chính sách tiết kiệm chi phí để gia tăng hiệu quả kinh doanh đây là dấu hiệu tích cực, gia tăng lợi nhuận của công ty góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Như vậy, qua 3 năm 2009, 2010 và 2011, tổng chi phí của công ty đều tăng cao. Tổng chi phí tăng chủ yếu do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng và phát triển, bên cạnh đó do một số yếu tố bên ngoài tác động như lạm phát trong nước và tình hình biến động giá nguyên vật liệu thế giới.

Để hiểu rõ hơn các nguyên nhân làm tăng tổng chi phí ta tiến hành phân tích từng khoản mục chi phí:

Giá vốn hàng bán.

Nhìn vào bảng 2.3, ta thấy giá vốn hàng bán của công ty tăng qua các năm. Giá vốn hàng bán là yếu tố có tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của công ty và có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự biến động của tổng chi phí. Tỷ trọng giá vốn hàng bán liên tục tăng qua 3 năm. Năm 2009 giá vốn hàng bán của công ty là 13.972.853 ngàn đồng đến năm 2010 giá vốn hàng bán là 17.172.536 ngàn đồng, tăng 3.199.684 ngàn đồng tức tăng 22,9% so với 2009. Năm 2011 giá vốn hàng bán của công ty tăng 22.034.474 ngàn đồng, tức tăng 4.861.938 ngàn đồng, tương đương tăng 28,31% so với 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty làm ăn phát triển nên cần phải nhập thêm nhiều nguyên vật liệu để đáp ứng tốt nhu cầu kinh doanh, tình hình lạm phát cũng ảnh hưởng lớn đến giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, tiếp nối tình hình lạm phát là giá cả xăng dầu tăng cao dẫn đến chi phí vận chuyển tăng kéo theo giá của nguyên vật liệu cũng tăng theo.

Như vậy, do chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu chi phí, giá vốn hàng bán đã thể hiện sự chi phối của mình đến những biến đổi chi phí hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy, phân tích cụ thể hơn chỉ tiêu này sẽ góp phần đánh giá chính xác hơn sự biến động của chi phí từ hoạt động bán hàng.

Chi phí quản lý bán hàng.

Qua bảng 2.3 trên, ta thấy chi phí bán hàng của công ty giảm qua từng năm, đây là dấu hiệu tích cực góp phần làm tăng nguồn lợi nhuận cho công ty. Năm

2010, chi phí bán hàng đạt 820.367 ngàn đồng giảm 13,83% so với năm 2009. Đây là mức giảm mạnh nhất trong 3 năm, năm 2010 tiếp tục giảm chỉ còn 30.925 triệu đồng giảm ở mức 2,67%.

Chi phí bán hàng của công ty giảm qua các năm là do các nguyên nhân chính sau: công ty thực hiện chính sách tiết kiệm, hạn chế mua đồ dùng, dụng cụ không cần thiết. Tốc độ giảm năm 2011 thấp hơn nhiều so với năm 2010 chủ yếu do tình hình giá cả không ổn định có nhiều biến động, lạm phát tăng cao hơn 10% khiến cho giá cả các dụng cụ, vật liệu bán hàng tăng. Bên cạnh đó chi phí vật liệu và các chi phí khác cũng giảm mạnh qua từng năm. Tuy nhiên, trong khi các chi phí trên giảm mạnh qua từng năm thì chi phí nhân viên bán hàng của công ty lại tăng cao. Chi phí nhân viên bán hàng tăng do công ty tuyển thêm nhân viên bán hàng mới để tăng cường đội ngũ bán hàng của công ty phục vụ cho việc đẩy mạnh hoạt động bán hàng, cùng với đó là thực hiện bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội . . . Mặc dù vậy, nhưng với tốc độ giảm mạnh qua các năm của các chi phí trên nên không ảnh hưởng nhiều đến việc chi phí bán hàng giảm. Chi phí bán hàng giảm góp phần gia tăng lợi nhuận cho công ty, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Như vậy, tuy chi phí nhân viên bán hàng tăng qua các năm, song nhờ những chính sách tiết kiệm chi phí nên các chi phí còn lại đã giảm nhiều so với trước làm giảm chi phí bán hàng đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong thời gian tới, công ty cần đẩy mạnh nhiều biện pháp tiết kiệm hơn nữa, sử dụng chi phí bán hàng hợp lý, góp phần nâng cao lợi nhuận của công ty.

Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng tương đối thấp dưới 5%. Khác với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp có chiều hướng tăng qua các năm. Cụ thể là: Năm 2009 chi phí quản lý là 761.624 ngàn đồng, sang năm 2010 chi phí này là 824.163 ngàn đồng, tăng lên 62.539 ngàn đồng tương ứng tăng 8,21%. Sau đó, năm 2011, chi phí thực hiện tiếp tục tăng cao là 162.464 ngàn đồng, tương ứng tăng 19,71%, cao hơn so với năm 2010 là 11,5%. Tỷ trọng của chi phí quản lý doanh nghiệp ngày càng tăng qua các năm trong cơ cấu chi phí hoạt động kinh doanh. Chi phí quản lý doanh nghiệp trong bảng 2.3 tăng là do chi phí cho công tác

đào tạo nhân viên tăng để nâng cao trình độ và năng lực của nhân viên để giúp công ty phát triển theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế hiện nay.

Nhìn chung, tình hình thực hiện chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty đều tăng qua các năm và tốc độ tăng của năm sau cao hơn năm trước, làm tăng tốc độ tăng chi phí hoạt động kinh doanh của công ty. Ngoài ra, khoản mục chi phí này tăng lên là điều tất yếu khi công ty luôn mở rộng sản xuất, tăng cường công tác kiểm tra chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào, củng cố lại hệ thống quản lý, tăng lương cho nhân viên,… Mặt khác, công ty cũng đã thực hiện chính sách tiết kiệm, quản lý khoa học hơn nên đã góp phần giảm được tốc độ tăng lên của nó.

Phân tích chi phí hoạt động tài chính.

Chi phí hoạt động tài chính cũng góp một phần trong tổng chi phí của Công ty. Công ty ngày càng phát triển mạnh nên đòi hỏi nguồn vốn phải đầu tư vào Công ty ngày càng nhiều, từ đó nhiều chi phí bắt đầu phát sinh nên bắt buộc Công ty phải vay ngân hàng một phần vốn nào đó để đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh của Công ty.

Năm 2009 chi phí hoạt động tài chính của công ty là 554.436 ngàn đồng đến năm 2010 chi phí hoạt động tài chính là 764.385 ngàn đồng, tăng 209.949 ngàn đồng tức tăng 37,87% so với 2009. Năm 2011 chi phí hoạt động tài chính của công ty tăng 895.372 ngàn đồng, nhưng so với năm 2010 thì giảm 20,73%.

Chi phí khác.

Chi phí khác chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng chi phí nhưng nó cũng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Sự tăng, giảm của nó cũng làm cho lợi nhuận biến động theo. Nhìn chung chi phí khác có tăng có tăng qua các năm nhưng khoảng chi phí này chiếm phần rất nhỏ trong tổng chi phí nên sự biến động của nó đến lợi nhuận không lớn lắm.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TẠI CÔNG TY TNHH MINH THÀNH pptx (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w